Thạc Sĩ Phát triển Xuất khẩu thủy sản ở thành phố Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thương mại quốc tế có vai trò quan trọng.
    Chính vì thế, đẩy mạnh giao lưu thương mại quốc tế, trong đó có thúc đẩy xuất khẩu hàng
    hóa là một trong các mục tiêu phát triển kinh tế hàng đầu của nhiều quốc gia, nhất là
    những nước đang công nghiệp hoá như Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
    thứ IX của Đảng khẳng định: Nhà nước khuyến khích xuất khẩu, nhất là các mặt hàng chủ
    lực có lợi thế so sánh thông qua vận hành quỹ hỗ trợ tín dụng xuất khẩu về thông tin, tìm
    kiếm khách hàng, tham dự triển lãm, hội chợ . Đại Hội Đảng lần thứ X tiếp tục khẳng định
    lại điều đó.
    Những năm gần đây, khác với thị trường nhiều loại hàng hoá thực phẩm khác, thị
    trường thủy sản thế giới có xu hướng tăng trưởng mạnh, đa dạng và phong phú về chủng
    loại sản phẩm. Thuỷ sản trở thành mặt hàng chủ lực được nhập khẩu vào nhiều thị trường
    lớn như Nhật Bản, Mỹ, EU, Trung Quốc v.v .
    Trong 15 năm qua, từ khi cơ chế xuất khẩu được đổi mới sản xuất và xuất khẩu
    thủy sản của Việt Nam đã phát triển vượt bậc cả về kim ngạch và cơ cấu mặt hàng, từ năm
    1990 đến 2002 tăng trung bình hàng năm 18,1%. Theo thống kê của FAO, đến năm 2003,
    Việt Nam đã trở thành một trong 20 nước đánh bắt thủy sản lớn nhất thế giới, đứng thứ 25
    trong hàng ngũ những nước xuất khẩu thủy sản lớn trên thế giới. Nếu tính trong khu vực
    Đông Nam á, Việt Nam đứng thứ tư sau Thái Lan, Inđônêxia và Singapo. Ngành thủy sản
    Việt Nam đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng đóng góp vào quá trình
    công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa Việt Nam hội nhập nhanh hơn vào kinh tế khu
    vực và thế giới.
    Đã Nẵng là thành phố ven biển lớn, giữ vị trí trọng yếu về chính trị, kinh tế, văn
    hoá, xã hội, an ninh quốc phòng của khu vực miền Trung -Tây Nguyên nói chung và vùng
    kinh tế động lực miền trung nói riêng. Với các lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên biển và
    nguồn nhân lực, thủy sản là một thế mạnh góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã
    hội của thành phố. Các lợi thế này đã có những tác động tích cực làm tăng tốc độ tăng
    trưởng các chỉ tiêu kinh tế xã hội của Đà Nẵng, nâng cao khả năng cạnh tranh, đẩy mạnh
    xuất khẩu của thành phố và cả khu vực ven biển miền Trung những năm qua.
    Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế, Đà Nẵng cũng đang gặp nhiều thách thức, đó là
    khí hậu khắc nghiệt, mưa bão và hạn hán thường xuyên xảy ra, diện tích hẹp, độ dốc lớn,
    nghiêng từ Tây sang Đông dẫn đến hiện tượng xói mòn, lượng phù sa thấp, vùng bờ biển
    có ít các vành đai bảo vệ nên luôn bị biển xâm thực gây ảnh hưởng đến các công trình nuôi
    trồng thủy sản. Lực lượng lao động có dồi dào nhưng chất lượng còn hạn chế, tỉ lệ lao
    động đã qua đào tạo còn thấp. Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển chậm, nhất là chưa có
    nhiều cảng cá, các trung tâm bán buôn cá còn ít dẫn đến làm tăng chi phí vận chuyển và
    bảo quản trong quá trình chế biến và xúc tiến thương mại. Công nghệ nuôi trồng, đánh bắt
    và chế biến còn lạc hậu, khó có khả năng đầu tư lớn, trong khi những đòi hỏi về chất lượng
    và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng thủy sản xuất khẩu của thị trường thế giới ngày
    càng cao và khắt khe.
