Tài liệu Phát triển xã hội bền vững và hài hòa những vấn đề lý luận và thực tiễn chủ yếu hiện nay

Thảo luận trong 'Kinh Tế Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong bài viết này, tác giả đã luận chứng để làm rõ rằng, phát triển xã hội bền vững và hài hoà là một xu hướng tấtyếu, khách quan của thời đại. Phát triển bền vững không thể dựa trên khuôn mẫu tư duy cũ, các quan niệm và giá trị cũ, nó đòi hỏi phải có tư duy mới, khoa học hơn, nghĩalà cần có một thế giới quan triết học mới. Theo tác giả, vấn đề cấp thiết, đặc biệt quan trọng đặt ra hiện nay không chỉ là giữ gìn, bảo vệ, mà còn là cải thiện môi trường sinh thái. Do vậy, nội dung của quan niệm phát triển xã hội bền vững và hài hoà phải bao gồm tăng trưởng kinh tế, hiện đại hóa hay phát triển xã hội gắn với việc giữ gìn, bảo vệ và cải thiện môi trường.
    Từ những năm 60 của thế kỷ XX, các cuộc thảo luận của Câu lạc bộ Rôma đã đưa đến sự xuất hiện trên diễn đàn lý luận các tư tưởng về phát triển bền vững. Năm 1972, trong Tuyên ngôn của Hội nghị Liên hợp quốc lần thứ nhất về môi trường tại Xtốckhôm (Thụy Điển), mối quan hệ giữa phát triển kinh
    tế, xã hội và môi trường đã chính thức được đề cập trong một văn bản của tổ chức quốc tế lớn nhất và có uy tín nhất trên thế giới. Báo cáo Những giới hạn của tăng trưởng đã khái quát sự quá độ từ tăng trưởng theo chiều rộng sang trạng thái cân bằng động trên quy mô toàn cầu, từ tăng trưởng về lượng sang tăng trưởng về chất (có giới hạn), xác lập trật tự kinh tế thế giới mới.
    Tiếp theo, vào khoảng giữa những năm 70, Chương trình môi trường của Liên hợp quốc đã sử dụng thêm những khái niệm mới: phát triển không phá hủy, phát triển sinh thái với nội dung cơ bản là phát triển nhưng không phá vỡ cân bằng sinh thái, phát triển một cách thích hợp với môi trường, giảm nhẹ tác
    động xấu vào môi trường tự nhiên xung quanh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...