Luận Văn Phát triển tư duy biện chứng duy vật của học viên đào tạo sĩ quan khoa học kỹ thuật quân sự hiện nay

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lý do chọn đề tài
    Cách đây hơn một thế kỷ, Ph. Ăngghen đã chỉ ra rằng: "Một dân tộc muốn đứng
    vững trên đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận". "Nhưng tư duy
    lý luận chỉ là một đặc tính bẩm sinh dưới dạng năng lực của người ta mà thôi. Năng lực
    ấy cần phải được phát triển hoàn thiện .". Điều Ph. Ăngghen khẳng định không chỉ
    đúng với một dân tộc mà còn đúng với tất cả mọi người trong hoạt động nhận thức và
    thực tiễn.
    Học viên đào tạo sĩ quan khoa học kỹ thuật quân sự hôm nay sẽ là những kỹ sư - sĩ
    quan khoa học kỹ thuật quân sự ngày mai. Không phải ai khác, chính họ sẽ là những
    người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, khai thác, sử dụng, cải tiến, chế tạo vũ
    khí, trang bị kỹ thuật quân sự, đáp ứng yêu cầu phát triển ngành khoa học kỹ thuật
    quân sự, hiện đại hoá Quân đội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
    trong thời kỳ mới.
    Hiện nay, vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự của Quân đội ta còn lạc hậu, trình độ
    khoa học và công nghệ quân sự chưa phát triển, điều kiện và công tác bảo đảm cho
    phòng, chống chiến tranh công nghệ cao còn nhiều khó khăn. Để hoàn hoàn thành tốt
    nhiệm trên học viên đào tạo sĩ quan khoa học kỹ thuật quân sự cần được trang bị đầy
    đủ các phẩm chất, năng lực cần thiết của người kỹ sư - sĩ quan khoa học kỹ thuật quân
    sự, trong đó có một phẩm chất quan trọng, không thể thiếu là tư duy biện chứng duy
    vật.
    Đây là "chìa khoá", giúp họ nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện, tiếp thu, kế
    thừa thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại vào nghiên cứu, chế tạo vũ khí, trang bị
    kỹ thuật quân sự mới, mang nhãn hiệu “Madein Việt Nam”, có tính năng, tác dụng
    phù hợp với điều kiện và cách đánh của Việt Nam.
    Hiện nay, trình độ tư duy biện chứng duy vật của học viên đào tạo sĩ quan khoa
    học kỹ thuật quân sự còn có những hạn chế, bất cập nếu không nói là thấp. Học viên
    chưa vận dụng tự giác các nguyên tắc, quy luật của tư duy biện chứng duy vật vào giải
    quyết các nhiệm vụ học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện. Đáng chú ý là, khi lý
    giải những vấn đề lý luận và thực tiễn phức tạp, một bộ phận học viên còn có những
    biểu hiện tư duy siêu hình, duy tâm. Do đó, kết quả học tập, nghiên cứu khoa học,
    rèn luyện chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
    Cùng với những tác động tiêu cực từ mặt trái của kinh tế thị trường, những hạn
    chế, bất cập của công tác giáo dục đào tạo, sự thiếu quyết tâm trong phấn đấu, học
    tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học đã và đang làm nảy sinh những yếu tố cản trở sự
    phát triển tư duy biện chứng duy vật của học viên đào tạo sĩ quan khoa học kỹ thuật
    quân sự. Đây là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách, song cho đến nay
    chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống, chuyên sâu
    về vấn đề này.
    Vì vậy, nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển tư duy biện chứng
    duy vật của học viên đào tạo sĩ quan khoa học kỹ thuật quân sự, làm cơ sở để nâng
    2
    cao chất lượng đào tạo đội ngũ kỹ sư - sĩ quan khoa học kỹ thuật quân sự là một vấn
    đề lớn, có nhiều khó khăn, phức tạp, song có giá trị thiết thực và cấp bách. Với lý do
    trên, tác giả lựa chọn vấn đề: "Phát triển tư duy biện chứng duy vật của học viên đào
    tạo sĩ quan khoa học kỹ thuật quân sự hiện nay" làm đề tài luận án tiến sĩ triết học.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
    Mục đích: Phân tích, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển tư duy biện chứng
    duy vật của học viên đào tạo sĩ quan khoa học kỹ thuật quân sự, từ đó đề xuất giải
    pháp phát triển tư duy biện chứng duy vật cho đội ngũ này, góp phần nâng cao chất
    lượng đào tạo đội ngũ sĩ quan khoa học kỹ thuật quân sự.
    Nhiệm vụ nghiên cứu: Phân tích làm rõ thực chất phát triển tư duy biện chứng duy
    vật của học viên đào tạo sĩ quan khoa học kỹ thuật quân sự. Đánh giá thực trạng,
    nguyên nhân và các vấn đề đặt ra đối với phát triển tư duy biện chứng duy vật của học
    viên đào tạo sĩ quan khoa học kỹ thuật quân sự. Dự báo các nhân tố tác động, các yêu
    cầu phát triển tư duy biện chứng duy vật của học viên đào tạo sĩ quan khoa học kỹ thuật
    quân sự hiện nay. Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển tư duy biện chứng duy vật
    cho học viên đào tạo sĩ quan khoa học kỹ thuật quân sự hiện nay.
