Tiểu Luận Phê phán các nội dung lý luận về nền dân chủ thế kỷ XXI của A.Tofller qua nghiên cứu các tác phẩm củ

Thảo luận trong 'CNXH Khoa Học' bắt đầu bởi gaubeomango, 24/3/13.

  1. gaubeomango

    gaubeomango New Member

    Bài viết:
    8
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 gaubeomango, 24/3/13
    Last edited by a moderator: 24/3/13
    A.MỞ ĐẦU
    1. Lý do và tính cấp thiết chọn đề tài
    Trong xu thế phát triển của khoa học và công nghệ hiện đại gắn với kinh tế tri thức và xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, đã nảy sinh nhiêu quan điểm khác nhau về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, trong tư tưởng lý luận đã xuất hiện nhiều quan điểm trái chiều.
    Các quan điểm phản động đó thực chất là sự lừa gạt của CNTB, của các thế lực phản động đang cố tình che giấu bản chất của giai cấp tư sản, bản chất áp bức bóc lột mà chúng vẫn đang thực hiện hang thế kỷ nay.
    Nhận thức được thực tế này, tác giả đã và đang tìm đọc và nắm bắt nhiều thông tin về các trào lưu tư tưởng phi Macxit trong tình hình mới hiện nay. Đặc biệt là tìm đọc những cuốn sách, những tác phẩm của một số nhà tư tưởng tư sản phương Tây xuất hiện nhiều trên diễn đàn tư tưởng trong vài thập niên gần đây. Qua đó, tác giả nhận thấy sự tồn tại của tư tưởng phi Macxit hiện nay là sự hiện hữu rõ rang, nó có tác động rất tiêu cực đến sự bảo vệ phát triển lý luận CNXHKH cũng như sự nghiệp CMXHCN trên toàn thế giới.
    Để thẩm định cho vấn đề này, tác giả đã lựa chọn bộ 3 tác phẩm của Alvil Toffer đó là“ Cú sốc tương lai”, “Làn sóng thứ ba”,“Thăng trầm quyền lực” để nghiên cứu làm rõ vấn đề này.Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, thế giới quan Macxit chân chính, tác giả đã khẳng định đây là vấn đề cần phải nhận thức rõ ràng, để qua đó phê phán một cách có căn cứ và khách quan các tư tưởng phản động, phi Macxit trong tư tưởng của Alvil Toffer.
    Quan niệm về “Dân chủ” thực sự là một vấn đề rất cần được quan tâm nghiên cứu, bởi vì một khi lý giải được vấn đề này, sẽ giúp chúng ta trả lời được câu hỏi: Thế kỷ XXI là thế kỷ của CNTB hay CNXH. Giữa CNTB và CNXH hiện nay thì chế độ nào ưu việt hơn.
    Vấn đề mà tác giả nghiên cứu sẽ hướng mục đích làm rõ quan niệm “Dân chủ thế kỷ XXI”, qua cách luận giải của tác giả Alvil Toffer trong tác phẩm nổi tiếng của ông, chứ hoàn toàn không nghiên cứu vấn đề dân chủ chung chung hay chỉ đi nghiên cứu những vấn đề chính trị - xã hội trong các tác phẩm của ông.
    Qua tất cả những cơ sở ban đầu đó, tác giả nhận thấy đây là một vấn đề không thể không nghiên cứu, đặc biệt đối với những sinh viên chuyên ngành CNXHKH. Với những tri thức đã được trang bị, tác giả quyết định chọn đề tài: Phê phán các nội dung lý luận về nền dân chủ thế kỷ XXI của A.Tofller qua nghiên cứu các tác phẩm của ông: “ Cú sốc tương lai”, “ Làn sóng thứ ba” và “ Thăng trầm quyền lực”
    2. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
    2.1 Khách thể nghiên cứu của đề tài
    Bạn đọc gần xa đều biết đến Alvil Toffer với bộ ba tác phẩm nổi tiếng là “ Cú sốc tương lai”, “Làn sóng thứ ba”, “Thăng trầm quyền lực” do nhà xuất bản Thông tin lý luận ấn hành lần đầu cách đây hơn một thập kỷ.Với dung lượng đầy ắp những thông tin và những dẫn chứng cụ thể, có sức thuyết phục, 3 tác phẩm này đã phân tích nhận định về xã hội trong khung cảnh có sự đổi thay đến mức kỳ lạ (Thậm chí có những cái vượt ra khỏi trí tưởng tượng của con người vốn giàu trí tưởng tượng nhất), làm đảo lộn lối sống, đưa người đọc vượt qua những phát hiện hấp dẫn của “Thời đại bùng nổ” để đến với những giải pháp nhiều mặt về vật chất và tinh thần, về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, về mỗi cá nhân và cộng đồng