    Để Đà Nẵng trở thành trung tâm xuất khẩu thuỷ sản của khu vực cần có những
    nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, lợi thế, thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Thành phố này,
    từ đó đề xuất các giải pháp liên ngành đẩy mạnh năng lực xuất khẩu thuỷ sản của Thành
    phố, qua đó, hổ trợ phát triển kinh tế của Đà Nẵng nói riêng của khu vực nói chung. Đề tài: "
    Phát triển Xuất khẩu thủy sản ở thành phố Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp " được
    chọn nghiên cứu trong luận văn là để góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của thành phố
    Đà Nẵng.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết liên quan đến
    lĩnh vực xuất khẩu thủy sản của nước ta cũng như khu vực ven biển miền Trung. Đó là:
    - PGS, TS Đỗ Đức Bình: Một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt
    Nam - Tạp chí kinh tế và phát triển, số 62, tháng 8/2002.
    - TS Lê Thị Anh Vân: Về các chính sách thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam
    trong thời gian tới - Tạp chí kinh tế và phát triển, số 67, tháng 01/2003.
    - PGS, TS Hoàng Thị Chỉnh: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào Mỹ - Những vấn đề
    đang đặt ra và các giải pháp - Tạp chí kinh tế và phát triển, số 67, tháng 01/2003.
    - TS Lâm Minh Châu: Xuất khẩu thủy sản miền Trung - Những lợi thế và giải pháp
    phát triển - Tạp chí kinh tế và phát triển, số 91, tháng 01/2005.
    - TS Nguyễn Thị Thanh Hà và Th.s Nguyễn Văn Tiền: Ngành thủy sản Việt Nam -
    Thực trạng và thách thức trong quá trình hội nhập quốc tế - Tạp chí nghiên cứu kinh tế, số
    321, tháng 02/2005.
    - Hoàng Thị Ngân Loan: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
    thúc đẩy - Tạp chí kinh tế và dự báo, số 3/2005.
    - ThS Lê Bảo: Nghiên cứu chính sách tài chính hổ trợ phát triển bền vững nghành
    nuôi tôm ở các tỉnh duyên hải miền trung -kỷ yếu hội thảo khoa học -trường Đại học kinh
    tế - Đại học Đà Nẵng 06/2005.
    - PGS.TS Nguyễn Hữu Dũng Tổng Thư ký VASEP WTO, Thách thức và cơ hội với
    thuỷ sản - Tạp chí Thương mại Thuỷ Sản
    Các công trình trên tiếp cận dưới những góc độ khác nhau cả về lý luận và thực tiễn
    liên quan đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên chưa có công trình nào
    nghiên cứu một cách toàn diện về xuất khẩu thủy sản của thành phố Đà Nẵng.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
    Mục đích của luận văn là tìm ra những giải pháp phát triển xuất khẩu thủy sản của
    thành phố Đà Nẵng trong những năm tới.
    Thực hiện với mục đích đó luận văn có nhiệm vụ:
    - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về xuất khẩu thủy sản trong điều kiện hội nhập
    kinh tế quốc tế.
    - Đánh giá tình hình xuất khẩu thủy sản của thành phố Đà Nẵng những năm qua.
    - Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu phát triển xuất khẩu thủy sản
    của thành phố Đà Nẵng đến 2015.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
    - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của thành phố
    Đà Nẵng và các giải pháp của thành phố đối với doanh nghiệp dưới tác động chính sách
    của nhà nước về sản xuất và xuất khẩu.
    - Phạm vi nghiên cứu đề tài trong luận văn
    + Về không gian: Hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của các thành phần kinh tế của Đà
    Nẵng ở các thị trường trọng điểm như EU, Nhật Bản, Mỹ.
    + Về nội dung: tập trung chủ yếu vào hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của các doanh
    nghiệp Đà Nẵng.
    + Về thời gian: Từ 2005 đến 2010.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu trong luận văn
    Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ
    nghĩa Mác-Lênin vận dụng vào điều kiện thực tế của ngành ở địa phương. Trong các phân
    tích cụ thể sử dụng các phương pháp: hệ thống hoá, điều tra, phân tích, tổng hợp, các công
    trình, dữ liệu thống kê hiện có . Đồng thời, đề tài cũng kế thừa và sử dụng thống kê so
    sánh có chọn lọc những thông tin trong một số công trình nghiên cứu của một số tác giả
    trước.
    6. Dự kiến những đóng góp của luận văn
    - Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về xuất khẩu hàng thủy sản trong điều kiện
    hội nhập kinh tế quốc tế.
    - Tổng kết, rút ra bài học kinh nghiệm cho lĩnh vực xuất khẩu thuỷ sản của thành
    phố Đà Nẵng.
    - Đề xuất một số giải pháp phát triển xuất khẩu thủy sản của thành phố Đà Nẵng
    trong thời gian tới.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm
    3 chương, 8 tiết.
    Chương 1
    MộT Số VấN Đề CHUNG
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...