Luận Văn Phát triển và hoàn thiện thị trường chứng khoán việt nam trong bối cảnh tái cấu trúc hệ thống tài ch

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 2/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    HÁT TRIỂN VÀ HOÀN THIỆN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TÁI CẤU TRÚC
    HỆ THỐNG TÀI CHÍNH








    Trong những năm vừa qua, kinh tế thế giới đã trải qua những giai đoạn hết sức khó khăn và đối mặt với rất nhiều những thách thức như suy thoái kinh tế, lạm phát, thất nghiệp . Không đi ngoài xu hướng chung đó, kinh tế Việt nam cũng đã trải qua những thời điểm vô cùng khó khăn với kinh tế vĩ mô còn nhiều bất ổn khi lạm phát vẫn ở mức cao, thâm hụt ngân sách chưa giảm đáng kể, tỷ lệ nợ công vẫn chưa được kiểm soát ở mức kỳ vọng, tỷ giá biến động khó lường và thâm hụt thương mại vẫn chưa được kiểm soát hiệu quả, hệ thống tài chính ngân hàng kém bền vững, chưa hỗ trợ tốt cho nền kinh tế, . Sự bất ổn kinh tế vĩ mô này không những xuất phát từ các yếu tố bên ngoài như nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, sự bất ổn chính trị của một số quốc gia trên thế giới mà còn xuất phát từ chính những yếu tố nội tại của nền kinh tế Việt Nam. Các nhà kinh tế, các nhà hoạch định chính sách trong và ngoài nước chỉ ra rằng những bất ổn này xuất phát từ cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chưa hiệu quả và không hợp lý.






    Vì vậy, việc tái cấu trúc nền kinh tế là một nhiệm vụ hết sức cấp bách và là ưu tiên chính sách phát triển hàng đầu ở Việt Nam trong năm 2012 và những năm tiếp theo. Để cụ thể hoá đường lối chính sách này, Quốc Hội đã giao cho Chính phủ khẩn trương hoàn thành Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh. Trong đề án trình Quốc hội, Chính phủ đã xác định việc tái cơ cấu nền kinh tế có 3 trọng tâm là: tái cấu trúc đầu tư công, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại và tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước. Trong bối cảnh này, tái cấu trúc Thị trường chứng khoán Việt Nam được coi như là một điều kiện quan trọng để thực hiện có hiệu quả việc tái cấu trúc 3 lĩnh vực trên. Thực vậy, thị trường chứng khoán phát triển bền vững thì mới phát huy kênh dẫn vốn trung và dài hạn để thay thế dần cho đầu tư công, giảm áp lực cho tín dụng ngân hàng và rủi ro hệ thống của các ngân hàng; mặt khác, việc tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước chỉ thành công khi thị trường chứng khoán đủ hấp dẫn để tạo thuận lợi cho tiến trình cổ phần hóa, huy động vốn và tổ chức lại các DNNN.

    A. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC TÁI CẤU TRÚC


    I. Đánh giá hoạt động của TTCK (từ năm 2000 đến 2011).


    1. Những kết quả đã đạt được:


    Thị trường chứng khoán Việt Nam đã được thành lập từ tháng 7/2000, qua hơn 11 năm hoạt động, thị trường chứng khoán (TTCK) đã từng bước trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn của nền kinh tế, hỗ trợ tiến trình cổ phần hoá và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đồng thời góp phần huy động vốn cho ngân sách nhà nước (NSNN) và cho đầu tư phát triển góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Kết quả hoạt động thị trường chứng khoán được thể hiện trên các phương diện chủ yếu sau:


    a) Thị trường chứng khoán đã tạo điều kiện cho Chính phủ, các doanh nghiệp huy động vốn cho đầu tư phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh. Thông qua thị trường, Chính phủ đã huy động được 625 nghìn tỷ đồng trái phiếu; doanh nghiệp đã huy động được 400 nghìn tỷ đồng thông qua đấu giá cổ phần hoá và phát hành cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư góp phần làm tăng quy mô vốn đầu tư xã hội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.


    b) Quy mô và tính thanh khoản của thị trường chứng khoán ngày một cải thiện, góp phần thu hẹp thị trường tự do, thu hút đông đảo các nhà đầu tư trong nước, nước ngoài. Cho đến cuối năm 2010 đã có 642 công ty niêm yết, 05 loại chứng chỉ quỹ đầu tư và 500 loại trái phiếu niêm yết trên các Sở giao dịch chứng khoán (GDCK) với giá trị vốn hoá thị trường đạt 36,5% GDP năm 2010. Trong năm 2011, mặc dù yếu tố kinh tế vĩ mô còn khó khăn, song vẫn có nhiều doanh nghiệp phát hành, niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nâng tổng số công ty niêm yết lên 699 công ty và 450 loại trái phiếu niêm yết. Tổng giá trị giao dịch giai đoạn 2006 – 2010 đạt 2.315 nghìn tỷ đồng, gấp 45 lần so với giai đoạn trước đó.


