Luận Văn Phát triển thương mại mặt hàng dệt may trên thị trường miền Bắc của công ty cổ phần may Đông Mỹ - HA

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word


    CHƯƠNG MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài “Phát triển thương mại mặt hàng hàng dệt may trên thị trường miền Bắc của công ty cổ phần may Đông Mỹ - HANOSIMEX”
    Việt Nam trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã có những bước chuyển mình phát triển về mọi mặt kinh tế - chính trị - xã hội cũng như vị thế trên trường quốc tế. Trong sự phát triển vượt bậc về mặt kinh tế có sự đóng góp đáng kể của các ngành kinh tế mũi nhọn như da giầy, nông sản, chế biến thuỷ sản trong đó có ngành Dệt may . Trong những năm qua các doanh nghiệp Dệt may liên tục phát triển về quy mô cũng như đa dạng hoá cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Phát triển thương mại mà tập trung chủ yếu vào các thị trường xuất khẩu mạng lại lợi nhuận cao như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản phần lớn các doanh nghiệp không quan tâm hoặc ít quan tâm đến phát triển thương mại thị trường nội địa, đặc biệt là thị trường miền Bắc. Hơn nữa, kinh tế phát triển, thu nhập ngày càng được nâng cao, do đó nhu cầu của người dân với mặt hàng Dệt may ngày càng cao và đòi hỏi về chất lượng cũng như mẫu mã cũng được nâng cao.
    Thị trường miền Bắc là một bộ phận của thị trường cả nước, chiếm 1/3 dân số cả nước, tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao, rõ ràng đây là thị trường đầy tiềm năng với sức tiêu thụ đáng kể. Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vì vậy ngay tại sân nhà cũng xẩy ra những cuộc cạnh tranh vô cùng khốc liệt trên tất cả các lĩnh vực đặc biệt trên lĩnh vực phân phối. Trong khi các doanh nghiệp nước ngoài đang hình thành những kênh phân phối hiện đại hiệu quả thì hệ thống phân phối truyền thống của các doanh nghiệp dệt may lại trở lên không hiệu quả. Mặt khác mặt hàng dệt may cũng chưa thâm nhập sâu vào kênh phân phối hiện đại do sự thiếu quan tâm, do thiếu kinh nghiệm hay do tính chuyên nghiệp vì vậy mà mặt hàng dệt may được cho là bị lấn áp trên sân nhà. Việc này đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm hơn nữa hoạt động thúc đẩy phát triển thương mại trên thị trường miền Bắc.
    Công ty cổ phần may Đông Mỹ - HANOSIMEX cũng gặp nhiều hạn chế trong quá trình phát triển thương mại mặt hàng dệt may như: nguồn lao động chưa được đào tạo chuyên sâu, thiếu vốn nên công ty vẫn chưa đầu tư nhiều vào trang thiết bị máy móc hiện đại, mẫu mã sản phẩm của công ty cũng chưa phong phú và đa dạng, nguyên vật liệu chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài
    Xuất pháp từ những vấn đề trên, công ty sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển thương mại mặt hàng dệt may. Vì lẽ đó, em chon đề tài khóa luận:
    Phát triển thương mại mặt hàng dệt may trên thị trường miền Bắc của công ty cổ phần may Đông Mỹ - HANOSIMEX” là một vấn đề cấp thiết.

