Luận Văn Phát triển xuất khẩu trong giai đoạn đổi mới của Việt Nam

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Ác Niệm, 24/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Từ sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 nền kinh tế Việt Nam chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Việt Nam đã có quan hệ hợp tác với hơn 220 quốc gia và các tổ chức trên thế giới về nhiều mặt: Kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục .Và đã tham gia vào nhiều tổ chức kinh tế khu vực và thế giới như : hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Tổ chức thương mại thế giới (WTO), chính những quan hệ hợp tác này đã góp phần vô cùng quan trọng thúc đẩy ngoại thương Việt Nam ngày càng phát triển.
    Xuất khẩu là một bộ phận của hoạt động ngoại thương, nó đóng góp một tỷ trọng vô cùng lớn vào tổng sản phẩm quốc dân (GNP) của đất nước. Xuất khẩu tạo nguồn vốn vô cùng quan trọng để đất nước đang phát triển như nước ta hiện nay có thể nhập khẩu máy móc, trang thiết bị hiện đại vào sản xuất, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa( CNH- HĐH) đất nước. Không chỉ vậy xuất khẩu còn góp phần không nhỏ vào việc giải quyết và tạo công ăn việc làm cho người lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với nhiều quốc gia trên thế giới.
    Do vậy việc thúc đẩy phát triển xuất khẩu là một trong những chủ trưởng lớn, quan trọng của Đảng và Nhà nước ta nhằm thực hiện đẩy mạnh quá trình CNH- HĐH đất nước. Nắm rõ được tầm quan trọng của xuất khẩu đối với nền kinh tế - xã hội của đất nước nhóm chúng em đã nghiên cứu đề tài “phát triển xuất khẩu Việt Nam trong giai đoạn đổi mới”. Với mục đích là phân tích rõ thực trạng phát triển của xuất khẩu Việt Nam trong giai đoạn đổi mới đề tìm ra những vấn đề còn tồn đọng, để từ đó chúng em đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần làm cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong những năm tiếp theo ngày càng hoàn thiện và tăng trưởng.Mặc dù cả nhóm đã cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ nhưng trong quá trình làm bài thảo luận ko tránh khỏi những thiếu sót,chúng em rất mong được sự góp ý của thầy để bài thảo luận của nhóm được tốt hơn.


    *********
    KẾT LUẬN

    Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì mức độ cạnh tranh hàng hóa trên thị trường thế giới là vô cùng khốc liệt. Các doanh nghiệp của Việt Nam để có thể cạnh tranh và có chỗ đứng trên thị trường thế giới thì sản phẩm không chỉ đảm bảo đáp ứng đủ về chất lượng mà còn phải có khả năng cạnh tranh về giá. Để làm được điều này thì các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần phải không ngừng áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất mà còn phải tích cực nâng cao, đào tạo trình độ đội ngũ lao động của mình, để nâng cao năng xuất lao động để có thể giảm giá thành sản phẩm. Không chỉ bản thân doanh nghiệp phải nỗ lực cố gắng mà các cơ quan quản lý nhà nước, các ban ngành có liên quan cũng cần phải nghiên cứu và xem xét thật kỹ lưỡng thị trường bên ngoài thế giới để đưa ra các chiến lược và chính sách xuất khẩu cụ thể, định hướng xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam đồng thời cũng cần phải hỗ trợ và tạo môi trường thông thoáng thuận lợi để các doanh nghiệp xuất khẩu có thể dễ dàng cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường thế giới.

    Tài liệu tham khảo

    1. Giáo trình kinh tế ngoại thương, trường đại học ngoại thương. GS.TS Bùi Xuân Lưu và PGS.TS Nguyễn Hữu Khải/ Nhà xuất bản lao động xã hội
    2. TONG CUC THONG KE : Trang web của tổng cục thống kê
    3. http://www.moit.gov.vn : Trang web của bộ công thương
    4. http://www.mof.gov.vn : Trang web của bộ tài chính
    5. Tập bài giảng của bộ môn: kinh tế thương mại
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...