Tiểu Luận Phép biện chứng mâu thuẫn và vận dụng phân tích mâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thị trường đị

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜIMỞĐẦU-- 2
    NỘI DUNG- 3
    I.---- MÂU THUẪN LÀ NGUỒN GỐC, ĐỘNG LỰC CỦA MỌI QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN. 3
    1.--- Nội dung của quy luật: 3
    2.--- Mâu thuẫn là một hiện tượng khách quan và phổ biến. 3
    3.--- Sự đấu tranh của các mặt đối lập trong một thể thống nhất 3
    4.--- Sự chuyển hóa của các mặt đối lập- 4
    5.--- Vai trò của quy luật mâu thuẫn trong họat động thực tiễn của con người. 4
    II. TÍNH TẤT YẾU PHẢI XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG THEO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM. 5
    III. NHỮNG MÂU THUẪN TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN KTTT ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM. 6
    1.--- Kinh tế thị trường: 6
    2.--- Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: 6
    3. Những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. 7
    3.1. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất (LLSX) và quan hệ sản xuất (QHSX) là mâu thuẫn cơ bản trong quá trình xây dựng nền KTTT định hướng XHCN. 7
    3.2.---- Cơ chế thị trường và những mâu thuẫn xung quanh nó. 8
    3.3.---- Mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, lợi ích xã hội. 9
    3.4.---- Mâu thuẫn giữa KTTT và mục tiêu xây dựng con người XHCN. 9
    3.5.---- Thực trạng và những mâu thuẫn nảy sinh giữa các thành phần kinh tế ở nước ta. 10
    3.5.1.----- Thực trạng các thành phần kinh tế của nước ta hiện nay. 10
    3.5.2.----- Mâu thuẫn giữa các thành phần kinh tế. 11
    4. Tính tự phát và tính tự giác là hai mặt đối lập trong quá trình phát triển nền KTTT định hướng XHCN. 11
    5.--- Mâu thuẫn giữa lợi ích của người lao động và lợi ích của người thuê mướn lao động. 12
    KẾT LUẬN- 13
    TÀI LIỆU THAM KHẢO- 14
    LỜI MỞ ĐẦU
    Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, làm thay đổi bộ mặt đất nước và cuộc sống nhân dân, củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước ta trên trường quốc tế. Nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của sự nghiệp đổi mới đó là chiến lược phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, được khởi xướng từ sau đại hội đảng lần thứ VI.
    So với thế giới, nước ta vẫn còn là một nước đang phát triển, nền kinh tế còn gặp rất nhiều khó khăn, những tàn dư của chế độ tập trung quan liêu bao cấp vẫn còn tồn tại khá nhiều. Khi chuyển sang cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà Nước thì ngoài những khó khăn về kinh tế còn tồn tại nhiều mâu thuẫn cần phải giải quyết như: sự phân hóa giàu nghèo có xu hướng gia tăng, nạn thất nghiệp vẫn còn chưa được giải quyết, vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái, Đây là nhưng vấn đề vừa cấp bách vừa thường xuyên, lâu dài và cũng là vấn đề quan trọng nhất trong đời sống kinh tế xã hội ở nước ta. Chính vì thế mà việc nghiên cứu tìm ra hướng đi đúng đắn cho nền kinh tế, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đất nước, phù hợp với khu vực, thế giới và thời đại là hết sức cần thiết.
    Nghiên cứu đề tài: “Phép biện chứng mâu thuẫn và vận dụng phân tích mâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” dưới góc độ triết học, trong tổng thể các mối quan hệ biện chứng, sẽ giúp chúng ta hiểu một cách sâu sắc hơn, bản chất hơn những vấn đề xung quanh việc phát triển kinh tế.









    NỘI DUNG
    I. MÂU THUẪN LÀ NGUỒN GỐC, ĐỘNG LỰC CỦA MỌI QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN.
    1. Nội dung của quy luật:
    Quy luật mâu thuẫn còn được gọi là quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, là một trong ba quy luật của phép biện chứng. Nghiên cứu quy luật này để thấy rõ được nguồn gốc,động lực của sự vận động và phát triển.
    Trong thế giới có vô vàn sự vật hiện tượng,mỗi sự vật,hiện tượng tồn tại được đều là một thể thống nhất được tạo thành bởi các mặt,các thuộc tính,các khuynh hướng đối lập nhau và phát triển ngược chiều nhau,tạo thành mâu thuẫn tồn tại trong lòng sự vật hiện tượng đó. Ví dụ: Trong 1 nguyên tử có điện tích âm và điện tích dương, trong 1 cơ thể sống có đồng hóa và dị hóa, trong kinh tế thị trường có cung và cầu
    Mâu thuẫn tồn tại từ khi sự vật xuất hiện cho đến khi sự vật kết thúc. Trong cùng một sự vật, hiện tượng không chỉ có một mâu thuẫn mà có thể có rất nhiều mâu thuẫn, khi mâu thuẫn này được giải quyết thì mâu thuẫn khác lại hình thành và cứ như vậy thế giới vật chất luôn vận động, biến đổi không ngừng.
