Thạc Sĩ Phát triển tư duy sáng tạo, chủ động của học sinh trong dạy học tác phẩm văn chương

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 4/4/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần I: Lí do chọn đề tài
    Những thập niên gần đây, vấn đề dạy học văn trong nhà trường phổ thông ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Không phải ngẫu nhiên mà môn văn trong nhà trường trở thành trung tâm chú ý trong xã hội ngày nay. Việc xây dựng chương trình văn học đã được sự đóng góp của nhiều nhà văn có uy tín. Các ý kiến đều thể hiện lòng mong muốn nâng cao chất lượng của việc học văn trong nhà trường phổ thồng. Cần ý thức được thuộc tính hai mặt của môn văn trong nhà trường, đó là một môn khoa học vừa có tính nghệ thuật ngôn từ, vừa mang tính chất môn học. Chính vì vậy, để dạy văn hay, người giáo viên phải có nghệ thuật dạy riêng.
    Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm văn chương hiện nay đang được đặt ra cấp bách. Làm thế nào để có một giờ văn hay, bổ ích, hiệu quả, lí thú và đặc biệt là giờ văn đó phải tác động một cách sâu sắc vào tư duy của học sinh?. Muốn vậy chúng ta phải có phương pháp mới trong dạy học và học tác phẩm văn chương. Qua một số năm giảng dạy ở trường phổ thông, tôi xin mạnh dạn trình bày một số ý kiến của mình về phương pháp dạy học văn phát triển tư duy sáng tạo chủ động của học sinh.
    Hiện nay, trong các phương pháp, việc dạy học văn phát triển tư duy sáng tạo, chủ động của học sinh đã được khá nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Phương pháp dạy học văn phát triển tư duy sáng tạo, chủ động của học sinh ngày càng được khẳng định ưu thế. Khoa học nghiên cứu phương pháp dạy học văn đã được hình thành trên cơ sở ứng dụng thành tựu của các khoa học liên ngành: Tâm lí học, tâm lí sáng tạo, văn học nghệ thuật, lịch sử văn học, tâm lí hoạt động học tập của học sinh Vấn đề liên tưởng và tưởng tượng nghệ thuật nói chúng từng thu hút sự quan tâm không chỉ giới sáng tác mà còn là vấn đề hấp dẫn đối với các nhà khoa học sư phạm – có lẽ trước hết bởi nó có mối quan hệ đặc biệt sâu sắc với hoạt động của học sinh trong nhà trường.
    Trước hết, có thể nói: Liên tưởng, tưởng tượng có một vai trò quan trọng trong tiếp nhận văn học. Thiếu năng lực tưởng tượng thì làm sao hiểu được những tín hiệu nghệ thuật trong tác phẩm văn học. Liên tưởng và tưởng tượng như một điều kiện tiên quyết đối với quá trình tiếp nhận của bạn độc nói chung và học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương nói riêng. Bạn đọc và học sinh trong giờ học văn có vai trò “đồng sáng tạo” với tác giả của tác phẩm văn học. Trong thực tế, khi tiếp nhận tác phẩm, người đọc thường thông qua khả năng sáng tạo để bổ sung những yếu tố chủ quan vào bức trang của nhà văn những hình tượng, những bóng dáng, khung cảnh đời sống hay những tính cách nhân vật Trên cơ sở vốn kinh nghiệm ấn tượng và kiến thức của bản thân.
    Để cảm thụ, phân tích tác phẩm, người đọc cần phát huy năng lực tưởng tượng, sáng tạo. Cảm thụ văn học cũng là hoạt động tự giác, là sự vận động nhiều năng lực chủ quan của con người.
    Mặt khác, đối với quan hệ giữa chủ thể và khách thể trong quá trình nhận thức và tư duy, “ngoài ngôn ngữ diễn đạt ra còn có kinh nghiệm, sự hình dung, sự liên tưởng, trí nhớ hoàn thiện, kí ức định hình, trí tưởng tượng phong phú và tư tưởng xác định sắc bén. Đó là ngôn ngữ thầm kín, là cận ngôn ngữ và siêu ngôn ngữ để góp phần không nhỏ vào quá trình lĩnh hội thế giới thực tại và văn học nghệ thuật” (Nguyễn Thanh Hùng). Đó chính là cuộc giao tiếp trong im lặng, sự giao cảm và đồng điệu tinh tế giữa nhà văn và bạn đọc thông qua những liên tưởng tưởng tượng.
    Quan điểm coi học sinh là một thành viên chính thức trực tiếp tham gia xây dựng nội dung kiến thức trong quá trình phân tích tác phẩm văn học cũng là một tiền đề cho việc dạy học văn phát huy tính năng động sáng tạo của chủ thể học sinh. Như vậy, vấn đề dạy học văn phát triển tư duy sáng kiến
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...