Tiểu Luận Phép biện chứng duy vật với quản lý nhân sự

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    Phép biện chứng duy vật được xây dựng trên cơ sở một hệ thống những nguyên lý, những phạm trù cơ bản, những quy luật phổ biến phản ánh đúng đắn hiện thực. Lý luận biện chứng duy vật là thành tựu vĩ đại của tư tưởng nhân loại. Chính việc vận dụng nó vào các lĩnh vực nhận thức xã hội là công lao quan trọng nhất của C.Mác và Ph.Ăngghen - V.I Lênin xác định, phép biện chứng duy vật là học thuyết về phát triển dưới hình thức đầy đủ, sâu sắc và toàn diện nhất, về tính tương đối của tri thức của con người. Theo ông, phép biện chứng duy vật là linh hồn sống của chủ nghĩa Mác, là khâu trung tâm hợp nhất mọi tư tưởng của chủ nghĩa Mác. Chính vì vậy mà vấn đề quán triệt phép biện chứng duy vật và vận dụng nó với tư cách phương pháp luận - lý luận để giải quyết các vấn đề thực tiễn gắn với sự phát triển của đối tượng tồn tại khách quan thông qua hoạt động có ý thức của con người luôn là một vấn đề vô cùng quan trọng.
    Con người là một yếu tố hết sức quan trọng và cũng rất đặc biệt trong cơ quan, đơn vị, con người luôn biến đổi và quyết định hiệu quả công việc trong từng giai đoạn. Do vậy, người quản lý không thể dùng phương pháp siêu hình để quản lý. Bởi vì phương pháp siêu hình có hạn chế của nó, như Ph.Ăngghen đã nói: “chỉ nhìn thấy những sự vật riêng mà không nhìn thấy mối quan hệ qua lại giữa những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy sự tồn tại của những sự vật ấy mà không nhìn thấy sự phát sinh và sự tiêu vong của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những sự vật ấy mà quên mất sự vận động của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng”. Ngược lại, phương pháp biện chứng giúp cho người quản lý đánh giá con người một cách toàn diện, gắn con người với quan hệ chung quanh, xem xét nó trong xu hướng vận động và phát triển.
    Mục lục
    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN . 4
    1.1 Khái niệm . 4
    1.2 Nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật 4
    1.2.1. Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật . 4
    1.2.1.1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến . 4
    1.2.1.2. Nguyên lý về sự phát triển . 5
    1.2.2. Những cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật 6
    1.2.2.1. Cái riêng, cái chung và cái đơn nhất 6
    1.2.2.2. Nguyên nhân và kết quả . 7
    1.2.2.3. Tất nhiên và ngẫu nhiên . 7
    1.2.2.4. Nội dung và hình thức . 7
    1.2.2.5. Bản chất và hiện tượng 8
    1.2.2.6. Khả năng và hiện thực . 8
    1.2.3. Một số quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật . 8
    1.2.3.1.Quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng
    dẫn đến những sự thay đổi về chất và ngược lại 9
    1.2.3.2. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập . 9
    1.2.3.3. Quy luật phủ định của phủ định 9
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TẠI SỞ LAO
    ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH LÂM ĐỒNG 11
    2.1. Thực trạng . 11
    2.1.1. Giới thiệu về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn 11
    2.1.1.1. Chức năng 11
    2.1.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn . 11
    2.2. Cơ cấu tổ chức và biên chế 17
    2.2.1. Cơ cấu tổ chức 17
    2.2.1.1. Lãnh đạo Sở . 17
    2.2.1.2. Các tổ chức hành chính thuộc Sở Lao
    động - Thương binh và Xã hội 18
    2.2.1.3. Các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Lao
    động - Thương binh và Xã hội 18
    2.2.1.4. Các đơn vị thuộc tổ chức Sở Lao động – Thương
    binh và Xã hội, không giao biên chế 19
    2.2.2. Biên chế 19
    2.2.3. Quy tắc ứng xử của cán bộ công chức, viên
    chức ngành Lao động Thương binh xã hội . 19
    2.2.3.1. Ứng xử trong thi hành nhiệm vụ, công vụ 20
    2.2.3.2. Ứng xử trong quan hệ công tác 21
    2.2.3.3. Ứng xử trong quan hệ xã hội 23
    2.3. Một số kết quả cụ thể 25
    2.4. Nguyên nhân của những hạn chế yếu kém 29
    2.5. Một số giải pháp . 29
    KẾT LUẬN 35
    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Giáo trình triết học - Bộ giáo dục và đào tạo - Nhà xuất bản lý luận chính trị.
    2. Giáo trình triết học Mác-Lênin - Bộ giáo dục và đào tạo - Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
    3. Phép biện chứng duy vật với quản lý doanh nghiệp - PSG.TS Lê Thanh Sinh - Nhà xuất bản tổng hợp TPHCM.
    4. Bài giảng Quản trị học của TS.Nguyễn Thanh Hội.
    5. Triết học với đời sống - Tập 1 - TS. Nguyễn Ngọc Thu.
    6. Bài giảng Triết Học của TS. Nguyễn Ngọc Thu.
    7. Website:http:dangcongsan.vn.
    8. Một số vấn đề về Triết học - con người - xã hội - GS.TS Nguyễn Trong Chuẩn - Nhà xuất bản khoa học - xã hội.
    9. Quyết định số 697/QĐ-LĐTBXH ngày 01/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về Quy tắc ứng xử của cán bộ công chức, viên chức ngành Lao động Thương binh xã hội.
    10. Báo cáo tổng hợp tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Lâm Đồng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...