Luận Văn Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty bảo hiểm PVI Khánh Hòa

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 24/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty bảo hiểm PVI Khánh Hòa


    MỤC LỤC
    Trang
    MỤC LỤC . i
    DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ . v
    LỜI MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 4
    1.1. Tổng quan về văn hóa doanh nghiệp 4
    1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp 4
    1.1.2. Khái niệm về văn hóa 4
    1.1.3. Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp 5
    1.1.4. Các cấp độ của văn hóa doanh nghiệp 5
    1.1.5. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp đối với sự phát triển của doanh nghiệp 8
    1.2. Các thành phần của văn hóa doanh nghiệp . 11
    1.2.1. Triết lý hoạt động của doanh nghiệp 11
    1.2.2. Đạo đức kinh doanh . 12
    1.2.3. Hệ thống sản phẩm (hàng hóa và dịch vụ) của doanh nghiệp . 15
    1.2.4. Phương thức tổ chức của doanh nghiệp 16
    1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển văn hóa doanh
    nghiệp . 19
    1.3.1. Văn hóa dân tộc . 19
    1.3.1.1. Sự đối lập giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể . 20
    1.3.1.2. Sự phân cấp quyền lực 21
    1.3.1.3. Tính đối lập giữa nam quyền và nữ quyền 22
    1.3.1.4. Tính cẩn trọng . 23
    1.3.2. Nhà lãnh đạo 24
    1.3.2.1. Sáng lập viên- Người quyết định việc hình thành hệ thống giá
    trị văn hóa căn bản của Doanh nghiệp: . 26
    1.3.2.2. Các nhà lãnh đạo kế cận 28
    ii
    1.3.3 Những giá trị văn hóa học hỏi được 28
    1.4. Các giai đoạn hình thành và cơ cấu thay đổi văn hóa doanh nghiệp . 31
    1.4.1. Các giai đoạn hình thành văn hóa doanh nghiệp 31
    1.4.2. Cơ cấu thay đổi văn hóa doanh nghiệp . 33
    1.4.3. Một số cách thức thay đổi văn hóa doanh nghiệp . 35
    1.5. Các dạng văn hóa doanh nghiệp . 39
    1.5.1. Phân theo sự phân cấp quyền lực . 39
    1.5.2. Phân theo cơ cấu và định hướng về con người và nhiệm vụ . 40
    1.5.3. Phân theo mối quan tâm dến nhân tố con người và mối quan tâm
    đến thành tích 42
    1.5.4. Phân theo vai trò của nhà lãnh đạo . 42
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG
    TY BẢO HIỂM PVI KHÁNH HÒA . 43
    2.1. Giới thiệu chung về Công Ty Bảo Hiểm PVI Khánh Hòa 43
    2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty . 43
    2.1.1.1. Sự ra đời 43
    2.1.1.2. Quá trình phát triển 43
    2.1.2. Cơ cấu tổ chức và lao động của Công ty 44
    2.1.3. Tình hình kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây 46
    2.1.3.1. Các sản phẩm và dịch vụ Công ty cung cấp: 46
    2.1.3.2. Tình hình kinh doanh bảo hiểm của Công ty giai đoạn
    2009 – 2011: 49
    2.2. Thực trạng xây dựng và phát triển văn hóa của Công ty PVI Khánh Hòa. 52
    2.2.1. Mô hình văn hóa doanh nghiệp mà Công ty đang theo đuổi: 52
    2.2.2. Các hoạt động văn hóa của Công ty . 53
    2.2.2.1. Hệ thống các giá trị cốt lõi . 53
    2.2.2.2. Các thành tích mà Tổng Công ty Bảo hiểm PVI đạt được: . 54
    2.2.2.3. Các hoạt động xã hội mà Công ty PVI Khánh Hòa đã tham gia
    từ khi thành lập đến nay: 55
    iii
    2.2.2.4. Hệ thống các chuẩn mực trong hoạt động của Công ty 56
    2.2.2.5. Hệ thống các chuẩn mực về giao tiếp và truyền đạt thông tin
    trong Công ty: 63
    2.2.2.6. Hệ thống các chuẩn mực về giao tiếp và truyền đạt thông tin
    bên ngoài Công ty: . 64
    2.2.2.7. Hệ thống Giáo dục – Đào tạo của Công ty . 65
    2.2.2.8. Chế độ đãi ngộ của công ty 67
    2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển văn hóa của
    Công ty: . 68