    Khi tự giới thiệu về các cuốn sách, tác giả viết: “Tương lai đã được viết rất nhiều. Tuy nhiên hầu hết các cuốn sách viết về thế giới ngày mai nghe như nốt nhạc kim loại chói tai. Ngược lại những trang sách này liên quan đến khía cạch con người ngày mai. Hơn thế nữa, chúng lien quan đến những giai đoạn mà chúng ta dường như sẽ đạt đến ngày mai.Chúng giải quyết những vấn đề thông thường hàng ngày – những sản phẩm chúng ta mua và vứt bỏ, những nơi chốn chúng ta sẽ đi và bỏ lại phía sau, những công ty chúng ta ở, những người đi rất nhanh qua cuộc đời chúng ta. Tương lai của tình bạn và cuộc sống gia đình được thăm dò. Những nền cận văn hóa và cách sống mới kỳ lạ được điều tra cùng với một dãy những chủ đề khác và cách sống mới kỳ lạ được điều tra cùng một dãy những chủ đề khác từ chính trị và sân chơi đến nhảy dù tự do ”
    Không còn nghi ngờ gì nữa, bộ 3 tác phẩm mà tác giả Alvil Toffer viết về nhiều vấn đề về tương lai, với những lập luận có tính chất dự báo về một xã hội sẽ diễn ra như thế trong chặng đường mà con người sắp bước tới. Vùi vậy khách thể chủ yếu của đề tài khóa luận là bộ 3 tác phẩm “ Thăng trầm quyền lực”, “Cú sốc tương lai”, “Làn sóng thứ ba”
    2.2 Đối tượng nghiên cứu của đề tài
    Để thực hiện được đề tài này, tác giả xác định đối tượng nghiên cứu là các khái niệm và những quan niệm về dân chủ mà Alvil Toffer đã nêu và phân tích trong các tác phẩm đã được nghiên cứu.
    Dân chủ theo cách luận giải của Alvil Toffer là một nền dân chủ của thiểu số, dân chủ của một bộ phận người đáng được quan tâm trong xã hội
    Viết về điều này, trong cuốn “ Tạo dựng một nền văn minh mới” tác giả Alvil Toffer và Heidi Toffer có đoạn viết: “Các nhà tư tưởng Làn song thứ hai vẫn theo khuôn sáo xưa cũ than phiền về sự sụp đổ của xã hội đồng loạt. Họ không nhận ra trong tính đa dạng phong phú này một thời cơ thuận lợi cho sự phát huy con người, mà chỉ chủ yếu công kích nó là “ xu hướng xé lẻ từng mảnh vụn”, “Xu hướng ban căng hóa”, và gán cho nó tội công kích động thái độ vị kỷ của các nhóm thiểu số. Lối cắt nghĩa tho thiển này lấy kết quả thay cho nguyên nhân ”
    Từ đó Alvil Toffer đi đến kết luận: “Do vậy. không chỉ nguyên tắc đa số không còn là thỏa đáng nữa với tính cách là nguyên tắc chính thống hóa, mà chính nó không còn nhất thiết chứa đựng tính nhân văn hoặc dân chủ tại các xã hội đang chuyển động tại “ Làn sóng thứ ba”
    Như vậy,theo cách luận giải của tác giả nền dân chủ thế kỷ XXI là một nền dân chủ “đại diện”, nền dân chủ nửa – trực tiếp mà tác giả coi đó như một nguyên tắc ôn hòa có thể giúp chúng ta thiết kế những định chế mới và vận hành cho tương lai
    3. Tình hình nghiên cứu có liên quan
    Nghiên cứu một cách có hệ thống những quan điểm chính trị xã hội về bộ 3 tác phẩm “ Cú sốc tương lai”, “Làn sóng thứ ba”, “Thăng trầm quyền lực” của tác giả Alvil Toffer đã có nhiều người thực hiện. Vì vậy, khi xác định tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài này, đã có một số công trình nghiên cứu liên quan như:
    - Thực chất phản động của quan niệm về quyền lực của Alvil Toffer trong tác phẩm “Thăng trầm quyền lực”. GS.TS Dương Xuân Ngọc, Nguyễn Thanh Sơn, Tạp chí báo chí và tuyên truyền, số 2, trang 13-15.
    - Báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu, phản bác những luận điểm xuyên tạc, phủ định học thuyết Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đề tài cấp nhà nước, Mã số KX.10.07, PGS Hà Học Hợi, Hà Nội, 1998
