Tài liệu Phát triển và chất lượng phát triển: các chỉ tiêu đánh giá kinh tế

Thảo luận trong 'Kinh Tế Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Việc đánh giá tình hình phát triển và chất lượng phát triển của một nước hoặc một vùng phải dựa vào việc xem xét nhiều mặt của nền kinh tế và đời sống xã hội. Có thể tóm tắt một số mặt cần đánh giá về kinh tế và xã hội như sau:

    (a) Đánh giá mức tăng trưởng kinh tế thông qua hoạt động sản xuất thường xuyên.

    Hoạt động sản xuất thường xuyên nhằm tăng thu nhập của nền kinh tế được đo

    bằng tổng sản phẩm quốc nội (gross domestic product) gọi tắt là GDP. Liệu GDP có phản ánh thật sự mức phát triển kinh tế không là câu hỏi sẽ bàn trong bài này.

    (b) Đánh giá hậu quả của tăng trưởng kinh tế thường xuyên:

    i. Ảnh hưởng của tăng trưởng với lao động: Liệu chính sách tăng trưởng có tạo ra công ăn việc làm hay không?

    ii. Ảnh hưởng của tăng trưởng đến thu nhập: Liệu tăng trưởng có đưa đến thu nhập cao cho nhân dân trong nước hay chỉ tăng thu nhập cho người (đầu tư) nước ngoài?

    iii. Ảnh hưởng của tăng trưởng với phân phối lợi tức trong xã hội: Liệu tăng

    trưởng có nâng thu nhập của mọi tầng lớp trong xã hội hay chỉ cho những

    người ở thành phố và đã có lợi tức cao?

    iv. Ảnh hưởng của tăng trưởng vào đầu tư cho con người về tri thức và sức

    khoẻ: Liệu sự tăng trưởng của nền kinh tế có góp phần vào phát triển tri

    thức và y tế cho đông đảo dân chúng trong xã hội không?

    v. Ảnh hưởng của tăng trưởng với của cải hay vốn tự có của nền kinh tế:

    Liệu chính sách tăng trưởng có đưa đến việc tăng của cải hay vốn tự có

    của nền kinh tế (tức là tài sản hiện có trừ đi nợ nước ngoài và tài nguyên

    không tái tạo được như dầu lửa đã khai thác)?

    vi. Ảnh hưởng của tăng trưởng đối với môi trường thiên nhiên: Liệu tăng trưởng có đưa đến chi phí xã hội ngày càng cao để bảo vệ môi trường thiên nhiên nguyên trạng?

    vii. Ảnh hưởng của tăng trưởng đối với từng vùng trong một nước.

    Những câu hỏi đánh giá trên mặc dù vẫn còn chưa đầy đủ, chưa phản ánh hết những khía cạnh khác, nhưng cũng đã cho thấy là vấn đề đánh giá chúng không dễ dàng gì. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn khái quát về việc đánh giá bằng cách dùng các chỉ số kinh tế và xã hội, và qua đó vạch ra lợi ích cũng như những hạn chế về các chỉ tiêu này. Bài viết sẽ không đi vào điểm (vi) vì đây còn là vấn đề đang nghiên cứu và có tính vi mô (ở cấp doanh nghiệp, thành phố, vùng) hơn là vĩ mô của cả nước.


    Một cái nhìn tổng quát về vai trò của chỉ số

    Sự cần thiết của việc xây dựng và hiểu biết về chỉ số kinh tế

    Mục đích của các chỉ số kinh tế

    I. GDP: chỉ số tăng trưởng kinh tế thông qua hoạt động sản xuất thường xuyên

    Có thể dùng GDP để tính độ khác biệt về thu nhập giữa các nước không?

    Chỉ số GDP có đủ để đánh giá tình hình tăng trưởng kinh tế không?

    II. Phân tích tổng hợp với cái nhìn về nhiều mặt trong hệ thống kinh tế xã hội

    Đánh giá hoạt động kinh tế thường xuyên bằng hệ thống tài khoản quốc gia

    Đánh giá hoạt động thường xuyên qua chỉ số lao động và thất nghiệp

    Đánh giá về năng suất và chất lượng đầu tư

    Vài chỉ số quan trọng về xã hội

    Giầu nghèo tài sản và tài sản quốc gia

    III. Có thể có một chỉ số đánh giá tổng hợp kinh tế và xã hội không?

    Chỉ số phát triển con người

    Chỉ số sức mua

    IV. Đánh giá thống kê kinh tế Việt Nam và kết luận

    Phục lục 1: Giới hạn của chỉ số ICOR
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...