Thạc Sĩ Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh giỏi thông qua dạy học hệ phương trình ở trường Trung học Ph

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 5/1/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    ii
    LỜI CẢM ƠN
    Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn và chỉ bảo t
    tình hướng dẫn, hết lòng giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn
    thành luận văn.
    Em xin trân trọng cảm ơn các Thầy Cô giáo trong Tổ bộ môn Phương pháp
    giảng dạy môn Toán Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Đại học Sư phạm Hà
    Nội; Ban Chủ nhiệm khoa Toán, Ban Chủ nhiệm Phòng Sau Đại học Trường Đại học
    Sư phạm – Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá
    trình học tập, thực hiện và hoàn thành luận văn.
    T
    , tỉnh Phú Thọ đã giúp
    đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong suất quá trình học tập.
    Dù đã rất cố gắng, xong luận văn cũng không tránh khỏi những hạn chế và
    thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự góp ý của Thầy Cô và các bạn.

    Thái Nguyên, tháng 4 năm 2015
    Tác giả luận văn










    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iii
    QUY ƯỚC VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN


    Viết tắt Viết đầy đủ
    GTLN
    GTNN
    GV Giáo viên
    HPT Hệ phương trình
    HS Học sinh
    HSG
    KTM Không thỏa mãn
    PPDH Phương pháp dạy học
    PT Phương trình
    SBT Sách bài tập
    SGK Sách giáo khoa
    TDST Tư duy sáng tạo
    TH
    THCS
    THPT Trung học phổ thông
    TM Thỏa mãn
    VN









    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iv

    Trang
    i
    ƠN ii
    QUY ƯỚC VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN iii
    iv
    1
    – . 4
    1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TƯ DUY VÀ TƯ DUY SÁNG TẠO. 4
    1.1 . 4
    . 4
    1.1.3 . 5
    1.1.4. . 5
    1.1 . 5
    1.1 . 11
    1.1.4 . 19
    1.1.4 . 21
    . 23
    1.2. TIỀM NĂNG CỦA CHỦ ĐỀ HPT TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN TDST
    KHI BỒI DƯỠNG HSG.
    25
    1.3. TÌNH HÌNH DẠY VÀ HỌC HPT VỚI ĐỐI TƯỢNG HSG THPT. 27
    . 27
    . 27
    . 28
    khi . 30
    1.4. NHỮNG BIỂU HIÊN CỦA HỌC SINH GIỎI VỀ TOÁN VÀ NĂNG
    KHIẾU TOÁN HOC.
    33
    1.4.1. Những biểu hiên của học sinh giỏi về toán. 33
    1.4.2. Năng khiếu toán học. 33
    1.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1. 33
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    v
    CHƯƠNG 2 - MỘT SỐ BIỆN PHÁP SƯ PHẠM ĐỂ PHÁT TRIỂN TƯ
    DUY SÁNG TẠO CHO HỌC SINH GIỎI THÔNG QUA DẠY HỌC HỆ
    PHƯƠNG TRÌNH Ở TRƯỜNG THPT.
    35
    2.1. ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG BIỆN PHÁP SƯ PHẠM. 36
    2.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP SƯ PHẠM. 36
    , đào sâu, mở rộng các khái niệm, tính
    chất, các quy tắc phương pháp có liên quan, tập luyện kỹ năng giải HPT để tạo
    điều kiện nền tảng cho phát triển TDST ở HSG.
    36
    2.2.2. Biện pháp 2: Tập luyện cho HS thói quen không suy nghĩ cứng nhắc
    theo những quy tắc đã học, không máy móc áp dụng những mô hình đã gặp để
    ứng xử linh hoạt trước những tình huống mới.
    46
    2.2.3. Biện pháp 3: Hướng dẫn và luyện tập cho HS khả năng nhìn bài toán
    giải hệ phương trình dưới nhiều góc độ khác nhau để có thể tìm được nhiều
    cách giải khác nhau.
    50
    2.2.4. Biện pháp 4: Hướng dẫn và luyện tập cho HS khả năng phát hiện, đề
    xuất các bài toán mới và phương pháp giải mới cho các HPT, từ các bài toán
    HPT quen thuộc đã biết.
    61
    2.2.5. Biện pháp 5: Tổ chức những tình huống để rèn luyện cho HS thói quen,
    kỹ năng phê phán, tìm ra sai lầm, chưa hợp lý trong lời giải các hệ phương
    trình, từ đó tìm ra lời giải tối ưu.
    70
    hằm phát triển TDST cho
    HSG THPT.
    74
    1. 75
    2.2.6 2. 77
    2.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2. 79
    CHƯƠNG 3 - THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM. 80
    3.1. MỤC ĐÍCH VÀ KẾ HOẠCH THỰC NGHIỆM. 80
    3.2. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM. 80
    3.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM. 92
    3.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3. 96
    97
    98