    2.2.3.1. Sự đối lập giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể . 68
    2.2.3.2. Sự phân cấp quyền lực: 68
    2.2.3.3. Tính đối lập giữa nam quyền và nữ quyền: 69
    2.2.3.4. Nhà lãnh đạo – người tạo ra nét đặc trưng của văn hóa doanh
    nghiệp cho Công ty 70
    2.2.4. Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên Công ty về môi
    trường văn hóa của công ty: 71
    2.2.5. Một số nhận xét và đánh giá văn hóa doanh nghiệp mà công ty
    đang xây dựng . 76
    2.2.5.1. Nhận xét: . 76
    2.2.5.2. Đánh giá: . 77
    CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH
    NGHIỆP TẠI CÔNG TY PVI KHÁNH HÒA 81
    3.1. Các yếu tố thiết yếu cho việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiện nay
    của công ty: . 81
    3.1.1. Các yếu tố hữu hình: 81
    3.1.2. Chất lượng ban lãnh đạo và nhân viên: 81
    3.1.3. Các quy định về văn hóa: . 82
    3.1.4. Các quy ước bất thành văn: 84
    iv
    3.2. Phương hướng xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong tương lai mà
    công ty đang theo đuổi: . 85
    3.2.1. Phương châm xây dựng văn hóa doanh nghiệp theo tư tưởng
    Hồ Chí Minh 85
    3.2.2. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại: 86
    3.2.3. Khai thác các giá trị tinh thần thích hợp cho xây dựng VHDN: . 86
    3.2.4. Các phương châm trong hoạt động kinh doanh của công ty: 87
    3.2.5. Phương hướng kinh doanh: 87
    3.2.6. Mục tiêu kinh doanh của Công ty: . 88
    3.3. Một số giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty Bảo hiểm
    PVI Khánh Hòa: . 89
    3.3.1. Xây dựng một mô hình văn hóa doanh nghiệp tích cực, làm nền
    tảng cho sự phát triển bền vững cho Doanh nghiệp: . 89
    3.3.2. Khắc phục nhược điểm của mô hình văn hóa công ty đang theo
    đuổi 90
    3.3.3. Bản thân lãnh đạo cần là tấm gương về văn hóa doanh nghiệp: 91
    3.3.4. Tạo ra hình mẫu một nơi làm việc lý tưởng nhằm kích thích tinh
    thần làm việc hăng say của nhân viên: . 91
    3.3.5. Tạo bầu không khí làm việc trong công ty: 93
    3.3.6. Chính sách tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực phải thể hiện được
    văn hóa doanh nghiệp: . 94
    3.3.7. Tác phong văn hóa thể hiện trong chế độ khen thưởng công nhân viên.95
    3.3.8. Văn hóa doanh nghiệp thể hiện trong sự quan tâm đến đời sống
    của cán bộ nhân viên: 96
    3.3.9. Gây dựng hình ảnh công ty trong tâm trí của đối tác, của khách hàng 96
    KẾT LUẬN . 98
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 100


    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    Trong tác phẩm “Sử ký”, sử gia Herodotus người Halicarnassus (nay
    thuộc Thổ Nhĩ Kỳ) đã kể câu chuyện về một người tên Sophanes, trong cuộc
    chiến tranh lớn nhất lịch sử thế giới cổ đại giữa Hy Lạp và Ba Tư: “ Anh ta đeo
    trên thắt lưng áo giáp cái mỏ neo bằng sắt gắn vào sợi xích sắt. Mỗi khi đến
    gần kẻ thù, anh ta quăng nó xuống đất, để những kẻ tấn công không thể xê dịch
    anh ta; nếu đối thủ bắt đầu bỏ chạy, anh ta bèn nhấc cái mỏ neo lên và đuổi
    theo”. Thiết nghĩ, trong bất kỳ doanh nghiệp nào, nhân viên cũng cần một mỏ
    neo chắc chắn như vậy để có thể tự trói mình vào nhiệm vụ. Trong bối cảnh
    khủng hoảng kinh tế trên thế giới như hiện nay, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp
    hẳn cũng nhận ra rằng nhân viên sẵn sàng chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp,
    chấp nhận giảm lương, tăng giờ làm cùng chia sẻ khó khăn, góp phần đưa
    doanh nghiệp “ vượt bão”. Có được điều đó một phần nhờ cái “tình” của nhân
    viên với doanh nghiệp, và được vun đắp bởi văn hóa doanh nghiệp.
    Xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp (VHDN) vẫn còn là một vấn đề khá
    mới mẻ đối với hầu hết các Doanh nghiệp Việt Nam. Tại Việt Nam chưa thực
    sự có một Doanh nghiệp nào xứng tầm khu vực, chưa có sản phẩm hay dịch
    vụ nào làm lay động thị trường quốc tế; ngoài những lí do về trình độ quản lý,
    nguồn nhân lực, nguồn tài chính thì thiếu VHDN cũng là một trong những
    yếu tố góp phần cho sự hổ thẹn ấy. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế
    như hiện nay, các nhà quản lý cần có một cái nhìn toàn diện, một sự quan tâm
    thích đáng đến việc xây dựng văn hóa Doanh nghiệp của Công ty mình,
    không thể để cho nó phát triển tự phát.
    VHDN không hiện hữu một cách thường trực, đầu tư xây dựng VHDN
    không phải ngày một ngày hai mà hiệu quả của nó cũng khó có thể đong đếm
    2
    được nên nó không thực sự được các Doanh nghiệp Việt Nam quan tâm một
    cách đúng mực.
    Luận văn tốt nghiệp với đề tài “Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại
    công ty bảo hiểm PVI Khánh Hòa”nêu lên cơ sở lý luận về Doanh nghiệp, Văn
    hoá, Văn hoá Doanh nghiệp; thực trạng Văn hoá Doanh nghiệp và một số biện
    pháp nhằm phát triển VHDN ở Công ty Bảo hiểm PVI Khánh Hòa với hy vọng
    công ty sẽ vận dụng sức mạnh VHDN để đạt được những thành công to lớn
    trong quá trình thành phố đang phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc TW nói
    riêng và lộ trình vươn mình ra thế giới của Việt Nam nói chung.
    2. Mục tiêu nghiên cứu:
     Hệ thống lại kiến thức về Doanh nghiệp, Văn hóa, Văn hóa doanh
    nghiệp.
     Thực trạng Văn hóa doanh nghiệp của Công ty Bảo hiểm PVI
    Khánh Hòa hiện nay.
     Nêu lên biện pháp nhằm phát triển Văn hóa doanh nghiệp tại Công
    ty Bảo hiểm PVI.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đề tài tập trung nghiên cứu mô hình VHDN mà Công ty Bảo hiểm PVI
    Khánh Hòa đang xây dựng. Dựa vào cơ sở lí luận và thực tiễn xây dựng
    VHDN của các Doanh nghiệp trong nước cũng như thế giới mà nêu ra một số
    biện pháp nhằm phát triển mô hình VHDN của Công ty Bảo hiểm PVI thêm
    hoàn chỉnh.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp thu thập và phân tích – tổng hợp dữ liệu chủ yếu được sử
    dụng xuyên suốt đề tài. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp so sánh, thống kê
    để thấy được tình hình kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây.
    3
    5. Kết cấu chuyên đề
    Chương 1: Cơ sở lí luận về văn hóa doanh nghiệp
    Chương 2: Thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại công ty Bảo hiểm PVI
    Khánh Hòa
    Chương 3: Các giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty
    PVI Khánh Hòa.


    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA
    DOANH NGHIỆP
    1.1. Tổng quan về văn hóa doanh nghiệp
    1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp
    Là một tổ chức có trụ sở, con dấu, tài sản thực hiện hoạt động kinh
    doanh, nhằm mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu, xét trong dài
    hạn thì mục tiêu của Doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận.
