Thạc Sĩ Phát triển xuất khẩu nông sản của công ty Intimex trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/6/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sỹ kinh tế: Phát triển xuất khẩu nông sản của công ty Intimex trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu
    1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG --------------- NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY INTIMEX TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TOÀN CẦU LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN MINH HẰNG Hà Nội, 2010
    2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu của luận văn là trung thực, không sao chép của bất kỳ ai. Các số liệu trong luận văn có nguồn gốc cụ thể, rõ ràng. Hà Nội, ngày 22 tháng 02 năm 2010 Học viên Nguyễn Thị Thanh Huyền
    3. LỜI CẢM ƠN Luận văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh với đề tài: "Phát triển xuất khẩu nông sản của công ty Intimex trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu" là sự thể hiện những kiến thức đã thu nhận được của tác giả trong thời gian qua học tại Trường Đại học Ngoại Thương, dưới sự chỉ dẫn tận tình của các thầy cô trong Trường và đặc biệt là các thầy cô của Khoa sau Đại học. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc tới các giảng viên, các nhà khoa học đã trang bị cho tác giả những kiến thức quý báu trong quá trình đào tạo tại trường Đại học Ngoại Thương. Đặc biệt, tác giả xin được chân thành cảm ơn TS.Nguyễn Minh Hằng, người đã giúp đỡ tác giả rất tận tâm trong quá trình thực hiện luận văn này. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các bác, các chú, các anh chị phòng Kinh doanh 1 và phòng Kinh tế tổng hợp của công ty Intimex đã tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn, cung cấp tài liệu để giúp tác giả hoàn thành luận văn này. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn của mình đến bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã ủng hộ, động viên và tạo điều kiện tốt nhất để tác giả có thể tập trung hoàn thành luận văn này. Hà Nội, ngày 22 tháng 02 năm 2010 Học viên Nguyễn Thị Thanh Huyền
    4. DANH MUC BANG BIÊU ̣ ̉ ̉ Bảng 1.1. Kim ngach xuât khâu cua nươc ta giai đoan 2005 - 2009 . 12 ̣ ́ ̉ ̉ ́ ̣ Bảng 1.2. Khôi lương xuât khâu môt sô loai nông san chu yêu giai ́ ̣ ́ ̉ ̣ ́ ̣ ̉ ̉ ́ đoan 2005 - 2009 . 29 ̣ Bảng 1.3. Kim ngach xuât khâu nông san tông kim ngach x uât khâu giai ̣ ́ ̉ ̉ ̉ ̣ ́ ̉ đoan 2005 - 2009 . 31 ̣ Bảng 2.1. Tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Intimex giai đoan 2005 - 2008 42 ̣ Bảng 2.2. Kim ngach xuât khâu nông san cua công ty Intimex giai ̣ ́ ̉ ̉ ̉ đoan 2005 - 2009 . 45 ̣ Bảng 2.3. Môt sô măt hang xuât khâu chí nh cua công ty Intimex giai ̣ ́ ̣ ̀ ́ ̉ ̉ đoan 2005 - 2009 . 47 ̣ Bảng 2.4. Tình hình xuất khâu ca phê của công ty Intimex giai ̉ ̀ đoan 2005 - 2009 . 51 ̣ Bảng 2.5. Môt sô thị trương xuât khâu cà phê chính của công ty Intimex ̣ ́ ̀ ́ ̉ giai đoan 2007 - 2009 53 ̣ Bảng 2.6. Tình hình xuất khẩu hạt tiêu của công ty Intimex giai đoan 2005 - 2009 . 58 ̣ Bảng 2.7. Thị trường xuất khẩu hạt tiêu của công ty Intimex giai đoan 2007 - 2009 . 60 ̣ Bảng 2.8. Môt sô thị trương xuât khâu cơm dưa cua công ty Intimex ̣ ́ ̀ ́ ̉ ̀ ̉ giai đoan 2007 - 2009 67 ̣ Bảng 2.9. Doanh thu xuât khâu giai đoan 2007 - 2009 . 69 ́ ̉ ̣ Bảng 3.1. Dư kiên xuât khâu của công ty năm 2010 - 2011 83 ̣ ́ ́ ̉
    5. DANH MUC SƠ ĐÔ, BIÊU ĐÔ ̣ ̀ ̉ ̀ Sơ đô 2.1. Tô chưc bô may công ty cô phân Intimex Viêt Nam 39 ̀ ̉ ́ ̣ ́ ̉ ̀ ̣ Biêu đô 2.1. Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2005 - 2009 . 49 ̉ ̀ Biêu đô 2.2. Tình hình xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam giai đoan 2005 - 2009 . 55 ̉ ̀ ̣ Biêu đô 2.3. Tình hình xuât khâu cơm dưa cua Viêt Nam giai đoan 2005 - 2009 . 65 ̉ ̀ ́ ̉ ̀ ̉ ̣ ̣
    6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AEKI : Hiệp hội những nhà xuất khẩu cà phê Inđônêxia ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á APEC : Diễn đàn kinh tế Châu Á Thái Bình Dương ASTA : Tiêu chuẩn thị trường Mỹ CEPR : Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách CPI : Chỉ số giá tiêu dùng ĐBSCL : Đồng Bằng Sông Cửu Long ECB : Ngân hàng Trung ương Châu Âu ESA : Tiêu chuẩn thị trường Châu Âu EU : Liên minh Châu Âu FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP : Tổng sản phẩm quốc nội ICO : Tổ chức cà phê quốc tế ILO : Tổ chức Lao động quốc tế IMP : Quỹ tiền tệ quốc tế IPC : Uỷ ban Hạt tiêu Thế giới NHTW : Ngân hàng Trung ương QTKD : Quản trị kinh doanh UAE : Tiểu Vương quốc Ảrập Thống nhất WTO : Tổ chức thương mại thế giới
