Luận Văn Phát triễn tư duy học sinh thông qua sử dụng thí nghiệm vào giảng dạy chương "cảm ứng điện từ" SGK l

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    1. MỞ ĐẦU .1
    1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .1
    1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI .2
    1.3. GIẢ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI .2
    1.4. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 2

    2. CƠ SỞ LÝ LUẬN .3
    2.1. KHÁI QUÁT VỀ TƯ DUY .3
    2.1.1. Tư duy là gì? .3
    2.1.2. Đặc điểm của tư duy 5
    2.1.3. Sản phẩm của quá trình tư duy 6
    2.2. PHÁT TRIỂN TƯ DUY TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC
    VẬT LÝ .6
    2.2.1. Các thao tác tư duy thường dùng trong dạy học Vật lý .7
    2.2.2. Các phương pháp suy luận thường dùng trong dạy học vật lý 9
    2.2.3. Phương pháp rèn luyện cho học sinh kỹ năng
    thực hiện các thao tác tư duy và suy luận logic .10
    2.3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BẰNG THÍ NGHIỆM BIỂU DIỄN 13
    2.3.1. Vai trò của thí nghiệm biểu diễn .13
    2.3.2. Các bước tiến hành thí nghiệm biểu diễn 14
    2.3.3. Những yêu cầu đối với thí nghiệm biểu diễn .14
    2.4. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ .15
    2.4.1. Phương pháp thực nghiệm trong quá trình sáng tạo
    khoa học vật lý .15
    2.4.2. Vận dụng phương pháp thực nghiệm trong dạy học vật lý 16

    3. NỘI DUNG THỰC HIỆN 18
    3.1. TÌM CÁC BIỆN PHÁP VÀ LẬP PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM VÀO GIẢNG DẠY CHƯƠNG “CẢM ỨNG
    ĐIỆN TỪ” .18
    3.1.1. Sơ đồ cấu trúc nội dung chương .18
    3.1.2. Phân tích nội dung chương .19

    3.1.3. Phương án sử dụng thí nghiệm dạy một số bài trong chương .19

    BÀI 56 : KHÁI NIỆM TỪ THÔNG.
    HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ .20
    A. SƠ ĐỒ CẤU TRÚC NỘI DUNG BÀI .20
    B. CÁC BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH THỰC HIỆN CÁC
    THAO TÁC TƯ DUY VÀ SUY LUẬN LOGIC .20
    C. PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM VÀO GIẢNG DẠY KHÁI
    NIỆM “HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ” .21

    BÀI 57 : CHIỀU CỦA DÒNG ĐIỆN CẢM ỨNG.
    ĐỊNH LUẬT LENXƠ 25
    A. SƠ ĐỒ CẤU TRÚC NỘI DUNG BÀI 25
    B. CÁC BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH THỰC HIỆN CÁC
    THAO TÁC TƯ DUY VÀ SUY LUẬN LOGIC .25
    C. PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM ĐỂ GIẢNG DẠY PHẦN
    “CHIỀU CỦA DÒNG ĐIỆN CẢM ỨNG. ĐỊNH LUẬT LENXƠ” 26

    BÀI 58 : SUẤT ĐIỆN ĐỘNG CẢM ỨNG 30
    A. SƠ ĐỒ CẤU TRÚC NỘI DUNG BÀI .30
    B. CÁC BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH THỰC HIỆN CÁC
    THAO TÁC TƯ DUY VÀ SUY LUẬN LOGIC 31
    C. PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM VÀO GIẢNG DẠY BÀI
    “SUẤT ĐIỆN ĐỘNG CẢM ỨNG” 31

    BÀI 61: HIỆN TƯỢNG TỰ CẢM 35
    A. SƠ ĐỒ CẤU TRÚC NỘI DUNG BÀI .35
    B. CÁC BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH THỰC HIỆN CÁC
    THAO TÁC TƯ DUY VÀ SUY LUẬN LOGIC .36
    C. PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM VÀO GIẢNG DẠY BÀI “HIỆN TƯỢNG TỰ CẢM” 36

    4. KẾT LUẬN .41

    1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    Nhà bác học thiên tài người Ý Ga-li-lê là người mở đầu cho phương pháp thực nghiệm Vật lý . Theo ông, muốn thiết lập một chân lý nào đó thì phải dựa vào những quan sát, suy luận chặt chẽ trên cơ sở các thí nghiệm có hệ thống; ông nói: “chỉ có khoa học của cái đo đạc được mới là khoa học”. Chúng ta đã từng biết rằng bằng thí nghiệm ở tháp nghiêng thành Pi-dơ ông đã đánh đổ quan niệm của A-rix-tôt cho rằng vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ hay hàng loạt thí nghiệm khác của ông mà kết quả của chúng vẫn còn giá trị cho đến ngày nay. Phương pháp thực nghiệm của Ga-li-lê về sau đã được các nhà khoa học tiếp tục hoàn chỉnh thêm và ngày nay đã trở thành một phương pháp quan trọng trong nghiên cứu cũng như dạy học Vật lý.
    Nhân loại đang ở thế kỷ XXI, thế kỷ của tri thức. Do đó con người mà xã hội cần không những phải có tri thức vững chắc mà còn phải có tính năng động, sáng tạo, tích cực tư duy trong công việc; mà để tạo được những con người như thế thì phải bắt đầu giáo dục ngay từ khi còn học phổ thông. Chính vì lẽ đó mà nhiệm vụ quan trọng được đặt ra cho các giáo viên phổ thông là: phải làm sao cho học sinh không những nắm được lý thuyết mà còn có thể tự tìm ra kiến thức đã học bằng thực nghiệm hay bằng các con đường khác. Riêng môn Vật lý, vì là môn khoa học thực nghiệm nên hầu hết các kiến thức phải được rút ra từ thực nghiệm mới có tính thuyết phục học sinh.
    Tuy nhiên, tình hình giảng dạy Vật lý ở đa số các trường phổ thông, nhất là ở các trường huyện vùng sâu hiện nay vẫn còn rất nhiều khó khăn khi sử dụng thực nghiệm trong dạy học, hoặc là do thiếu dụng cụ hoặc do giáo viên không chú trọng đôi khi việc tích cực hóa hoạt động của học sinh, việc phát triển tư duy học sinh cũng còn nhiều hạn chế. Bởi vậy, là một giáo viên Vật lý trong tương lai tôi muốn mang tất cả những kiến thức mà các thầy trong bộ môn Vật lý đã dạy cũng như đem sức trẻ của mình để góp một phần nhỏ làm thay đổi phương pháp dạy Vật lý hiện nay. Đó chính là lý do tôi chọn nghiên cứu đề tài : Phát triển tư duy học sinh thông qua sử dụng thí nghiệm vào giảng dạy chương “Cảm ứng điện từ”, SGK Vật lý 11 CCGD.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...