    c) Thị trường chứng khoán đã thu hút đông đảo các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Cho đến nay có gần 1,2 triệu tài khoản giao dịch, trong đó có hơn 5.000 nhà đầu tư có tổ chức (chiếm khoảng 4%). Việc tham gia của các nhà đầu tư đã làm tăng khả năng luân chuyển vốn trong nước, đồng thời đã huy động một lượng vốn đầu tư nước ngoài đáng kể. Tính đến cuối năm 2011, giá trị danh mục đầu tư nước ngoài đạt 7 tỷ USD.


    d) Hệ thống các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán đã có sự phát triển nhanh về số lượng, quy mô vốn, nghiệp vụ và công nghệ với mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch tại các tỉnh, thành phố trong cả nước. Cho đến nay TTCK đã có 105

    công ty chứng khoán với vốn chủ sở hữu đạt 38 nghìn tỷ đồng; có 47 công ty quản lý quỹ đang hoạt động với vốn chủ sở hữu đạt trên 2.600 tỷ đồng. Các công ty quản lý quỹ đã huy động và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, các hợp đồng quản lý danh mục đầu tư với giá trị tài sản lên tới 125 nghìn tỷ đồng. Các tổ chức kinh doanh chứng khoán đã thực sự trở thành trung gian tài chính giữa nhà đầu tư với thị trường.


    đ) Các Sở GDCK, TTLKCK đã thực hiện chức năng giao dịch, lưu ký, thanh toán chuyển giao chứng khoán an toàn, đồng thời chú trọng phát triển công nghệ thông tin, phát triển nguồn nhân lực, quản trị nội bộ và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đa dạng cho thị trường. Sở GDCK Hà Nội, Sở GDCK thành phố Hồ Chí Minh đã được thành lập trên cơ sở cấu trúc lại các trung tâm GDCK từ mô hình đơn vị sự nghiệp sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp; hoạt động lưu ký, thanh toán bù trừ đã được tách ra thành Trung tâm Lưu kí chứng khoán (TTLKCK) độc lập theo thông lệ quốc tế.


    e) Khung pháp luật về TTCK ngày càng được hoàn thiện góp phần hoàn chỉnh thể chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Luật Chứng khoán đã được ban hành năm 2006 và được bổ sung sửa đổi năm 2010, trên cơ sở đó Chính phủ, Bộ Tài chính đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn Nghị định, thông tư, tạo ra hành lang pháp lý tương đối đầy đủ cho thị trường hoạt động. Cơ quan quản lý nhà nước mà trực tiếp là Uỷ ban Chứng khoán nhà nước (UBCKNN) đã được tăng cường để đảm nhiệm chức năng quản lý giám sát, thanh tra xử phạt, cưỡng chế thực thi, góp phần quan trọng làm cho thị trường phát triển an toàn trong suốt nhiều năm qua.


    Như vậy, hoạt động thị trường chứng khoán trong thời gian qua đã có bước phát triển quan trọng, khẳng định vị trí và vai trò trong nền kinh tế và từng bước trở thành kênh huy động, đầu tư vốn trong dài hạn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và đảm bảo an sinh xã hội.


    2. Những mặt còn hạn chế, tồn tại.


    Mặc dù đã đạt được kết quả quan trọng nói trên song thị trường chứng khoán và các tổ chức tài chính như công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ vẫn còn những hạn chế tồn tại cụ thể là:


    a) Về hàng hoá của thị trường:


    Số lượng chứng khoán nhiều nhưng chất lượng còn thấp, sản phẩm thị trường chưa đa dạng, chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư. Đối với trái phiếu, số lượng mã trái phiếu được niêm yết là khá lớn nhưng khối lượng mỗi mã lại nhỏ, đây là rào cản lớn đối với việc tăng cường thanh khoản của thị trường.

    Đa số các công ty niêm yết, đăng ký giao dịch là những công ty vừa và nhỏ; trong số 710 công ty niêm yết/đăng ký giao dịch chỉ có 368 công ty (khoảng 50%) có vốn điều lệ trên 100 tỷ đồng; chất lượng của các công ty niêm yết chưa cao, đặc biệt là quản trị công ty và tính công khai, minh bạch. Trong thời kỳ khó khăn đặc biệt là giai đoạn 2010-2011 nhiều công ty niêm yết làm ăn thua lỗ, ảnh hưởng đến sự hấp dẫn của cổ phiếu niêm yết và niềm tin của các nhà đầu tư.