    7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xuất khẩu nông sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, trước hết vì sản xuất nông nghiệp liên quan tới hơn 70% dân số. Hơn nữa, thị trường cho các sản phẩm chế biến hàng nông sản xuất khẩu cũng hứa hẹn nhiều tiềm năng. Khi xuất khẩu nông sản giữ được ổn định và tăng trưởng, cả nền kinh tế có nhiều cơ hội để phát triển. Từ đầu năm 2008, sự suy thoái của thị trường bất động sản ở Mỹ dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn nược Mỹ. Cuộc khủng hoảng đã nhanh chóng lan ra khắp toàn cầu.Từ Châu Âu, Châu Mỹ Latinh, Trung Đông, Nga đến Châu Á. Việt Nam cũng bị ảnh hưởng ít nhiều từ cuộc khủng hoảng này. Khủng hoảng tài chính bắt đầu tác động đến xuất khẩu nông sản Việt Nam từ tháng 9/2008. Nếu tháng 7/2008 kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt kỷ lục 1,75 tỷ USD thì đến tháng 11/2008, con số này chỉ còn 1,2 tỷ USD, giảm gần 32%. Theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT so sánh, nếu xuất khẩu dệt may được 100 đồng thì Việt Nam chỉ được 30 đồng nhưng với 100 đồng xuất khẩu nông sản sẽ thu về 70 đồng. Như vậy, giảm 1 tỷ USD xuất khẩu nông sản tương đương với giảm 3 tỷ đồng xuất khẩu các mặt hàng khác. Các nhà kinh tế và tổ chức kinh tế thế giới đang cùng nhau hợp lực làm giảm tác động của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu để mau chóng phục hồi nền kinh tế thế giới. Khi nền kinh tế phục hồi, Việt Nam chủ động giữ được sản lượng và thị trường xuất khẩu nông sản thì Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội tăng trưởng trong tương lai. Công ty xuất nhập khẩu Intimex được thành lập từ năm 1979 và cho đến nay được coi là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nông sản. Công ty đã và đang xuất khẩu khối lượng lớn các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh nhất Việt Nam như: cà phê, hạt tiêu, cơm dừa, cao su tự nhiên, chè các loại, gạo tinh bột sắn và một số sản phẩm nông sản khác. Từ khi thành lập đến nay, công ty đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, đặc biệt là đã vượt qua những khó khăn, thách thức trong hoạt động kinh doanh nói
    8. 2 chung và kinh doanh mặt hàng nông sản nói riêng trong cả thời kỳ khủng hoảng như cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997. Công ty đã có quan hệ xuất nhập khẩu với 130 quốc gia trên thế giới từ châu Âu, Châu Á đến Châu Mỹ. Đến năm 2008, công ty lại một lần nữa chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay. Điều này đặt ra nhiều vấn đề cho các nhà quản trị của công ty này về xây dựng định hướng và tìm ra các giải pháp để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh của công ty nói chung và hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông sản truyền thống nói riêng cho phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của chính phủ vượt qua khủng hoảng và có thể tận dụng được các cơ hội sau khi nền kinh tế thế giới được phục hồi. Xuất phát từ những lý do nêu trên tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Phát triển xuất khẩu hàng nông sản của công ty Intimex trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu.’’ 2. Tình hình nghiên cứu Sau khi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Thái Lan và một số nước châu Á nổ ra năm 1997, đề tài khủng hoảng tài chính tiền tệ đã trở nên khá quen thuộc đối với các nhà nghiên cứu kinh tế trên toàn thế giới. Đến năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu Mỹ lại trở thành một hiện tượng và được coi là “đại khủng hoảng”. Ảnh hưởng to lớn từ cuộc “đại khủng hoảng” này tới nền kinh tế toàn thế giới đã và đang là đề tài nóng hổi. Nhiều bài báo, các cuộc hội thảo, diễn đàn và nghiên cứu đã được thực hiện và tổ chức để trao đổi, bàn bạc, tìm hiểu và phân tích về vấn đề này. Phần lớn các tác giả đều đề cập tới tình hình, diễn biến và sức ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế thế giới nói chung cũng như tác động đến nền kinh tế Việt Nam nói riêng Chẳng hạn như bài phân tích “Khủng hoảng kinh tế toàn cầu và một số vấn đề đặt ra đối với nền kinh tế Việt Nam” của Nguyên bí thư Trung ương Đảng, Nguyên Phó Thủ tướng chính phủ Vũ Khoan trên trang báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam đăng ngày 22/7/2009, bài viết “Nguồn gốc khủng hoảng tài chính” của tác giả Dr. George Cooper xuất bản 2008 của NXB Lao động – Xã hội, bài thảo luận chính sách CS-04/2008 của Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính