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    1
    MỞ ĐẦU
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
    Mục tiêu của giáo dục đào tạo đã được xác định trong nghị quyết Trung ương 4
    khóa VII là “Đào tạo những con người lao động tự chủ, năng động sáng tạo, có năng
    lực giải quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra”.
    Sau đó được Đảng làm rõ thêm trong Nghị quyết Đại hội khóa XI là: “Giáo dục
    đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài,
    góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt
    Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học công nghệ là quốc
    sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”.
    Luật Giáo dục sửa đổi ban hành ngày 27/6/2005 cũng đã thể chế hóa “Phương
    pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo của
    học sinh (HS), phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương
    pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình
    cảm; đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”.
    Như vậy việc bồi dưỡng, phát triển tư duy sáng tạo (TDST) cho người học vừa
    là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ củ o tạo nguồn nhân
    lực chất lượng cao cho đất nước, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
    Tuy nhiên do rất nhiều nguyên nhân, giáo dục nước ta còn có những bất cập về nội
    dung, chương trình dạy học, phương pháp dạy học (PPDH), kiểm tra đánh giá, hình thức tổ
    chức cũng như công tác quản lý. Trong đó chúng tôi quan tâm đến PPDH và cách thức học
    tập của HS. Thực tiễn cho thấy PPDH của nhiều giáo viên (GV) hiện nay vẫn nặng về
    phân loại các dạng toán và đưa ra phương pháp giải cho từng dạng toán đó, cách làm này
    có thể giúp học sinh hệ thống được các dạng toán thường gặp, nhưng lại làm hạn chế đi rất
    nhiều khả năng sáng tạo của HS khi học toán. Họ chưa chú ý đến việc phát triển TDST,
    rèn luyện năng lực tự học, năng lực thực hành và giải quyết vấn đề.
    Do đó đổi mới PPDH theo hướng phát triển TDST cho HS là rất quan trọng
    và cần thiết. Nhiệm vụ của GV không phải là chỉ cung cấp tri thức cho HS mà còn
    phải giúp HS phát triển khả năng tư duy, giúp HS tự giác, tích cực, chủ động sáng tạo
    trong học tập, điều đó đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh đổi mới toàn diện
    giáo dục theo hướng tập trung vào năng lực của người học.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    2
    Môn Toán có vị trí quan trọng trong chương trình phổ thông. Thông qua dạy
    học Toán GV có thể giúp HS phát triển các năng lực, phẩm chất trí tuệ, đặc biệt là rèn
    luyện TDST cho HS.
    Giải toán về hệ phương trình (HPT) là một tình huống giải bài tập toán hay và
    khó, thường gặp trong các đề thi tuyển sinh vào lớp 10, đề thi HSG các cấp, đề thi tuyển
    sinh đại học, cao đẳng. Do đó dạy học về chủ đề này chứa đựng tiềm năng khá tốt để
    phát triển TDST cho HS. Tuy nhiên việc dạy và học HPT ở trường trung học phổ thông
    (THPT) còn có những hạn chế, bất cập: thời lượng dạy chính khóa trong chương trình
    sách giáo khoa (SGK) dành cho nội dung HPT không nhiều, trong SGK và sách bài tập
    (SBT) chỉ đưa vào những bài tập giải HPT tương đối đơn giản, trong khi những bài toán
    về HPT ở các kỳ thi nói trên thường khó hơn. Trong thực tế bồi dưỡng, ôn thi HSG, đối
    với cả GV & HS vẫn gặp phải những khó khăn khi dạy và học giải HPT.
    Vấn đề bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho HS qua môn Toán được nhiều tác giả
    quan tâm. Tác phẩm nổi tiếng “Sáng tạo toán học” của nhà Toán học, nhà tâm lí học
    G.Polya đã nghiên cứu một cách sinh động về quá trình sáng tạo toán học thông qua
    việc giải toán. Ở trong nước, các tác giả Nguyễn Cảnh Toàn [21], Hoàng Chúng [5],
    Lê Hải Châu - Phạm Văn Hoàn ([4]), Nguyễn Bá Kim ([10],[11]), đã có những
    công trình nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn vấn đề phát triển tư duy sáng tạo cho
    HS trong dạy học Toán.
    Tuy nhiên, việc bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho HS qua dạy học HPT ở trường
    THPT còn cần được đi sâu nghiên cứu một cách cụ thể.
    Với các lý do trên, để xây dựng một giải pháp tư duy sáng tạo cho học sinh giỏi
    (HSG) THPT và thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn toán theo hướng tập
    trung vào năng lực của người học, góp phần khắc phục những tồn tại trên đây, chúng
    tôi lựa chọn vấn đề “Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh giỏi thông qua dạy học
    hệ phương trình ” làm đề tài nghiên cứu.
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    3
    Đề xuất biện pháp phát triển TDST cho HSG THPT thông qua dạy học HPT,
    góp phần nâng cao chất lượng dạy học Toán ở THPT.
    3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
    + Nghiên cứu lý luận về TDST và phát triển TDST trong dạy học Toán.
    + Tìm hiểu những biểu hiện của TDST ở HS THPT trong dạy học nội dung HPT.
    + hình dạy và học HPT với đối
    tượng HSG THPT.
    + Đề xuất các biện pháp phát triển TDST cho HSG THPT trong dạy học HPT.
    + Tổ chức thực nghiệm sư phạm để bước đầu tìm hiểu tính khả thi và hiệu quả
    của các biện pháp đề ra.
    4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC.
    Nếu đề xuất được một số biện pháp sư phạm phù hợp và vận dụng chúng một
    cách hợp lí trong dạy học HPT thì sẽ tư duy sáng tạo cho HSG ở
    trường THPT.
    5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
    + Phương pháp nghiên cứu lý luận (đọc tài liệu, sách, giáo trình).
    + Phương pháp nghiên cứu thực tiễn (quan sát, điều tra, phỏng vấn, .).
    + Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
    + Phương pháp thống kê toán học (xử lý kết quả điều tra trước và sau thực nghiệm).
    6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN.
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được
    trình bày trong ba chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn.
    Chương 2: Một số biện pháp sư phạm nhằm phát triển TDST cho HSG trong
    dạy học giải HPT ở trường THPT.
    Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
     
Đang tải...