    - Xã hội và nền văn hóa Mỹ, Trần Kiết Hùng (Chủ biên), Nxb văn hóa thông tin, Hà Nội, 2007
    - Những đặc điểm lớn của thế giới đương đại,GS.Nguyễn Đức Bình (Chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2007
    - Phê phán các trào lưu tư tưởng Mác Xít.Đề cương bài giảng dành cho hệ cử nhân chuyên ngành CNXHKH. PGS.TS Đỗ Công Tuấn, tháng 12/2009
    Và nhiều công trình khác có ít nhiều liên quan mà tác giả sẽ sử dụng trong quá trình thục hiện đề tài
    Tác giả lựa chọn đề tài này với mong muốn tìm hiểu và phê phán quan niệm của Alvil Toffer về vấn đề dân chủ, vấn đề có tính bản chất của một chế độ chính trị xã hội
    4. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu và đóng góp của đề tài
    4.1 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên của đề tài
    - Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là : Phê phán quan niệm của Alvil Toffer về dân chủ trong bộ 3 tác phẩm “ Cú sốc tương lai”, “Làn sóng thứ ba”, “Thăng trầm quyền lực”
    - Để thực hiện được mục tiêu này tác giả cần thực hiện một số nhiệm vụ sau
    +Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời, giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và những nội dung cơ bản trong quan niệm dân chủ của Alvil Toffer
    + Phân tích tính mục đích và thiếu căn cứ những quan niệm sai trái của Alvil Toffer về dân chủ
    + Rút ra ý nghĩa đối với việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học và sự nghiệp cách mạng XHCN ở nước ta hiện nay.
    4.2 Đóng góp của đề tài
    Đề tài nghiên cứu một cách có hệ thống hoàn chỉnh cho bạn đọc cũng như các nhà nghiên cứu lý luận nhận diện rõ hơn quan niệm của tác giả Alvil Toffer về vấn đề dân chủ qua bộ 3 tác phẩm nổi tiếng của ông. Từ đó đề xuất phương hướng và cách giải quyết vấn đề đó trong giai đoạn hiện nay ở nước ta.
    Kết quả nghiên cứu đề tài này hi vọng có thể được sử dụng để làm tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên ngành trong việc nghiên cứu vấn đề “Phê phán các trào lưu tư tưởng XHCN phi Mác xít”
    5. Phương pháp nghiên cứu.
    Đề tài được thực hiện bằng phương pháp luận, trong đó chú ý tới một số phương pháp nhận thức khoa học như chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; so sánh và phân tích; tổng hợp, đối chiếu, lịch sử và logic. Những phương pháp này sử dụng nhằm làm rõ mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
    * Phương pháp luận: Để nghiên cứu được đề tài này tác giả tuân thủ các nguyên tắc chủ nghĩa duy vật lịch sử để đánh giá xem xét vấn đề. Đặc biệt tác giả sử dụng những nguyên lý, phạm trù cơ bản như: Bản chất và hiện tượng, nguyên nhân và kết quả; quy luật lượng và chất, quy luật thống nhất và đấu tranh giữa cá mặt đối lập, mỗi qian hệ giữa lực lượng sản xuât với quan hệ sản xuất, giữa kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng để tiến hành nghiên cứu
    * Phương pháp nghiên cứu chung: Vì vấn đề nghiên cứu là quan niệm của một học giả tư sản phương Tây về một vấn đề chính trị xã hội nên tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu chung là : Phân tích – tổng hợp, logic – lịch sử.
    *Phương pháp cụ thể: Sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, thu thập tài liệu, phân tích, sắp xếp, tóm tắt tài liệu nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu của mình.


    6. Kết cấu nội dung đề tài
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo.Tiểu luận gồm 3 chương 6 tiết



    :wub:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...