    9. 3 sách (CEPR) “Về chính sách chống suy thoái của Việt Nam hiện nay - Nghiên cứu số 1: Chính sách kích cầu”, hay “Báo cáo đặc biệt: Triển vọng thị trường trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu” của Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn. Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là một trong những hoạt động bị ảnh hưởng không nhỏ từ những biến động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đặc biệt là xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Mặc dù đã có một số nghiên cứu về đề tài xuất khẩu nông sản như đề tài luận văn nghiên cứu: “Chính sách hỗ trợ hợp lý các sản phẩm nông sản xuất khẩu thực hiện cam kết với WTO” của sinh viên Đặng Ánh Dương lớp Cao học QTKD khoá 12 – năm 2008 Đại học Ngoại Thượng, hay luận văn “ Vấn đề chiến lược xuất khẩu hàng nông sản thực phẩm của Việt Nam thời kỳ hậu WTO giai đoạn 2006-2010” của học viên Nguyễn Hồng Hạnh lớp cao học KTTG& QHKTQT, khoá 11 năm 2007 - đại học Ngoại Thương, nhưng hầu hết các tác giả đều không có liên hệ vấn đề xuất khẩu nông sản với tình hình khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay, đặc biệt là chưa có tác giả nào nghiên cứu sâu mối liên hệ giữa cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu với hoạt động xuất khẩu nông sản của các công ty xuất khẩu nông sản nói chung và công ty Intimex nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Vì thế đề tài của luận văn thể hiện được tính mới và không trùng lặp. Với đề tài lựa chọn, tác giả muốn nghiên cứu sâu về hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty Intimex trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu, từ đó đưa ra một số các giải pháp nhằm phát triển hoạt động xuất nhập khẩu nông sản của công ty phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện nay của thế giới và Việt Nam cũng như phù hợp với định hướng kinh doanh chung của công ty. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là nhằm đưa ra định hướng và một số giải pháp phát triển hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty Intimex nhằm hạn chế những tác động tiêu cực, tận dụng cơ hội phát triển trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
    10. 4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu nói trên, tác giả xác định các nhiệm vụ cụ thể của luận văn như sau: - Giới thiệu khái quát về hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng của công ty Intimex - Nêu một số nét khái quát về cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính hiện nay - Tìm hiểu và phân tích thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của công ty Intimex trong giai đoạn vừa qua và các tác động từ cuộc khủng hoảng đến hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty. - Nêu một số đề xuất về giải pháp nhằm phát triển hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty Intimex trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt nam nói chung và công ty Intimex nói riêng trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Phạm vi nghiên cứu: Công ty Intimex xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản, may mặc, mây tre đan nhưng luận văn chủ yếu tập trung vào các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Công ty Intimex đó là cà phê, hạt tiêu, cơm dừa. Luận văn cũng tập trung nghiên cứu tình hình xuất khẩu các mặt hàng chủ lực nêu trên trong giai đoạn trước và sau khủng hoảng, từ năm 2005 đến hết năm 2009, định hướng đến năm 2011. 6. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được mục đích nghiên cứu của đề tài, một số phương pháp nghiên cứu sau đây sẽ được tác giả sử dụng: - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: tra cứu sách, tài liệu từ các nguồn khác nhau, sau đó tiến hành phân tích, tổng hợp thông tin.
