Tiến Sĩ Phê bình văn học Việt Nam 1945-1986 (Nhìn từ phương diện chức năng)

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/3/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lí do chọn đề tài 1
    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
    3. Phương pháp nghiên cứu 4
    4. Nhiệm vụ và đóng góp của luận án 5
    5. Bố cục của luận án 6
    Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 7
    1.1. Hướng tiếp cận vấn đề nghiên cứu của luận án 7
    1.2. Tình hình nghiên cứu về phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1986 8
    1.3. Những vấn đề đặt ra 24
    Chương 2. CHỨC NĂNG PHÊ BÌNH NHƯ MỘT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 26
    2.1. Khái lược về phê bình văn học 26
    2.1.1. Khái niệm phê bình văn học 26
    2.1.2. Đối tượng và phạm vi của phê bình văn học 28
    2.1.3. Tính chất của phê bình văn học 30
    2.1.4. Phương pháp phê bình văn học 33
    2.2. Chức năng của phê bình văn học 35
    2.2.1. Chức năng nhận thức 36
    2.2.2. Chức năng diễn giải tác phẩm văn học 37
    2.2.3. Chức năng quy phạm hoá và xác lập kinh điển của văn học 38
    2.2.4. Chức năng xác lập trường phái 41
    2.2.5. Chức năng tự ý thức 42
    2.3. Chức năng phê bình văn học theo quan điểm lãnh đạo của Đảng giai đoạn 1945-1986 44
    2.3.1. Bối cảnh xã hội, lịch sử của phê bình văn học 1945-1986 44
    2.3.2. Quan niệm về chức năng của phê bình văn học trong đường lối văn nghệ của Đảng giai đoạn 1945-1986 45
    Chương 3. PHÊ BÌNH VĂN HỌC TRONG CHỨC NĂNG XÂY DỰNG NỀN VĂN HỌC CÁCH MẠNG 52
    3.1. Chức năng xây dựng nền văn học cách mạng 52
    3.1.1. Các quan điểm chỉ đạo 52
    3.1.2. Mô hình của nền văn học mới - văn học cách mạng 55
    3.1.3. Nhiệm vụ của nền phê bình văn học cách mạng 56
    3.2. Phê bình văn học thực hiện chức năng khẳng định các giá trị của nền văn học cách mạng 58
    3.2.1. Từng bước khẳng định nền văn học cách mạng 58
    3.2.2. Khẳng định đội ngũ văn học 84
    3.3. Chức năng xây dựng các kinh điển mới 89
    3.3.1. Về vấn đề tiêu chí xây dựng các kinh điển trong văn học 89
    3.3.2. Tác gia kinh điển được tôn vinh 92
    3.4. Phê bình tự ý thức về nền văn học và về chính phê bình 101
    Chương 4. PHÊ BÌNH VĂN HỌC TRONG CHỨC NĂNG ĐẤU TRANH TƯ TƯỞNG 107
    4.1. Chức năng đấu tranh tư tưởng của phê bình văn học 107
    4.1.1. Các quan điểm chỉ đạo 107
    4.1.2. Phạm vi đấu tranh tư tưởng 109
    4.2. Phê bình đấu tranh chống các tư tưởng, các trào lưu văn học phi Marxist 110
    4.3. Phê bình phê phán những hiện tượng văn học được coi là không phù hợp với đường lối văn nghệ của Đảng 113
    4.3.1. Giai đoạn 1945-1954 113
    4.3.2. Giai đoạn 1955-1964 119
    4.3.3. Giai đoạn 1965-1975 122
    4.4. Một số trường hợp tiêu biểu của đấu tranh tư tưởng trong phê bình văn học 124
    4.4.1. Trường hợp Phá vây của Phù Thăng – cuốn truyện được coi là thể hiện “tư tưởng hoà bình chủ nghĩa” 124
    4.4.2. Trường hợp Những người thợ mỏ của Võ Huy Tâm – cuốn truyện bị xem là “thiếu tính Đảng” 128
    4.4.3. Trường hợp Đống rác cũ của Nguyễn Công Hoan – cuốn truyện bị xem là “nặng yếu tố tự nhiên chủ nghĩa” 133
    4.4.4. Trường hợp tiểu thuyết Vào đời của Hà Minh Tuân – cuốn truyện bị coi là “xuyên tạc sự thật của chế độ ta” 137
    KẾT LUẬN 147
    CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN 151
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
    PHỤ LỤC 162
    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    1.1. Cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, ngày nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cùng với sự kiện lịch sử ấy, một nền văn học mới ra đời và phát triển trong hoàn cảnh Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhân dân Việt Nam vừa tiến hành hai cuộc trường chinh để giải phóng dân tộc, vừa xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Văn hoá văn nghệ, theo đó, cũng được xem là một mặt trận, dưới sự lãnh đạo của Đảng, tham gia tích cực vào công cuộc chiến đấu và xây dựng ấy.
