Báo Cáo Phát triển và vấn đề môi trường ở trung quốc

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Elizabeth Economy là Chủ tịch và chuyên gia cao cấp phụ trách các vấn đề châu á của Hội đồng quan hệ đối ngoại Mỹ. Bà là người nhiều năm nghiên cứu về Trung Quốc. Bà đã viết nhiều công trình liên quan tới chính sách đối nội và đối ngoại của Trung Quốc như:

    ã Dòng sông đen: Những thách thức về môi trường của Trung Quốc trong tương lai (đã hoàn tất bản thảo hồi tháng 9/2002).
    ã Trung quốc hội nhập với thế giới: Quá trình và triển vọng (đồng tác giả) (ấn phẩm của Hội đồng quan hệ đối ngoại, 1999).
    ã Quốc tế hoá công cuộc bảo vệ môi trường (đồng tác giả, Trường đại học Cambridge phát hành, 1997).
    ã Các bài viết liên quan đến chính sách và những vấn đề vĩ mô trên các tạp chí như Ngoại giao, những bài luận trên thời báo New York, Washington Post, International Herald Tribune, The Boston Globe và báo buổi sáng Nam Trung Quốc.

    Bà tốt nghiệp cử nhân trường Swarthmore, nhận bằng Thạc sỹ trường đại học Stanford và Tiến sỹ trường đại học Michigan.



    Phóng viên: Theo bà hiện nay thực trạng môi trường của Trung Quốc ra sao? Chẳng hạn như người ta dự đoán rằng Trung Quốc sẽ có lượng khí thải CO2 hàng năm cao hơn so với Mỹ trong thập kỷ tới. Bà có thể đưa ra một vài con số thống kê để mô tả chính xác về vấn đề này?

    Elizabeth Economy: Cùng với các số liệu về tốc độ tăng trưởng kinh tế mức sống của hàng triệu người dân Trung Quốc đã nâng lên đáng kể trong 2 thập kỷ qua, số liệu đồng thời cũng nêu ra thảm họa về môi trường. Nhu cầu đối với tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên nước, đất và năng lượng là rất lớn và không ngừng tăng lên. Tài nguyên rừng ngày một cạn kiệt và gây ra những hậu quả gián tiếp như suy thoái môi trường, lũ lụt và thiệt hại về sinh thái. Bên cạnh đó, ô nhiễm không khí và nguồn nước cũng tăng vọt. Đối với các doanh nghiệp nông thôn-xí nghiệp Hương Trấn, động lực tăng trưởng kinh tế nông thôn của Trung Quốc, hiện nay Chính phủ Trung Quốc gặp rất nhiều khó khăn trong việc giám sát, điều chỉnh và hạn chế sử dụng nước chưa qua xử lý, được lấy trực tiếp từ sông suối và nước mặn.

    Hơn 75% nước chảy trong các con sông ở vùng nông thôn Trung Quốc hiện nay không đảm bảo vệ sinh đối với sinh hoạt hoặc nuôi trồng thủy hải sản. 66 triệu con người khó tiếp cận được với nguồn nước sạch và gần 3 lần con số này hàng ngày phải sinh hoạt bằng nước nhiễm bẩn. Hiện tượng sa mạc hoá, chiếm 1/4 đất nông nghiệp Trung Quốc đang buộc hàng nghìn nông dân đổ về các thành phố mỗi năm và gây ra tình trạng quá tải ở Bắc Kinh. Về vấn đề môi trường, năm 2000, Uỷ ban bảo vệ môi trường quốc gia Trung Quốc đã tiến hành khảo sát chất lượng không khí trên 300 thành phố và nhận thấy rằng gần 2/3 không đáp ứng tiêu chuẩn về mật độ khói bụi trong không khí mà Tổ chức Y tế thế giới đặt ra. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về hô hấp và viêm phổi.

    Các hoạt động của Trung Quốc cũng đang ảnh hưởng đáng kể tới môi trường không khí trong khu vực và toàn cầu. Việc phụ thuộc vào than đá có hàm lượng sunfua cao và chất lượng thấp làm phát sinh hơn một nửa lượng khí sunfua điôxít, nguyên nhân căn bản gây ra hiện tượng mưa axít tại các nước Đông á, nhất là ở Nhật bản và Hàn Quốc. Trên quy mô toàn cầu, Trung Quốc là một trong những tác nhân chính phá huỷ tầng ôzôn, gây mất cân bằng sinh thái và biến động của thời tiết. Các nước đã tiến hành một loạt các chính sách mới để đối phó với thực trạng này nhưng việc thực hiện dường như còn chậm và chưa hiệu quả.

    Nên nhớ rằng sự hợp tác trong bảo vệ môi trường đi kèm với phát triển kinh tế là một cuộc đấu tranh đầy cam go quyết liệt trên toàn thế giới. ở một vài lĩnh vực, Trung Quốc đã bắt đầu chú trọng tới việc kiểm soát các tác nhân gây ô nhiễm môi trường trong quá trình phát triển kinh tế tuy nhiên cơ quan bảo vệ môi trường độc lập của nước này mới chỉ xuất hiện trong vài năm trở lại đây.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...