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án
    Đối tượng nghiên cứu: Phát triển tư duy biện chứng duy vật của học viên đào tạo sĩ
    quan khoa học kỹ thuật quân sự.
    Phạm vi nghiên cứu: Tập trung làm rõ một đối tượng cụ thể là học viên đào tạo sĩ
    quan khoa học kỹ thuật quân sự - chủ yếu là học viên thuộc Học viện Kỹ thuật quân
    sự và một số trường sĩ quan kỹ thuật quân sự đóng quân trên địa bàn các tỉnh phía Bắc
    của nước ta, có thời gian học tập, rèn luyện 5 năm. Thời gian điều tra, khảo sát, sử dụng
    tài liệu chủ yếu từ năm 2000 trở lại đây.
    4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
    Cách tiếp cận: Xuất phát từ thực tiễn công tác đào tạo sĩ quan khoa học kỹ thuật
    quân sự, luận án phân tích, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn; dự báo các yếu tố tác
    động, đề xuất các yêu cầu và giải pháp phát triển tư duy biện chứng duy vật của học
    viên đào tạo sĩ quan khoa học kỹ thuật quân sự.
    Để làm rõ thực chất phát triển tư duy biện chứng duy vật của đối tượng này, luận
    án dựa vào mô hình, mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục đào tạo, bám sát nội dung
    chương trình môn học, các giai đoạn học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện của họ.
    Theo đó, xuyên suốt 4 chương, luận án tập trung làm nổi bật 3 vấn đề:
    1. Các nhân tố tác động đến quá trình phát triển tư duy biện chứng duy vật của học
    viên.
    2. Xét tư duy biện chứng duy vật với tư cách là “cái” chịu tác động và sự bộc lộ
    những biểu hiện của nó trong học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện của học viên.
    3. Đánh giá, nhận định sự phát triển tư duy biện chứng duy vật của học viên dựa vào
    kết quả học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện của học viên.
    Quá trình phát triển tư duy biện chứng duy vật của học viên đào tạo sĩ quan khoa
    học kỹ thuật quân sự gồm nhiều vòng khâu kế tiếp nhau. Phân tích các vòng khâu đó
    là nhằm vạch ra mối liên hệ, sự tác động, các mâu thuẫn, sự chuyển hoá chất lượng
    3
    phát triển tư duy biện chứng duy vật của học viên qua các giai đoạn, đồng thời thấy rõ
    tính kế thừa, sự lọc bỏ và sự “rích rắc” trong phát triển tư duy biện chứng duy vật của
    đối tượng này.
    Phương pháp nghiên cứu: Luận án vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy
    vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử vào nghiên cứu lĩnh vực phát triển tư duy
    quân sự, đồng thời, sử dụng hệ thống phương pháp nghiên cứu khoa học như lôgíc -
    lịch sử; phân tích - tổng hợp, khái quát hoá - trừu tượng hoá, điều tra xã hội học và
    phương pháp chuyên gia .
    5. Cái mới của luận án
    Khái quát phạm trù trung tâm phát triển tư duy biện chứng duy vật của học viên
    đào tạo sĩ quan khoa học kỹ thuật quân sự, chỉ rõ những nội dung và đặc điểm phát
    triển tư duy biện chứng duy vật của đối tượng này.
    Đánh giá một cách có cơ sở khoa học và đưa ra các nhận định chính xác về thực
    trạng, nguyên nhân của thực trạng phát triển tư duy biện chứng duy vật của học viên đào
    tạo sĩ quan khoa học kỹ thuật quân sự.
    Chỉ ra các mâu thuẫn cần giải quyết với tư cách là những động lực phát triển tư
    duy biện chứng duy vật của học viên đào tạo sĩ quan khoa học kỹ thuật quân sự.
    Dự báo các nhân tố tác động, đề xuất các yêu cầu và giải pháp phát triển tư duy
    biện chứng duy vật của học viên đào tạo sĩ quan khoa học kỹ thuật quân sự hiện nay
    6. ý nghĩa và giá trị của luận án
    Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sâu sắc thêm cơ sở lý luận và thực
    tiễn phát triển tư duy biện chứng duy vật của học viên đào tạo sĩ quan khoa học kỹ
    thuật quân sự, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ, sĩ quan
    khoa học kỹ thuật quân sự của Quân đội nhân dân Việt Nam.
    Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ nghiên cứu, giảng dạy, học
    tập trong các học viện, trường sĩ quan kỹ thuật quân sự và những người quan tâm đến
    vấn đề này.
    7. Kết cấu của luận án
    Luận án gồm: mở đầu, 4 chương (10 tiết) kết luận, danh mục các công trình đã
    công bố của tác giả có liên quan đến đề tài, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...