    Giai đoạn văn học từ năm 1945 đến trước thời kì đổi mới (1986) là một giai đoạn lớn trong tiến trình văn học Việt Nam thế kỉ XX. Nó là đối tượng quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, từ lịch sử văn học đến từng lĩnh vực như văn xuôi, thơ ca, nghiên cứu lí luận, phê bình văn học.
    1.2. Phê bình văn học là một bộ phận không thể tách rời của đời sống văn học hiện đại nói chung, đặc biệt là của giai đoạn diễn ra những biến đổi to lớn của xã hội như giai đoạn 1945-1986. Phê bình văn học giai đoạn này có một địa vị quan trọng, vừa đóng vai trò là nhân tố tác động, tổ chức quá trình văn học từ 1945 đến trước thời kì đổi mới, lại vừa là sự tự ý thức của quá trình văn học ấy. Bởi vậy, để nghiên cứu và đánh giá một cách khách quan, toàn diện giai đoạn văn học 1945-1986, không thể không tìm hiểu, nghiên cứu về hoạt động phê bình văn học giai đoạn này.
    1.3. Những nghiên cứu về văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1986 cho đến nay đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Song, riêng về phê bình văn học giai đoạn này mới chỉ được đề cập lẻ tẻ, chưa có hệ thống trong một số bài báo hoặc trong một vài mục ở một số công trình nghiên cứu cả giai đoạn văn học. Nhìn tổng thể, phê bình văn học giai đoạn 1945-1986 chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống hoặc nếu có thì đều đặt chung trong công trình lí luận phê bình văn học mà chủ yếu thiên về nghiên cứu lí luận.
    1.4. Phê bình văn học giai đoạn 1945-1986 có nhiều sự kiện, gắn liền với các cuộc đấu tranh tư tưởng, với những cuộc tranh luận về quan điểm sáng tác, về cuộc đấu tranh chống tư tưởng xét lại, những cuộc phê bình sôi nổi, quyết liệt xung quanh những tác phẩm bị coi là thiếu tính đảng hay những tác phẩm được xem là có tư tưởng lệch lạc, đồi truỵ, Trong nghiên cứu văn học, các vấn đề trên đây của phê bình văn học giai đoạn này chưa được quan tâm đầy đủ, nhiều nhà nghiên cứu thậm chí còn e ngại, né tránh không muốn đề cập trở lại các vấn đề phức tạp này. Tuy nhiên, ngày nay, khi thời gian đã lùi xa gần 30 năm, nền văn học nước nhà cũng đã chuyển qua một giai đoạn khác thì nhu cầu nhìn nhận, đánh giá lại chặng đường đã qua để thúc đẩy nền văn học tự vượt lên chính mình, bước vào một chặng đường mới là một đòi hỏi cần thiết. Hoàn cảnh mới tạo cơ hội cho ta khả năng nhìn lại những giai đoạn, những hiện tượng văn học trước đây bằng những nhận thức mới. Với ý nghĩa đó, chúng tôi đặt vấn đề tìm hiểu phê bình văn học giai đoạn 1945-1986, trong đó đặt trọng tâm nghiên cứu vào vấn đề chức năng của phê bình văn học.