    11. 5 - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: thu thập số liệu thực tiễn tại Công ty Intimex, sau đó tổng hợp và phân tích số liệu. Ngoài ra, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia cũng được sử dụng nhằm thu thập các đánh giá của một số chuyên gia tại công ty Intimex. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục và tài liệu tham khảo nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương sau đây: Chương 1: Tổng quan về hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty Intimex trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty Intimex nhằm vượt qua khủng hoảng kinh tế kinh tế toàn cầu
    12. 6 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TOÀN CẦU 1.1 Tổng quan về hoạt động xuất khẩu và xuất khẩu nông sản của Việt Nam 1.1.1. Khái niệm xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu đối với Việt Nam 1.1.1.1. Khái niệm xuất khẩu Xuất khẩu là hoạt động ngoại thương đầu tiên giữa các quốc gia trên thế giới nhằm khai thác lợi thế của mình với các quốc gia khác. Trải qua nhiều năm đến nay xuất khẩu vẫn chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động ngoại thương của mỗi quốc gia. Vậy xuất khẩu là gì? Xuất khẩu được hiểu là hoạt động đưa các hàng hoá và dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác nhằm thu lợi nhuận. Theo điều 28, Luật Thương mại Việt Nam 2005 xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.[13, tr.9] Xuất khẩu là hình thức xâm nhập thị trường nước ngoài ít rủi ro và chi phí thấp nhất. Với các nước đang phát triển như Việt Nam thì xuất khẩu đóng vai trò rất lớn đối với nền kinh tế và đối với các doanh nghiệp. 1.1.1.2. Vai trò của xuất khẩu đối với Việt Nam a. Đối với nền kinh tế Việt Nam Hoạt động ngoại thương là hoạt động nhằm khai thác những lợi thế và khắc phục những bất lợi trong cơ cấu nền kinh tế. Hoạt động ngoại thương bao gồm hoạt động xuất khẩu và hoạt động nhập khẩu trong đó xuất khẩu là nhân tố có tác động đến lớn đối với sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế của quốc gia. Một số tác động chính đối với nền kinh tế Việt Nam được cụ thể hoá như sau: Thứ nhất, xuất khẩu giúp làm tăng quy mô nền kinh tế thế giới. Nếu xuất khẩu là đem các hàng hoá và dịch vụ dư thừa hoặc là có lợi thế hơn để bán cho các nước khác thì nhập khẩu là mua hàng hoá và dịch vụ từ các quốc gia khác để khắc
    13. 7 phục những yếu kém trong khoa học, công nghệ, quản lý, hay là đáp ứng nhu cầu mà nền kinh tế trong nước không đáp ứng đựơc.Chính vì vậy, xuất khẩu và nhập khẩu là hai hoạt đông hỗ trợ cho nhau để cùng thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Thứ hai, xuất khẩu còn tạo nguồn vốn cho nhập khẩu. Xuất khẩu đem lại nguồn thu cho quốc gia và cho doanh nghiệp. Đây là nguồn vốn quan trọng để tái đầu tư vào các lĩnh vực khác đặc biệt là nhập khẩu, vì ở các nước đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam nhu cầu nhập khẩu máy móc và thiết bị lớn nên nhu cầu về vốn lớn. Mà xuất khẩu mang lại nguồn vốn sở hữu cho quốc gia nên hạn chế sự phụ thuộc vào các khoản đầu tư của nước ngoài để có thể nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển nền kinh tế. Thứ ba, xuất khẩu còn tác động làm chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế và phát triển sản xuất. Sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế sẽ đi từ hướng chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu sang nền kinh tế mà công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn theo định hướng về phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu trong 5 năm 2006 – 2010 trong đó “Cơ cấu ngành trong GDP: khu vực nông nghiệp khoảng 15 - 16%; công nghiệp và xây dựng 43 - 44%; dịch vụ 40 - 41%’’ [2, tr.4]. Việc chuyển dịch cơ cấu này cũng được nước ta xác định rõ: “Chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng giảm nhanh tỉ trọng lao động làm nông nghiệp, tăng tỉ trọng lao động làm công nghiệp và dịch vụ. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư dựa trên cơ sở phát huy các thế mạnh và các lợi thế so sánh của đất nước, gắn với nhu cầu thị trường trong nước và ngoài nước’’ [23]. Với đường lối đó sẽ tạo lợi thế cho hoạt động xuất khẩu nước ta chú trọng tới tận dụng và khai thác lợi thế so sánh sẵn có như nguồn lao động dồi dào, chăm chỉ, nền nông nghiệp phong phú đa dạng về chủng loại và cơ cấu, tình hình chính trị kinh tế ổn định nhằm phát triển sản xuất-kinh doanh theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường. Đồng thời, nó cũng đòi hỏi sự đầu tư phát triển khoa học - công nghệ, trình độ quản lý nhằm nâng cao năng năng lực sản xuất, chất
    14. 8 lượng và sức cạnh tranh đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường thế giới. Do đó, đây được coi là một trong những yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển. Thứ tư, xuất khẩu làm tăng dự trữ ngoại tệ. Nguồn ngoại tệ thu về lớn hơn (hay cán cân thanh toán thặng dư) là điều kiện để duy trì sự ổn định của tỷ giá hối đoái theo hướng có lợi cho xuất khẩu nhưng lại không tổn hao đến nhập khẩu vì vậy sẽ tạo điều kiện phát triển kinh tế. Thứ năm, xuất khẩu góp phần giải quyết công ăn, việc làm. Hoạt động xuất khẩu càng được đẩy mạnh và không ngừng phát triển về quy mô thì sẽ càng thu hút được nhiều lao động, như vậy xuất khẩu đã tạo việc làm cho người lao động giúp người lao động có thu nhập chính đáng và nâng cao đời sống. Điều này hoàn toàn phù hợp với chủ trương của Đảng: “Chú trọng đúng mức việc phát triển công nghệ cao để tạo đột phá và ứng dụng công nghệ dùng nhiều lao động để giải quyết việc làm.’’[23] Thứ sáu, xuất khẩu là cơ sở mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của đất nước. Xuất khẩu là hoạt động ra đời sớm nhất trong các hoạt động kinh tế, khi có hoạt động xuất khẩu thì các nước sẽ có quan hệ với nhau trên cơ sở các bên đều có lợi. Do vậy các quốc gia sẽ xây dựng các quan hệ kinh tế nhằm đẩy mạnh hoạt động này. Hai hoạt động này có mối quan hệ qua lại với nhau và dựa vào nhau để phát triển. Do đó, các quốc gia sẽ chú trọng phát triển đồng thời để đảm bảo sự cân xứng tạo điều kiện để phát triển nhanh nhất. Nói chung, xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh tế của các quốc gia, do vậy các quốc gia đều chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu để khai thác tối đa lợi ích của hoạt động này trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. b. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam Đối với các doanh nghiệp Việt nam, xuất khẩu là một trong các hình thức kinh doanh quốc tế. Với hình thức xuất khẩu này đem lại cho các doanh nghiệp Việt Nam những lợi ích cơ bản sau:
    15. 9 Thứ nhất, hoạt động xuất khẩu làm tăng doanh số bán hàng của công ty. Khi thị trường trong nước trở lên bão hoà thì xuất khẩu là hoạt động làm tăng doanh số bán hàng của công ty khi mở rộng thị trường quốc tế. Thứ hai, công ty có thể đa dạng hoá thị trường đầu ra thông qua xuất khẩu. Đa dạng hoá thị trường đầu ra sẽ giúp cho công ty có thể ổn định luồng tiền thanh toán cho các nhà cung cấp. Việc đa dạng hoá thị trường sẽ tạo ra nguồn thu cho công ty và từ nguồn thu này công ty có thể đầu tư tiếp để tiếp tục đa dạng hoá thị trường tránh sự phụ thuộc quá mức vào một thị tường nào đó hay tạo điều kiện và thuận lợi cho thị trường đầu vào của doanh nghiệp. Thứ ba, doanh nghiệp có thêm nhiều kinh nghiệm kinh doanh trên thị trường quốc tế. Khi tham gia kinh doanh quốc tế, các nhà kinh doanh và các nhà quản lý Việt Nam sẽ phải đối mặt với những khác biệt về văn hoá, tập quán, môi trường kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau. Điều này đòi hỏi sự nhạy bén, tìm tòi, học học để có thể bắt kịp và ứng phó nhanh nhạy trong từng hoàn cảnh để dành lấy ưu thế, khẳng định thương hiệu,vị trí chiếm lĩnh thị trường. Qua đó, họ sẽ tích luỹ được kiến thức và kinh nghiệm hoạt động của mình qua quá trình kinh doanh quốc tế. Trong đó hoạt động xuất khẩu là hoạt động mang lại kinh nghiệm với chi phí và rủi ro thấp nhất. Tóm lại, xuất khẩu là hoạt động kinh doanh quốc tế ra đời sớm nhất và có chi phí cũng như rủi ro thấp nhất. Do đó, đây là hoạt ở các quốc gia kinh doanh quốc tế chủ yếu của các công ty ở các quốc gia đang phát triển (vì yếu tố về vốn, về công nghệ, về con người còn yếu kém nên xuất khẩu là biện pháp hữu hiệu nhất trong các hoạt động kinh doanh quốc tế. Xuất khẩu là hoạt động đơn giản nhất trong hoạt động kinh doanh quốc tế. Do đó các giao dịch và chi phí rủi ro khi có sự biến động về môi trường chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội sẽ thấp nhất so với các hoạt động khác.
    16. 10 1.1.2. Các phương thức xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam 1. 1.2.1. Xuất khẩu trực tiếp Xuất khẩu trực tiếp là hoạt động bán hàng trực tiếp của công ty cho các khách hàng của mình ở nước ngoài. Hai hình thức phổ biến để thâm nhập thị trường quốc tế qua xuất khẩu trực tiếp là: - Đại diện bán hàng: Là hình thức bán hàng mà người bán khôngmang danh nghĩa của mình mà lấy danh nghĩa của người khác (người uỷ thác) nhằm nhận lương và một phần hoa hồng trên cơ sở giá trị hàng hoá bán được. Do đó họ không phải chịu trách nhiệm chính về mặt pháp lý. Nhưng trên thực tế, đại diện bán hàng hoạt động như là nhân viên bán hàng của công ty của thị trường nước ngoài. Công ty sẽ ký hợp đồng trực tiếp với khách hàng ở thị trường nước đó. - Đại lý phân phối là người mua hàng hoá, dịch vụ của công ty để bán theo kênh tiêu thụ ở khu vực mà công ty phân định. Công ty khống chế phạm vi, kênh phân phối ở thị trường nước ngoài. Còn đại lý phân phối sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ rủi ro liên quan đến việc bán hàng ở thị trường đã phân định và thu lợi nhuận qua chênh lệch giữa giá mua và giá bán. 1.1.2.2. Xuất khẩu gián tiếp Xuất khẩu gián tiếp là hoạt động bán hàng hoá và dịch vụ của công ty ra nước ngoài thông qua trung gian (thông qua người thứ ba). Các trung gian mua bán không chiếm hữu hàng hoá của công ty mà trợ giúp công ty xuất khẩu hàng hoá sang thị trường nước ngoài. Các trung gian xuất khẩu như: đại lý, công ty quản lý xuất nhập khẩu và công ty kinh doanh xuất nhập khẩu. - Đại lý: Là các cá nhân hay tổ chức đại diện cho nhà xuất khẩu thực hiện một hay một số hoạt động nào đó ở thị trường nước ngoài do người ủy thác uỷ quyền dựa trên quan hệ hợp đồng đại lý. Đại lý là người thiết lập quan hệ hợp đồng giữa các công ty và khách hàng ở thị trường ở thị trường nước ngoài. Đại lý không có quyền chiếm hữu và sở hữu hàng hoá mà chỉ thực hiện một hay một số công việc nào đó cho công ty uỷ thác và nhận thù lao.
