Tiến Sĩ Phát triển trung tâm học tập cộng đồng vùng đồng bằng Sông Hồng trong những năm đầu xây dựng xã hội

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 18/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục đíc n i n cứu . 3
    3. Khách thể v đối tượng nghiên cứu 3
    3.1. Khách thể nghiên cứu . 3
    3.2. Đối tượng nghiên cứu . 3
    4. Giả thuyết khoa học . 3
    5. N i dung và phạm vi nghiên cứu . 3
    P ươn p áp tiếp cận v các p ươn pháp nghiên cứu 4
    6.1. Phương pháp tiếp cận 4
    6.2. Các phương pháp nghiên cứu . 5
    7 tưởng của luận án . 5
    8. Luận điểm bảo vệ . 6
    9 ón óp mới của luận án 7
    9.1.Về mặt lý luận:. 7
    9.2. Về mặt thực tiễn:. 7
    10. Bố cục của luận án . 8
    C ươn : CƠ Ở LÝ LU N VỀ PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỌC T P C NG
    ỒNG TRONG NHỮ Ă ẦU XÂY DỰNG XÃ H I HỌC T P Ở VI T
    NAM 9
    1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề 9
    1.1.1. Những nghiên cứu về học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập 9
    1.1.2. Những nghiên cứu và quá trình phát triển trung tâm học tập cộng
    đồng 17
    1.2. M t số khái niệm công cụ 25
    1.2.1. Xã hội học tập (Learning society) 25
    1.2.2. Học tập suốt đời (lifelong learning) . 28
    1.2.3. Các hình thức học tập trong xã hội học tập. 30
    1.2.4. Giáo dục thường xuyên (Education permanent) 30
    1.2.5. Cộng đồng và giáo dục cộng đồng 32
    1.2.6. Phát triển và Quản lý phát triển . 34
    1.2.7. Trung tâm học tập cộng đồng (Community leaning centres) 40
    1.2.8. Quản lý trung tâm học tập cộng đồng - Quản lý phát triển trung tâm
    học tập cộng đồng 41
    1.3. Trung tâm học tập c n đồng - m t thiết chế giáo dục của c n đồng 43
    1.3.1. Mục đích của trung tâm học tập cộng đồng . 43
    1.3.2. Vị trí của trung tâm học tập cộng đồng . 43
    1.3.3. Chức năng của trung tâm học tập cộng đồng 44
    1.3.4. Sứ mạng của trung tâm học tập cộng đồng 45
    1.3.5. Tính chất của trung tâm học tập cộng đồng . 46
    1.3.6. Tổ chức, quy trình hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng . 46
    1.4. N i dung phát triển trung tâm học tập c n đồng theo chức năn của
    hoạt đ ng quản lý . 48
    1.4.1. Lập kế hoạch (kế hoạch hóa) . 48
    1.4.2.Tổ chức thực hiện . 49
    1.4.3. Lãnh đạo, chỉ đạo, điều phối 49
    1.4.4. Kiểm tra, giám sát 50
    1.4.5. Khai thác nguồn lực phát triển trung tâm học tập cộng đồng 50
    1.4.6. Các đặc trưng của quản lý phát triển trung tâm học tập cộng đồng 51
    1.4.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phát triển trung tâm học tập cộng
    đồng 53
    Kết luận c ươn 54
    C ươn : KINH NGHI M QUỐC T , R ưỚC VÀ THỰC TR NG PHÁT
    TRIỂN TRUNG TÂM HỌC T P C Ồ Ù ỒNG BẰNG SÔNG
    HỒNG . 56
    2.1. Sự hình thành và phát triển trung tâm học tập c n đồng ở m t số quốc
    gia trên thế giới . 56
    2.1.1. Sự hình thành và phát triển trung tâm học tập cộng đồng trong khu
    vực Châu Á - Thái Bình Dương . 56
    2.1.2. Trung Quốc 57
    2.1.3. Kazakhstan . 57
    2.1.4. Nhật Bản 59
    2.1.5. Thái Lan . 61
    2.1.6. Ấn Độ . 63
    2.1.7. Myanmar 64
    2.1.8. Bangladesh . 64
    2.1.9. Tiểu kết 65
    2.2. Khái quát sự hình thành và phát triển trung tâm học tập c n đồng ở
    Việt Nam 66
    2.2.1. Những cơ sở chính trị và pháp lý của việc phát triển trung tâm học
    tập cộng đồng . 66