    1.5. Trong những năm gần đây, hoạt động phê bình văn học khá trầm lắng và tản mạn, chất lượng nhiều bài phê bình còn hạn chế. Điều này đã được chỉ rõ trong Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 16 tháng 6 năm 2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới: “Hoạt động phê bình văn học, nghệ thuật có biểu hiện tụt hậu so với yêu cầu, thực hiện chưa tốt chức năng hướng dẫn, điều chỉnh và đồng hành với sáng tác. Chất lượng khoa học và tính chuyên nghiệp của phê bình bị xem nhẹ; xuất hiện lối phê bình cảm tính, thiếu một hệ thống tiêu chí tin cậy để đánh giá tác giả và tác phẩm, văn hoá phê bình bị hạ thấp ”. Trong hoàn cảnh đó, việc nghiên cứu tổng kết những vấn đề phê bình văn học của các giai đoạn trước có thể giúp ích cho việc thúc đẩy hoạt động của phê bình văn học hiện nay.
    Về mặt thực tiễn, trong các khoa Văn học ở các trường Đại học, các bài giảng về lịch sử văn học Việt Nam thường chỉ lướt qua vài nét về tình hình phê bình văn học ở mỗi giai đoạn để tập trung trọng tâm vào tình hình sáng tác, các tác giả và tác phẩm tiêu biểu cho mỗi giai đoạn văn học ấy. Công trình này trước hết có thể giúp ích cho việc nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn từ năm 1945 đến trước thời kì đổi mới (1986), đồng thời là một phần quan trọng trong việc nghiên cứu và biên soạn lịch sử phê bình văn học Việt Nam thế kỉ XX. Tài liệu này cũng có thể hữu ích và cần thiết cho việc học tập chuyên đề Phê bình văn học Việt Nam hiện đại trong các khoa Văn ở các trường Đại học.
    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    2.1. Luận án chọn phạm vi nghiên cứu là hoạt động phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1986 khu vực do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, không xét đến phê bình thuộc khu vực văn học vùng địch tạm chiếm (1945-1954) và sau này là phê bình văn học miền Nam thời kháng chiến chống Mĩ (1954-1975).
    2.2. Dù phê bình gắn với lí luận như một thực thể khó tách rời nhưng trong luận án này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu lĩnh vực phê bình văn học với phạm vi là những bài phê bình, những công trình phê bình những tác phẩm văn học cụ thể mà không đi vào những vấn đề lí luận dù có liên quan. Đối tượng nghiên cứu trọng tâm của luận án là vấn đề chức năng của phê bình trong giai đoạn văn học 1945-1986.
    2.3. Phê bình văn học gắn với báo chí, do đó mà phạm vi bao quát của nó rất rộng. Với mục đích nghiên cứu của luận án, chúng tôi không chủ trương tập hợp đầy đủ những bài báo này mà chỉ chú trọng đến những vụ việc lớn, những cuộc phê bình gây được tiếng vang, để làm căn cứ triển khai các nội dung của luận án. Bởi các hiện tượng ấy thể hiện rõ nhất, tập trung nhất cho hoạt động chức năng của một nền phê bình văn học.
    2.4. Phê bình văn học giai đoạn 1945-1986 luôn được nhắc đến với một nét đặc thù: đó là một nền phê bình đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, phê bình văn học được xem là một công cụ để thực hiện đường lối văn nghệ, thực hiện chức năng văn nghệ của Đảng. Từ nét đặc thù này, chúng tôi lựa chọn hai trọng điểm nghiên cứu của luận án, đó là:
    - Phê bình văn học trong chức năng xây dựng nền văn học cách mạng
    - Phê bình văn học trong chức năng đấu tranh tư tưởng
    Hai mặt xây và chống này gắn bó mật thiết với nhau. Nó nói lên tính chất phê bình văn học trong một giai đoạn của văn học Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...