    17. 11 - Công ty quản lý xuất khẩu: Là các công ty nhận uỷ thác và quản lý công tác xuất khẩu hàng hoá hoạt động trên danh nghĩa của công ty xuất khẩu. Vì vậy, công ty quản lý xuất khẩu là nhà xuất khẩu gián tiếp. Họ chỉ đảm nhận các thủ tục xuất khẩu và thu phí xuất khẩu. Do vậy, bản chất của công ty quản lý xuất khẩu là thực hiện dịch vụ quản lý và thu khoản thù lao từ hoạt động đó. - Công ty kinh doanh xuất khẩu: Là công ty hoạt động như nhà phân phối độc lập có chức năng kết nối các khách hàng nước ngoài với các công ty xuất khẩu trong nước để bán hàng hoá ra thị trường nước ngoài. Bản chất của công ty kinh doanh xuất khẩu là thực hiện các dịch vụ xuất khẩu nhằm kết nối các khách hàng nước ngoài với công ty xuất khẩu. - Đại lý vận tải: Là các công ty thực hiện dịch vụ thuê vận chuyển và những hoạt đông liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá như khai báo thuế quan, áp biếu thuế quan, thực hiện giao nhận, chuyên chở và bảo hiểm. Đại lý vận tải thực hiện các nghiệp vụ xuất khẩu và kinh doanh nhiều loại hình dịch vụ giao nhận hàng hoá đến tay người nhận. Khi xuất khẩu qua các đại lý vận tải hay các công ty chuyển phát hàng thì các đại lý vận tải và các công ty đó kiêm luôn các dịch vụ xuất khẩu liên quan đến hàng hoá đó. Về bản chất, các đại lý vận tải hoạt động như các công ty kinh doanh dịch vụ giao nhận, vận chuyển và dịch vụ xuất nhập khẩu, thậm chí cả dịch vụ bao gói hàng hoá phù hợp với phương thức vận chuyển mua bảo hiểm hàng hoá cho hoạt động của họ. 1.1.3. Vài nét về xuất khẩu nông sản của Việt Nam 1.1.3.1. Hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam Kể từ khi đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã chuyển từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá đa dạng, hướng mạnh ra xuất khẩu. Một số mặt hàng nông sản của nước ta đã vươn lên cạnh tranh khá và có vị thế quan trọng trên thị trường thế giới đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tình hình hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2009 được nêu trong bảng sau:
    18. 12 Bảng 1.1. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2005 - 2009 Đơn vị: tỷ USD Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng kim ngạch xuất khẩu 32,50 39,80 48,38 62,70 53 Kim ngạch xuất khẩu nông sản 4,60 5,90 7,42 10,40 8,2 Tỷ trọng (%) 14,2 14,8 15,3 16,5 15,47 Nguồn: Nguồn: Tổng hợp từ tổng cục thống kê Năm 2006 và năm 2007, nông nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn do thời tiết, khí hậu, thiên tai không thuận lợi. Đó là hạn hán, bão số 1 (Chin chu), bão số 6 (xang sane), lốc xoáy, mưa đá, nhất là đợt không khí lạnh cuối năm 2007 và đầu năm 2008 đã gây ảnh hưởng rất lớn và để lại những hậu quả rất nghiêm trọng. Điều này làm cho việc sản xuất và xuất khẩu nông sản gặp nhiều khó khăn và ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp Việt Nam vì nông nghiệp là ngành chịu tác động lớn nhất của điều kiện tự nhiên. Kết quả tốc độ tăng trưởng nông sản chỉ đạt 4,04% năm 2006 giảm 0,64% so với năm 2005, đến năm 2007 giảm xuống còn 3,24% nhưng kim ngach nông sản xuất khẩu vẫn duy trì tăng từ 4,6 tỷ USD vào năm 2005 đến năm 2007 tăng lên đạt 7,42 tỷ USD Tuy nhiên, bước sang năm 2008 diện tích và sản lượng các loại cây trồng tăng lên nhanh chóng. Những tác động từ chính sách của nhà nước đã kích thích người nông dân tăng sản lượng thông qua mở rộng diện tích và áp dụng công nghệ mới. Kết quả là tăng trưởng nông nghiệp năm 2008 là 5,44% đạt mức cao nhất trong vòng 5 năm từ 2005 – 2009. Nước ta bước đầu đã hình thành một số ngành sản xuất hàng hoá với các vùng sản xuất tập trung, đáp ứng được nhu cầu trong nước, một số sản phẩm đã thâm nhập vào thị trường thế giới, như: gạo, cà phê, điều, lạc ., đã làm tăng đáng kể vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Điển hình là năm 2008 kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản tăng cao (xem bảng 1.1) đạt mức 10,40 tỷ USD tăng gần gấp đôi so với năm 2006 chiếm tỷ trọng là 16,5% so với tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đến năm 2009 do chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho giá trị xuất khẩu của cả nước