    Sản phẩm thị trường còn nghèo nàn, ngoài cổ phiếu và một số loại trái phiếu doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ, chưa có các sản phẩm phái sinh và các công cụ đầu tư khác, vì vậy hàng hoá thị trường còn khiếm khuyết, chưa có công cụ phòng ngừa rủi
    ro.


    b) Về cơ sở các nhà đầu tư:


    Cơ sở nhà đầu tư chưa vững chắc do thiếu vắng nhà đầu tư có tổ chức làm nền tảng. Số lượng các nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán nhiều song chủ yếu là các nhà đầu tư cá nhân, các nhà đầu tư có tổ chức chỉ chiếm 4% số lượng tài khoản giao dịch và tập trung vào các tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư. Các loại hình công ty đầu tư chứng khoán, quỹ mở, quỹ hưu trí tự nguyện chưa được phát
    triển.


    Các tổ chức tín dụng tham gia vào lĩnh vực chứng khoán với các hình thức khác nhau như: đầu tư vào trái phiếu, góp vốn thành lập công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ và uỷ thác đầu tư. Sự liên kết giữa tổ chức tín dụng với thị trường chứng khoán là cần thiết, tuy nhiên cũng có rủi ro tiềm ẩn. Mặt khác, do lạm phát và lãi suất ngân hàng cao, làm cho đầu tư chứng khoán trở nên không cạnh tranh làm cho khả năng thu hút vốn đầu tư trên thị trường đã bị hạn chế rất nhiều.


    c) Về các tổ chức kinh doanh chứng khoán:


    - Các tổ chức kinh doanh chứng khoán nhiều nhưng quy mô và năng lực tài chính thấp, không đảm bảo hiệu quả hoạt động, tiềm ẩn rủi ro hệ thống. Đặc biệt có một số công ty chứng khoán có hạn chế về năng lực nghiệp vụ, kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro dẫn đến tình trạng không hiệu quả (đặc biệt là hoạt động tự doanh) dẫn đến tình trạng thua lỗ. Theo đánh giá phân loại các công ty chứng khoán theo tiêu chí an toàn tài chính, có 40/105 công ty chứng khoán có khó khăn về thanh khoản không đảm bảo chỉ tiêu an toàn tài chính; có 71 công ty chứng khoán bị thua lỗ chủ yếu là nghiệp vụ tự doanh (do giá cổ phiếu giảm thấp và đầu tư không hiệu quả).


    - Các công ty quản lý quỹ hoạt động không đồng đều, ngoại trừ các công ty quản lý quỹ thuộc tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm, các công ty quản lý quỹ khác rất khó khăn trong việc huy động vốn, chủ yếu chỉ quản lý danh mục đầu tư ngắn hạn,

    năng lực hoạt động của các công ty còn hạn chế, kết quả hoạt động quản lý tài sản, đầu tư cho khách hàng đạt thấp, chưa chuyên nghiệp. Theo đánh giá phân loại các công ty quản lý quỹ theo theo tiêu chí an toàn tài chính, có 04 công ty quản lý quỹ không đạt yêu cầu về an toàn tài chính và thua lỗ trên 50% vốn điều lệ, ngoài ra, có 23/47 công ty quản lý quỹ bị thua lỗ.


    d) Về tổ chức thị trường:


    Thị trường giao dịch chứng khoán phát triển không ổn định, có thời kỳ phát triển nóng như năm 2007 với giá trị giao dịch bình quân đạt 1086 tỷ đồng/phiên. Tuy nhiên, có thời kỳ (đặc biệt là năm 2011) giá trị giao dịch giảm thấp, có thời đểm chỉ đạt 600 tỷ đồng/phiên; chỉ số giá chứng khoán cuối năm 2011 giảm 24% so với năm 20101.


    Việc duy trì hoạt động của 2 Sở GDCK đã góp phần phát triển TTCK trong thời gian qua, tuy nhiên điều này cũng làm cho thị trường chứng khoán bị chia cắt. Hiện nay, trên 2 Sở GDCK có 3 thị trường cổ phiếu (2 thị trường niêm yết tại 2 Sở giao dịch chứng khoán và 1 thị trường cổ phiếu chưa niêm yết tại Sở GDCK Hà Nội) bên cạnh đó còn có hình thức chuyển quyền sở hữu cho các chứng khoán của các công ty đại chúng chưa niết yết (hoặc chưa đăng ký giao dịch). Tình trạng này đã dẫn đến sự không thống nhất trong việc quản lý thị trường, đặc biệt là công tác quản trị công ty, công bố thông tin của các doanh nghiệp, làm tăng chi phí xã hội, chi phí đầu tư của các tổ chức kinh doanh chứng khoán cũng như các nhà đầu tư.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...