    2.2.2. Một số kết quả đạt được . 69
    2.2.3. Sự tham gia của các tổ chức xã hội trong việc xây dựng và phát triển
    trung tâm học tập cộng đồng 75
    2.2.4. Trung tâm học tập cộng đồng trong đời sống chính trị, kinh tế, văn
    hóa, xã hội và xây dựng xã hội học tập . 79
    2.3. Thực trạng phát triển trung tâm học tập c n đồng ở m t số địa
    p ươn n o i vùn đồng bằng Sông Hồng 82
    2.3.1.Tỉnh Thanh Hóa 82
    2.3.2. Tỉnh Đồng Nai . 84
    2.3.3. Tỉnh Hòa Bình 86
    2.3.4. Một số bài học kinh nghiệm 88
    2.4. Thực trạng phát triển trung tâm học tập c n đồn vùn đồng bằng
    Sông Hồng . 90
    2.4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội,
    truyền thống lịch sử, văn hóa, giáo dục . 90
    2.4.2. Khái quát về hệ thống trung tâm học tập cộng đồng vùng đồng bằng
    Sông Hồng . 97
    2.4.3. Thực trạng phát triển trung tâm học tập cộng đồng vùng đồng bằng
    Sông Hồng . 103
    2.4.4. Đánh giá thực trạng quản lý phát triển trung tâm học tập cộng đồng
    vùng đồng bằng Sông Hồng . 121
    Kết luận c ươn 124
    C ươn 3 GI I PHÁP PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỌC T P C ỒNG
    Ù ỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TRONG NHỮ Ă ẦU XÂY DỰNG XÃ
    H I HỌC T P Ở VI T NAM . 127
    3 ịn ướng phát triển trung tâm học tập c n đồn vùn đồng bằng
    Sông Hồng . 127
    3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng Sông Hồng
    127
    3.1.2. Định hướng phát triển trung tâm học tập cộng đồng vùng đồng bằng Sông
    Hồng . 127
    3.2. Nguyên tắc xây dựng các giải pháp 129
    3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính lịch sử và kế thừa 129
    3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và khả thi . 129
    3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính phối hợp, liên kết và đồng bộ . 129
    3.3. M t số giải pháp phát triển trung tâm học tập c n đồn vùn đồng
    bằng Sông Hồng trong nhữn năm đầu xây dựng xã h i học tập ở Việt Nam
    . 130
    3.3.1. Giải pháp 1: Đẩy mạnh công tác lãnh đạo của cấp ủy và quản lý chỉ
    đạo của chính quyền địa phương các cấp và công tác truyền thông nhằm đạt
    các chỉ tiêu xây dựng xã hội học tập tại địa phương theo các Quyết định của
    Thủ tướng Chính phủ . 130
    3.3.2. Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch hoạt động, đổi mới nội dung, phương
    pháp dạy và học gắn với mục tiêu đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời của địa
    phương, đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ và xây dựng các mô hình học tập 133
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do c ọn đề t i
    Ngày nay, trước sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và
    công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã khiến những kiến thức học trong
    nhà trường (kể cả đại học, sau đại học) nhanh chóng lạc hậu và không đủ dùng
    trong suốt cuộc đời. Cho nên, giáo dục thường xuyên, học tập suốt đời trở thành
    nhu cầu cấp thiết của tất cả mọi người.
    Sự chuyển dịch từ một hệ thống giáo dục chủ yếu dành cho trẻ em, với một
    độ tuổi nhất định sang một hệ thống giáo dục mở, thực hiện “giáo dục cho mọi
    người”, hướng tới xây dựng “xã hội học tập” là xu thế tất yếu hiện nay. Nội dung
    cốt lõi của khái niệm xã hội học tập là ai cũng được học tập và học tập suốt đời,
    ai cũng có trách nhiệm đóng góp cho giáo dục.