    19. 13 giảm còn 53 tỷ USD nhưng xuất khẩu nông sản tuy có giảm sút nhưng tỷ trọng vẫn duy trì ở mức 15,47%. Qua tình hình trên cho thấy, cho dù trải qua các diễn biến phức tạp của tự nhiên cũng như các tác động khách quan từ nền kinh tế trong và ngoài nước, hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam vẫn duy trì tăng ổn định và chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. 1.1.3.2. Vai trò của xuất khẩu nông sản trong nền kinh tế Việt Nam Vai trò của xuất khẩu hàng nông sản còn góp phần quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế cũng như tăng trưởng nông nghiệp. Nông sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP khoảng 16-17%. Do đó, xuất khẩu hàng nông sản càng lớn thì càng làm cho GDP tăng cao, thể hiện được năng lực cạnh tranh của đất nước về xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản tăng cao sẽ nâng cao tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. So với các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu như hàng dệt may, giầy da hay cơ khí, điện tử lắp ráp thì trong cùng một lượng kim ngạch xuất khẩu thu về như nhau, tỷ lệ chi phí sản xuất có nguồn gốc ngoại tệ của hàng nông sản rất thấp, do đó thu nhập ngoại tệ ròng của hàng nông sản xuất khẩu sẽ cao hơn nhiều. Ví dụ: Chi phí sản xuất gạo xuất khẩu có nguồn gốc ngoại tệ (phân bón, thuốc sâu bệnh và các loại hóa chất, xăng dầu ) chỉ chiếm từ 15 đến 20% giá trị xuất khẩu gạo. Điều đó có nghĩa là xuất khẩu gạo đã tạo ra từ 80 đến 85% thu nhập ngoại tệ thuần cho đất nước, chỉ số này đối với nhân hạt điều xuất khẩu là khoảng 27% và 73%. Xuất khẩu nông sản góp phần giải quyết tốt vấn đề công ăn, việc làm. Xuất khẩu nông sản tăng kéo theo sự phát triển của ngành công nghịêp chế biến, công nghịêp phục vụ nông nghịêp, từ đó lao động bổ sung tăng lên. Đây là một ưu thế quan trọng hiện nay của ngành, vì hàng năm nước ta phải giải quyết thêm việc làm cho 1,4 triệu người bước vào tuổi lao động. Hơn nữa, giá nhân công Việt Nam rẻ hơn các nước khác trong khu vực, phổ biến với mức 1- 1,2 USD/ngày công lao động như trong sản xuất lúa, cà phê, rẻ hơn so với Thái Lan từ 2-3lần. Điều nay
    20. 14 còn làm tăng khả năng cạnh tranh cho cac mặt hàng nông sản xuất khẩu của nước ta. Xuất khẩu hàng nông sản tác động đến việc mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp. Khi xuất khẩu nông sản tăng, khối lượng nông sản được sản xuất ra ngày càng lớn, do đó sẽ tạo điều kiện cho việc mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp. Xuất khẩu hàng nông sản góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nguồn lực trong nông nghịêp bao gồm: đất đai, cơ sở hạ tầng, người lao động, kinh nghiệm sản xuất Mỗi vùng khác nhau sẽ có lợi thế về một loại nông sản khác nhau, do đó khi xuất khẩu nông sản tăng lên, thị trường được mở rộng sẽ tạo điều kiện cho vùng đó sử dụng nguồn lực đạt hiệu quả cao nhất. Đây cũng là lý do tại sao Việt Nam lại tạo những điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu gạo của đồng bằng sông Cửu Long, cà phê của các tỉnh miền Trung Tây Nguyên, vải Lục Ngạn, nhãn Hưng Yên, thanh long Bình Thuận, bưởi Diễn Xuất khẩu hàng nông sản góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn gắn với công nghiệp chế biến và thị trường, đưa thiết bị và các công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp, thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ sinh học và công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường. Vì vậy, xuất khẩu nông sản tạo điều kiện giải quyết tốt vấn đề đầu ra cho nông sản, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, điều này rất phù hợp với hội nhập kinh tế hiện nay. Xuất khẩu hàng nông sản góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Xuất khẩu nông sản tăng làm đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, từ đó góp phần thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa có giá trị cao nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường thế giới. Xuất khẩu nông sản tăng hình thành càng vùng sản xuất chuyên môn hóa, tạo thuận lợi cho việc chăm sóc, áp
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...