Chuyên Đề Phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp
    CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP
    1.1 Xuất Khẩu Và Vai Trò Của Hoạt Động Xuất Khẩu.
    Trong hoạt động ngoại thương, xuất khẩu là việc bán hàng hóa, dịch vụ cho nước ngoài. Xuất khẩu đã được thừa nhận là một hoạt động rất cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Khi các nhân tố liên quan đến chi phí sản xuất hàng xuất khẩu ở trong nước không thay đổi, giá trị xuất khẩu phụ thuộc vào thu nhập của nước ngoài và vào tỷ giá hối đoái. Thu nhập của nước ngoài tăng – cũng có nghĩa là khi tăng trưởng kinh tế của nước ngoài tăng tốc, thì giá trị xuất khẩu có cơ hội tăng lên. Tỷ giá hối đoái tăng – tức là tiền tệ trong nước mất giá so với ngoại tệ, thì giá trị xuất khẩu cũng có thể tăng nhờ giá hàng tính bằng ngoại tệ trở nên thấp đi. Trong tính toán tổng cầu, xuất khẩu được coi là nhu cầu từ bên ngoài. Mức độ phụ thuộc của một nền kinh tế vào xuất khẩu được đo bằng tỷ lệ giữa giá trị nhập khẩu và tổng thu nhập quốc dân. Đối với những nền kinh tế mà cầu nội địa yếu, thì xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Chính vì thế, nhiều nước đang phát triển trong đó có Việt Nam theo đuổi chiến lược công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu. Tuy nhiên vì xuất khẩu phụ thuộc vào yếu tố nước ngoài, nên để đảm tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững, các quốc gia cần dựa nhiều hơn nữa vào cầu nội địa.
    Dưới góc độ vĩ mô, xuất khẩu góp phần tăng thu nhập ngoại tệ cho đất nước và cho nhu cầu nhập khẩu phục vụ phát triển kinh tế, là mục tiêu quan trong nhất của chính sách thương mại. Chính vì vậy nhà nước ta đã và đang thực hiện các biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế theo hướng xuất khẩu, khuyến khích khu vực tư nhân mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và tăng thu ngoại tệ cho đất nước. Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế và thực hiện công nghiệp hóa đất nước.
    Dưới góc độ vi mô, xuất khẩu là phương thức thâm nhập thị trường phổ biến mà các doanh nghiệp trên thế giới áp dụng, trong đó có các doanh nghiệp Việt Nam. Một doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất khẩu có thể không phải để nhập khẩu, mà là để thu ngoại tệ và hưởng lợi nhuận nhờ lợi thế trao đổi giữa các quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó, xuất khẩu ra nước ngoài còn giúp doanh nghiệp giảm bớt sự trì trệ, tăng tính năng động và phản ứng nhạy bén hơn với những thay đổi của khách hàng, các hàng rào cản trở và những thay đổi chiến lược của các đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra xuất khẩu còn giúp doanh nghiệp khai thác được các lợi thế so sánh và các biện pháp khuyến khích xuất khẩu của Chính phủ. Điều này góp phần làm tăng thêm thế mạnh của doanh nghiệp và nâng cao lợi nhuận, điều chỉnh cơ cấu và công nghệ, thay đổi mặt hàng, kiểu dáng sản phẩm Bên cạnh những lợi thế này, khi xuất khẩu, doanh nghiệp còn gặp phải những rủi ro trong kinh doanh hay những biến động lớn trên thị trường thế giới, sự cản trở của các hàng rào thuế quan và phi thuế quan có thể đe dọa rất lớn đến doanh nghiệp. Do đó, để đạt được mục tiêu xuất khẩu doanh nghiệp cần phải:
    - Phải ra sức khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực của doanh nghiệp, cũng như tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có ở trong nước.
    - Nâng cao năng lực sản xuất hàng xuất khẩu của doanh nghiệp để tăng nhanh khối lượng và kim ngạch.
    - Tạo ra những mặt hàng hay nhóm hàng xuất khẩu chủ lực, đáp ứng những đòi hỏi của thị trường thế giới và của khách hàng về cả chất lượng và số lương, có sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh cao.
     
Đang tải...