Tiểu Luận Phép biện chứng duy vật - một số nguyên tắc phương pháp luận và liên hệ với học tập và công tác của

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TIỂU LUẬN TRIẾT CAO HỌC ĐH GTVT
    ĐỀ TÀI
    Phép biện chứng duy vật - một số nguyên tắc phương pháp luận và liên hệ với học tập và công tác của bản thân
    MỞ ĐẦU
    Chúng ta đều biết rằng, chủ nghĩa Mác là một hệ thống hoàn chỉnh, toàn vẹn và chặt chẽ bao gồm ba bộ phận cấu thành: triết học mác-xít mà nội dung của nó là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kinh tế chính trị học mà nền tảng là học thuyết giá trị thặng dư, và chủ nghĩa xã hội khoa học.
    Qua lịch sử hình thành chủ nghĩa Mác-xít chúng ta đều nhận thấy những dấu ấn không thể nào phai của ¡ngghen trong cả ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Marxism.Về triết học, trong những tác phẩm viết chung với Mác cũng như trong những tác phẩm của riêng mình, những luận điểm quan trọng nhất của triết học mác-xít đã được ¡ngghen trình bày một cách có hệ thống, đầy sức thuyết phục và chỉ ra ý nghĩa lớn lao của triết học đối với hoạt động thực tiễn của con người.
    ¡ngghen đã cùng với Mác xây dựng phép biện chứng duy vật, kế thừa những ưu điểm và khắc phục những hạn chế, khuyết điểm của các phép biện chứng trước đó. Trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật, vận dụng vào nghiên cứu quá trình vận động và phát triển của xã hội loài người, ¡ngghen cùng với Mác đã xây dựng nên chủ nghĩa duy vật lịch sử, trình bày có hệ thống những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử.
    Ðặc biệt, ¡ngghen đã phân tích một cách sâu sắc mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố cấu thành kiến trúc thượng tầng và tác động ngược lại của chúng đối với cơ sở hạ tầng kinh tế; đấu tranh chống lại quan điểm nhấn mạnh một chiều vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng kinh tế đối với kiến trúc thượng tầng.
    ¡ngghen khẳng định rằng, muốn vận dụng phép biện chứng duy vật một cách triệt để, nhất quán, chúng ta cần phải xem xét các sự vật trong sự vận động, sự biến đổi, sự sống, trong mối liên hệ, tác động lẫn nhau của chúng, trong mâu thuẫn của chúng. Ðiều đó có nghĩa là, "chúng ta phải xuất phát từ những sự kiện đã có" chứ "không thể cấu tạo ra các mối liên hệ để ghép chúng vào sự kiện, mà phải từ các sự kiện đó phát hiện ra mối liên hệ ấy và một khi đã phát hiện ra các mối liên hệ ấy rồi thì phải hết sức chứng minh những mối liên hệ ấy bằng thực nghiệm".
    Sự ra đời của triết học Mác - Lênin là một cuộc cách mạng trong lịch sử triết học của nhân loại. Nhờ đó, giai cấp vô sản và chính đảng của nó có một thế giới quan thực sự khoa học.
    Mác đã làm cho chủ nghĩa duy vật trở nên hoàn bị và mở rộng học thuyết ấy từ chỗ nhận thức thế giới tự nhiên đến chỗ nhận thức xã hội loài người: “Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học”. Đó là một cuộc cách mạng thật sự trong học thuyết về xã hội, một trong những yếu tố chủ yếu của bước ngoặt cách mạng mà Mác và Ăngghen đã thực hiện trong triết học.
    Sự khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội làm cho yêu cầu phát triển triết học Mác - Lênin càng trở nên cấp bách. Thực tiễn cuộc đấu tranh bảo vệ những thành quả mà chủ nghĩa xã hội đã giành được, nhất là công cuộc đấu tranh bảo vệ để đưa sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội vượt qua thách thức to lớn hiện nay mà tiếp tục tiến lên, đòi hỏi các Đảng Cộng sản phải nắm vững lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin. Trước hết, phải thấm nhuần thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng khoa học của nó. Cả những thành công cũng như thất bại trong quá trình đổi mới, “cải tổ” chủ nghĩa xã hội chứng tỏ sự cần thiết phải kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa xét lại, đồng thời khắc phục bệnh giáo điều trong vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin.
    Phép biện chứng duy vật là khoa học về sự phát triển và sự phát triển về kinh tế - xã hội qua các thời đại trong lịch sử là một minh chứng cho sự phát triển trong phép biện chứng duy vật. Xem xét lại quá trình phát triển của lĩnh vực kinh kinh tế - xã hội qua các thời kỳ để từ đó thấm nhuần tư tưởng về sự phát triển trong phép biện chứng duy vật của triết học Mác - Lênin. Chúng ta không thể đổi mới thành công nếu xa rời lập trường của chủ nghĩa Mác - Lênin, rơi vào chủ nghĩa xét lại. Việc nghiên cứu đề tài này, giúp ta đánh giá phần nào việc vận dụng các lý luận vào thực tiễn ở Việt Nam.


    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1. Phép biện chứng duy vật và ý nghĩa của nó. 3
    2. Nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng duy vật. 4
    3. Một Số nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của phép biện chứng duy vật. 6
    a) Nguyên tắc toàn diện trong nhận thức và thực tiễn. 6
    b) Nguyên tắc phát triển trong nhận thức và thực tiễn. 10
    c) Nguyên tắc lịch sử - cụ thể trong nhận thức và thưc tiễn. 12
    4. Kết luận. 17
    5. Liên hệ với việc học tập và công tác bản thân. 19
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...