Luận Văn Phát triển tương quan mới tính toán chiều dài tường cọc bản cho kè ven sông ở TP.HCM và Đồng bằng sô

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT: Thời gian gần đây, chúng ta đã thấy được những hiểm hoạ không nhỏ do sạt lở bờ
    sông ở TP. Hồ chí Minh và ĐBSCL. Chúng đã gây nên những tổn thất lớn đe doạ nghiêm trọng
    đến tính mạng, tài sản nhà nước và nhân dân trong vùng. Từ trước đến nay, thiết kế tường cọc
    bản (TCB.) chúng ta giả định chiều dài tường cọc bản trước, sau đó tính toán kiểm tra ổn định
    và biến dạng của TCB., chúng ta chưa tính toán trực tiếp chiều dài TCB. Việc nghiên cứu xây
    dựng tương quan mới tính toán trực tiếp chiều dài TCB. phục vụ thiết kế kè bảo vệ sạt lở bờ
    sông là khẩn thiết cho TP. Hồ Chí Minh và ĐBSCL.
    1. MỤC ĐÍCH BÀI TOÁN, CÁC GIẢ THUYẾT BAN ĐẦU VÀ ĐIỀU KIỆN BIÊN
    1.1. Mục đích bài toán và các giả thuyết ban đầu :
    - Tìm mối tương quan giữa chiều dài TCB. trong điều kiện thoát nước có một neo với độ
    sâu lòng sông, độ sâu neo, độ sâu mực nước ngầm (MNN.) nhằm giải quyết vấn đề sạt lở để
    bảo vệ bờ sông có công trình bên trên trong điều kiện đất yếu ở TP.HCMvà ĐBSCL.;
    - Giả thuyết đất nền đồng nhất và đẳng hướng, mặt so sánh là mặt đất tự nhiên;
    - Tính toán áp lực đất tương ứng hai trạng thái biến dạng chủ động,bị động;
    - Giả thuyết cọc cứng tuyệt đối, chỉ chuyển vị; hệ số an toàn hay k được đưa vào tải trọng
    ngoài;
    - Tính toán cho một lớp đất, trong trường hợp nền nhiều lớp có thể chọn lớp đất yếu nhất
    để tính toán. Cân bằng áp lực nước thuỷ tĩnh giữa bên trong và bên ngoài TCB.;
    - Trọng tâm hình thang áp lực đất là trung bình cộng giữa trọng tâm hình chữ nhật và trọng
    tâm hình tam giác được tách ra từ hình thang;
    - Cọc không biến dạng, áp lực đất có dạng hình thang và các trị của áp lực chủ động và bị
    động khi sử dụng tính toán bỏ qua sự suy giảm của chúng khi có biến dạng của TCB
    1.2. Điều kiện biên:
    - Độ sâu neo : 0 ≤ a ≤ 2, m;
    - Độ sâu lòng sông : 0 < x < y/2, m;
    - Chiều cao vật liệu đắp : 0 ≤ d < 2, m;
    - Độ sâu MNN. :0 ≤ b ≤ 3,52, m.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...