    Hiện nay ở Việt Nam có 6 loại hình Doanh nghiệp, đó là: Doanh nghiệp Nhà
    nước, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty Cổ phần, Doanh nghiệp
    có vốn đầu tư nước ngoài và Hợp tác xã.
    1.1.2. Khái niệm về văn hóa
    Văn hóa là một khái niệm rất rộng lớn, bao gồm nhiều loại đối tượng,
    tính chất và hình thức biểu hiện khác nhau. Tất cả những gì do con người tạo
    ra đều chứa đựng trong nó một ý nghĩa văn hóa nhất định. Văn hóa tồn tại ở
    cả thế giới vật chất và tinh thần của xã hội loài người, như: phố cổ Hội An,
    các đền thờ, các ngôi chùa, các công trình nghệ thuật thuộc về văn hóa vật
    chất; Nhã nhạc Cung đình Huế., Ca trù, không gian văn hóa Cồng chiêng Tây
    Nguyên thuộc về văn hóa tinh thần ( văn hóa phi vật thể).
    Cho đến nay, có rất nhiều khái niệm khác nhau về văn hóa:
     Ở phương Đông, trong tiếng Hán cổ, từ văn hóa bao gồn chữ “văn”
    và chữ “hóa”. Trong đó, văn là vẻ đẹp của nhân tính, cái đẹp của tri thức, trí
    tuệ của con người có thể đạt được bằng sự tu dưỡng của bản thân và cách thức
    cai trị đúng đắn của người cầm quyền. Chữ “hóa” trong văn hóa là việc đem
    cái văn( cái đẹp, cái đúng, cái tốt) để cảm hóa, giáo dục và hiện thực hóa
    trong thực tiễn đời sống. Văn hóa chính là nhân hóa hay nhân văn hóa.
    5
     Ở phương Tây, văn hóa ( culture – tiếng Anh hay tiếng Pháp) đều
    xuất xứ từ chữ Latin ( cultus) có nghĩa là khai hoang, trồng trọt, trông nom
    cây lương thực hay nói ngắn gọn là sự vun trồng. Sau đó, từ Cultura được mở
    rộng nghĩa dùng trong lĩnh vực xã hội chỉ sự vun trồng, giáp dục, đào tạo và
    phát triển mọi khả năng của con người.
    Như vậy, văn hóa theo quan niệm của cả phương Đông và phương Tây
    đều có một nghĩa chung căn bản là sự giáo hóa, vun trồng nhân cách con
    người, cũng có nghĩa là làm cho con người và cuộc sống trở nên tốt đẹp.
    1.1.3. Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp
    Văn hóa doanh nghiệp ( văn hóa công ty) là một dạng văn hóa tổ chức
    bao gồm những giá trị, những nhân tố văn hóa mà doanh nghiệp tạo ra trong
    quá trình sản xuất kinh doanh tạo nên bản sắc của doanh nghiệp, tác động tới
    suy nghĩ, lý trí, tình cảm và hành vi của tất cả thành viên trong doanh nghiệp.
    Hay nói khác đi, văn hóa doanh nghiệp là văn hóa kinh doanh của doanh
    nghiệp đó
    Văn hóa doanh nghiệp bao gồm môi trường văn hóa của doanh nghiệp
    (đó là cách ứng xử, hành vi của thành viên trong doanh nghiệp), hệ thống các
    giá trị của doanh nghiệp và các nhân tố văn hóa khác trong sản xuất, kinh
    doanh của doanh nghiệp.
    1.1.4. Các cấp độ của văn hóa doanh nghiệp
    Theo Edgar H. Schein, văn hoá Doanh nghiệp có thể chia thành ba cấp
    độ khác nhau. Thuật ngữ “cấp độ” dùng để chỉ mức độ có thể cảm nhận được
    của các giá trị văn hoá Doanh nghiệp hay nói cách khác là tính hữu hình của
    các giá trị văn hoá đó . Đây là cách tiếp cận độc đáo, đi từ hiện tượng đến bản
    chất của một nền văn hoá, giúp cho chúng ta hiểu một cách đầy đủ và sâu sắc
    những bộ phận cấu thành của nền văn hoá đó.