    Ở Việt Nam, ngay sau khi nước nhà vừa giành độc lập, Chủ tịch Hồ Chí
    Minh đã đề ra tư tưởng học tập suốt đời. Người chỉ rõ: Học hỏi là một việc phải
    tiếp tục suốt đời; Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học ở nhân dân,
    không học nhân dân là một thiếu sót lớn; Thế giới tiến bộ không ngừng, ai không
    học là lùi
    Tiếp tục thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh, nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước
    đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách khẳng định vị trí, vai trò và sự cần thiết



    của giáo dục thường xuyên, của học tập suốt đời cho mọi người và xây dựng xã
    hội học tập. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định: “Đẩy
    mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức giáo dục cho mọi
    người, cả nước trở thành một xã hội học tập", Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn
    quốc lần thứ X đã chủ trương: “Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô
    hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo
    liên tục, liên thông giữa các bậc học, ngành học” và Nghị quyết số 29-NQ/TW
    ngày 04/11/2013 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XI về đổi mới căn bản,
    toàn diện giáo dục đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong
    điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, một
    lần nữa nhấn mạnh: “Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống
    giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập” Ở Việt Nam, trung tâm học tập cộng đồng được coi là cơ sở giáo dục
    thường xuyên trên địa bàn xã, phường, thị trấn (theo Điều 46 Luật giáo dục 2005).
    Từ năm 1999, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức nghiên cứu, chỉ đạo xây dựng,
    phát triển trung tâm học tập cộng đồng trên toàn quốc. Tuy thời gian phát triển
    chưa dài, nhưng hệ thống trung tâm học tập cộng đồng đã khẳng định được vị trí
    quan trọng trong hệ thống giáo dục thường xuyên và trong cộng đồng dân cư cả
    nước. Việc phát triển trung tâm học tập cộng đồng gắn với việc xây dựng khu
    dân cư văn hóa, xây dựng nông thôn mới, phục vụ cho chủ trương an sinh xã hội
    ở cơ sở có ý nghĩa cấp thiết và là yêu cầu tất yếu của xã hội.
    Đồng bằng Sông Hồng là chiếc nôi văn hóa của người Việt. Vùng đất này
    không chỉ nổi tiếng với truyền thống hiếu học, khoa bảng, mà còn là nơi sinh ra
    nhiều bậc hiền tài, có đóng góp tích cực cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, xây dựng
    và phát triển đất nước qua các thời kỳ lịch sử của dân tộc. Đồng bằng Sông Hồng
    có diện tích 21.050,9 km
    2
    , dân số 20.236.700 người, mật độ dân số 961
    người/km
    2
    , bao gồm 11 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: Hà Nội,
    Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định,
    Hà Nam, Ninh Bình và Quảng Ninh [97]. Hiện tại cũng như trong tương lai,
    đồng bằng Sông Hồng là vùng có vị trí địa kinh tế, địa chính trị - xã hội trọng
    yếu, luôn đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của
    đất nước; là cửa ngõ thông thương với thế giới; là một trong những cầu nối trực
    tiếp giữa hai khu vực phát triển năng động: Đông Nam Á - Đông Bắc Á.
    Sau 15 năm xây dựng và phát triển, đến nay vùng đồng bằng Sông Hồng đã
    có 2450 TTHTCĐ/2451 xã, phường, thị trấn. Các trung tâm này đã tích cực hoạt
    động, phát triển về số lượt người học, mở rộng đối tượng, nội dung chương trình,
    nâng cấp cơ sở vật chất . Những kết quả ban đầu cho thấy, mô hình quản lý trung
    tâm học tập cộng đồng nói chung và trung tâm học tập cộng đồng các tỉnh vùng
    đồng bằng Sông Hồng nói riêng, qua thực tiễn kiểm nghiệm đã và đang từng bước
    đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, phát triển nguồn lực, giữ gìn bản sắc văn hóa
    truyền thống của dân tộc, thực hiện an sinh xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt
    động, các trung tâm học tập cộng đồng còn không ít những bất cập như: chưa có
    đầy đủ cơ chế, chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho các trung tâm học tập
    cộng đồng phát triển; việc thu hút các nguồn lực tài chính còn hạn chế, cơ sở vật
    chất, đội ngũ cán bộ quản lý và mạng lưới cộng tác viên chưa đáp ứng được nhu
    cầu của người học.v.v . Vấn đề đặt ra là cần phải có các giải pháp khả thi để phát
    triển các trung tâm học tập cộng đồng trong những năm đầu xây dựng xã hội học
    tập ở Việt Nam. Cho nên, việc tìm ra giải pháp phát triển các trung tâm học tập
    cộng đồng trong những năm đầu xây dựng xã hội học tập là rất cần thiết và cấp
    bách. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài:"Phát triển trung tâm học tập cộng đồng
    vùng đồng bằng Sông Hồng trong những năm đầu xây dựng xã hội học tập ở
    Việt Nam” để nghiên cứu.
     
Đang tải...