    2. Mâu thuẫn là một hiện tượng khách quan và phổ biến.
    Trong quan điểm của triết học Mác thì rõ ràng vật chất tự thân vận động, nó hoàn toàn không phụ thuộc và một lực lượng siêu nhiên nào, kể cả con người. Chính vì vậy mà khi thừa nhận mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động thì nó đã bao hàm mâu thuẫn là một hiện tượng khách quan. Nó không những lệ thuộc vào ý thức của con người mà còn chi phối,quy định cả hoạt động thực tiễn của con người.
    Mâu thuẫn là một hiện tượng tồn tại trong tất cả các lĩnh vực: tự nhiên, xã hội, tư duy con người Trong xã hội loài người, có những mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, giữa các giai cấp đối kháng giữa chủ nô và nô lệ, nông dân và địa chủ, tư sản và vô sản
    3. Sự đấu tranh của các mặt đối lập trong một thể thống nhất
    Đối lập là sự khái quát những mặt, những thuộc tính, khuynh hướng phát triển ngựơc chiều nhau, cùng tồn tại bên trong sự vật, hiện tượng và tạo nên sự vật hiện tượng đó. Không phải bất kì hai mặt đối lập nào cũng hình thành nên mẫu thuẫn. Bởi chính bên trong sự vật đã có rất nhiều mặt đối lập, chỉ có những mặt đối lập nào thống nhất với nhau như một chỉnh thể mới tạo thành mâu thuẫn. Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau, là điều kiện tồn tại của nhau. Nếu thiếu một trong hai mặt đối lập chính tạo thành sự vật thì không tồn tại sự vật đó. Bởi vậy,sự thống nhất của các mặt đối lập là điều kiện không thể thiếu trong bất kì sự vật hiện tượng nào.
    Đấu tranh giữa các mặt đối lập là điều tất yếu trong cùng một sự vật, đó là một động lực phát triển của bản thân sự vật hiện tượng ấy. Bởi vì các mặt đối lập cùng tồn tại trong một sự vật thống nhất nhưng không nằm yên bên nhau mà tác động qua lại, bài trừ, phủ định lẫn nhau tạo thành động lực phát triển của bản thân sự vật.
    Khi bàn luận về mối quan hệ thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập,Lênin khẳng định rõ: “Mặc dù thống nhất chỉ là điều kiện tồn tại của sự vật, hiện tượng và thông qua nó chúng ta nhận biết được sự vật hiện tượng tồn tại trong thế giới khách quan. Song bản thân sự thống nhất chỉ tương đối tạm thời. Đấu tranh giữa các mặt đối lập mới là tuyệt đối. Nó diễn ra trong suốt quá trình tồn tại của mình”.Như vậy thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập luôn diễn ra liên tục, và đó chính là cơ sở để giải thích vì sao vật chất tự thân vận động.
    4. Sự chuyển hóa của các mặt đối lập
    Không phải bất kì sự đấu tranh nào của các mặt đều dẫn đến sự chuyển hóa giữa chúng. Chỉ có sự đấu tranh của các mặt đối lập phát triển đến một mức độ nhất định, hội tụ tất cả các điều kiện cần thiết thì mới dẫn đến sự chuyển hóa, bài trừ phủ định lẫn nhau. Khi có sự chuyển hóa của các mặt đối lập, lúc đó mâu thuẫn được giải quyết,sự vật cũ mất đi,sự vật mới ra đời.
    Nói tóm lại, trong thế giới có vô vàn sự vật, hiện tượng. Sự vật, hiện tượng nào cũng chứa đựng mâu thuẫn được thể hiện ở những mặt, những thuộc tính, khuynh hướng phát triển trái ngược nhau. Khi mâu thuẫn đựơc giải quyết thì sự vật mới ra đời kéo theo mâu thuẫn mới tồn tại trong sự vật đó Cứ như vậy thế giới vật chất của chúng ta luôn vận động biến đổi, đúng như với câu nói của Hêra crít: “Không ai có thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông”.
    5. Vai trò của quy luật mâu thuẫn trong họat động thực tiễn của con người.
    Mâu thuẫn là hiện tượng phổ biến, nó tồn tại trong mọi mặt của đời sống xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau: mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài, mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản, mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu, mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng.
    Trong mỗi sự vật, hiện tượng không chỉ có một mâu thuẫn mà cùng một lúc có thể có rất nhiều mâu thuẫn.Việc giải quyết mâu thuẫn là tất yếu, nhưng không thể cùng một lúc chúng ta giải quyết được tất cả các mâu thuẫn. Chính vì thế mà phải xác định xem mâu thuẫn nào cần phải giải quyết trước.
    Ví dụ: Một trong những nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu là: Tiến hành cải tổ không theo một trình tự rõ ràng, đã có sự phê phán đối với “sự trì trệ” nhưng không xác định được mâu thuẫn nào cần giải quyết trước, và chúng được thực hiện theo sự nhất quán nào, vào thời gian nào, trong điểu kiện nào.Từ đó dẫn đến hiện tượng hỗn độn, mất ổn định của nhà nước và xã hội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...