    6
    a. Cấp độ thứ nhất: Những quá trình và cấu trúc hữu hình của Doanh
    nghiệp:
    Bao gồm tất cả những hiện tượng và sự vật mà một người có thể nhìn,
    nghe và cảm thấy khi tiếp xúc với một tổ chức có nền văn hoá xa lạ như:
    - Kiến trúc, cách bài trí; công nghệ, sản phẩm.
    - Cơ cấu tổ chức, các phòng ban của Doanh nghiệp.
    - Các văn bản quy định nguyên tắc hoạt động của Doanh nghiệp.
    - Lễ nghi và lễ hội hàng năm.
    - Các biểu tượng, logo, khẩu hiệu, tài liệu quảng cáo của Doanh
    nghiệp.
    - Ngôn ngữ, cách ăn mặc, xe cộ, chức danh, cách biểu lộ cảm xúc,
    hành vi ứng xử thường thấy của các thành viên và các nhóm làm việc trong
    Doanh nghiệp.
    - Những câu chuyện và những huyền thoại về tổ chức.
    - Hình thức, mẫu mã của sản phẩm.
    - Thái độ và cung cách ứng xử của các thành viên Doanh nghiệp.
    Đây là cấp độ văn hoá có thể nhận thấy ngay khi trong lần tiếp xúc đầu
    tiên, nhất là với những yếu tố vật chất như: Kiến trúc, bài trí, đồng phục
    Cấp độ văn hoá này có đặc điểm chung là chịu ảnh hưởng nhiều của tính chất
    công việc kinh doanh của công ty, quan điểm của người lãnh đạo Tuy nhiên,
    cấp độ văn hoá này dễ thay đổi và ít khi thể hiện được những giá trị thực sự
    trong VHDN.
    b. Cấp độ thứ hai: Những giá trị được tuyên bố (bao gồm các chiến lược,
    mục tiêu, triết lý của Doanh nghiệp):
    Doanh nghiệp nào cũng có những quy định, nguyên tắc, triết lý, chiến
    lược và mục tiêu riêng, là kim chỉ nam cho hoạt động của toàn bộ nhân viên


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Tạp chí cộng sản số 826 ( 8/2011), Tham luận: “ Xây dựng và phát triển
    DN trên nền tảng tư tưởng HCM”.
    2. ThS. Mai Thị Linh, Bài giảng Nghệ thuật giao tiếp và đàm phán trong kinh
    doanh,tr. 1-18, Bộ môn Quản Trị Kinh Doanh.
    3. ThS. Phạm Đình Tịnh, Bài giảng văn hóa doanh nghiệp, khoa quản trị kinh
    doanh, đại học Công nghiệp Tp. HCM.
    4. TS. Nguyễn Quốc Tuấn, TS. Đoàn Gia Dũng, ThS. Đào Hữu Hòa, ThS.
    Nguyễn Thị Bích Thu (2008), Giáo trình quản trị nguồn nhân lực, tr. 249-253, NXB Lao Động.
    5. PGS TS. Lê Doãn Tá, Văn hóa doanh nghiệp – Nền tảng phát triển kinh tế
    doanh nghiệp thời kỳ 2011- 2020 [Lý luận và thực tiễn phương Đông,
    phương Tây], NXB Chính Trị Quốc Gia.
    6. Hội dầu khí Việt Nam (2011), Tạp chí năng lượng mới số đặc biệt kỷ niệm
    50 năm ngày truyền thống ngành dầu khí, tr.(28, 33), Hà Nội.
    7. Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài (2011) ,Tạp chí nhịp cầu
    đầu tư số 249, Hà Nội.
    8. Tổng công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam PVI (2011), Báo cáo thường niên.
    10. Website Bộ lao động thương binh và xã hội www.molisa.gov.vn
    11. Website Tổng công ty bảo hiểm dầu khí PVI www.pvi.com.vn
    12. www.giamdocdieuhanh.org
    13. www.vnexpress.vn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...