    2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan
    Trong quá trình thực hiện luận văn em có tham khảo một số công trình nghiên cứu khoa học của những năm trước:
    * Những công trình có liên quan gián tiếp tới mặt hàng dệt may
    Trịnh Thu Hằng (2005), luận văn tốt nghiệp “ Một số giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy sản xuất hàng xuất khẩu ở công ty Dệt may Hà Nội” – khoa Thương Mại Quốc Tế - ĐHTM. Luận văn đã làm rõ được thực trạng vấn đề tài chính doanh nghiệp trong sản xuất và từ đó đề ra các giải pháp ở tầm vi mô cho doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giúp thúc đẩy sản xuất trong thời kì nghiên cứu.
    Theo sinh viên Trần Thị Hà(2008) , luận văn tốt nghiệp “ Giải pháp khai thác và sử dụng thông tin thị trường với đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may của công ty cổ phần may 10 sang thị trường Nhật Bản”, Khoa kinh tế thương mại - ĐHTM. Luận văn đã làm rõ về mặt lý luận cũng như thực tiễn tầm quan trọng của thông tin thị trường. Bên cạnh đó tác giả cũng đã đánh giá thực trạng tình hình khai thác và sử dụng thông tin của doanh nghiệp và của ngành dệt may. Từ đó có những giải pháp ở tầm vi mô và vĩ mô cho ngành dệt may cũng như cho doanh nghiệp thực tập.công
    Các công trình đã có những thành công nhất định, tuy nhiên còn gặp phải những vấn đề sau:
    + Về phương pháp nghiên cứu: Các công trình trên chủ yếu dựa trên phương pháp phân tích thống kê so sánh mà chưa có nghiên cứu nào dựa trên phương pháp điều tra phỏng vấn để mang lại tính thực tế cao hơn, khách quan và toàn diện hơn.
    + Về nội dung nghiên cứu: các công trình trên chủ yếu tập trung nghiên cứu các khía cạnh tồn tại của doanh nghiệp để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm theo hướng xuất khẩu. Vì vậy chưa có đề tài nào quan tâm nghiên cứu về thị trường trong nước cũng như thị trường miền Bắc.
    + Về tính thời sự: hầu hết các nghiên cứu từ các năm trước, vì vậy các đề tài này chưa đáp ứng được với sự thay đổi bối cảnh sự biến động không ngừng của nền kinh tế nói chung và sự phát triển của ngành dệt may nói riêng.
    Hơn nữa, ngày 1/1/2007, Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của WTO, đây là một bước ngoặt đối với nền kinh tế Việt Nam. Điều này đồng nghĩa với việc cạnh tranh gay gắt trên tất cả các phương diện, trong đó có mặt hàng dệt may trên thị trường miền Bắc. Dẫn đến đòi hỏi phải có những nghiên cứu mới phù hợp với tình hình mới thay thế cho những đề tài không còn mang tính thời sự hay không còn phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Mặt khác các công trình nghiên cứu trên chủ yếu tập trung giải quyết những vấn đề tồn tại trong doanh nghiệp mà chưa đi sâu giải quyết những vấn đề chung của ngành dệt may.
    * Những đề tài nghiên cứu liên quan trực tiếp tới phát triển thương mại sản phẩm trên thị trường miền Bắc
    Nguyễn Thị Tuyết (2009), luân văn tốt nghiệp “Giải pháp phát triển thương mại mặt hàng thép trên thị trường miền Bắc”, Khoa Kinh Tế - ĐHTM. Đề tài nghiên cứu đã làm sáng tỏ những lý luận liên quan đến phát triển thương mại mặt hàng thép. Bên cạnh đó cũng đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu mới như điều tra, phỏng vấn, phân tích thông kê để làm rõ thực trạng của doanh nghiệp cũng như của ngành thép. Các đề xuất và giải pháp đưa ra với nhà nước, ngành thép cũng như các doanh nghiệp đã góp phần giải quyết những vấn đề còn tồn đọng để phát triển thương mại mặt hàng thép.cấp
    Mai Thị Anh (2009), luận văn tốt nghiệp “Phát triển thương mại sản phẩm sữa nhập khẩu trên thị trường miền Bắc”, Khoa Kinh Tế - ĐHTM. Đề tài nghiên cứu lý giải những vấn đề mang tính lí luận và thực tiễn sâu sắc của ngành sữa cũng như nhu cầu thiết yếu phải nhập khẩu sản phẩm sữa. Từ đó có kiến nghị với nhà nước những chính sách quản lý mặt hàng sữa nhập khẩu nhằm phát triển thương mại mặt hàng này. Luận văn cũng đưa ra các giải pháp cụ thể và mang tính ứng dụng cao cho ngành và doanh nghiệp hướng tới phát triển thương mại bền vững.
    Các đề tài nghiên cứu trên đã chỉ ra tính cấp thiết của vấn đề phải có nghiên cứu sâu sắc và rõ ràng về thị trường miền Bắc, một thị trường đầy hấp dẫn và hứa hẹn cho các doanh nghiệp. Các tác giả cũng đã sử dụng các phương pháp mới để phù hợp với tình hình mới do đó có tính khách quan cao đi sâu vào vấn đề đặt ra.

    Khóa luận có sử dụng các phương pháp phân tích thống kê so sánh để làm rõ thực trạng của ngành dệt may. Khóa luận nghiên cứu dưới góc độ kinh tế thương mại, giúp giải quyết các vấn đề về phát triển thượng mại mặt hàng dệt may của công ty cổ phần mau Đông Mỹ - HANOSIMEX. Trên cơ sở thời gian nghiên cứu là từ năm 2007 đến 2011 tức là 5 năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO cũng như cuộc suy thoái tài chính diễn ra gần đây, khóa luận mang đầy đủ tính thời sự và hữu ích của nó. Khóa luận đưa ra các đề xuất, phương hướng, quan điểm phát triển thương mại mặt hàng dệt may của công ty rồi đưa ra các giải pháp cụ thể. Đồng thời, khóa luận cũng có những kiến nghị với nhà nước trên cơ sở thực trạng còn tồn tại trong quản lý nhà nước về ngành dệt may, cũng như với hiệp hội dệt may trên lĩnh vực liên kết tạo sức mạnh cạnh tranh. Và với các doanh nghiệp là giải pháp cụ thể nhằm phát triển thương mại một cách ổn định và bền vững trên thị trường thị trường miền Bắc.

    3. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu
    Đề tài khóa luận của em tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:
    - Về lý luận: khóa luận đã trình bày các khái niệm liên quan đến vấn đề nghên cứu, đi tìm hiểu bản chất, mục tiêu, vai trò của phát triển thương mại mặt hàng dệt may trên thị trường miền Bắc. Bên cạnh đó, luận văn cũng tìm hiểu một số công trình nghiên cứu đi trước. Những nguyên lý cơ bản chi phối trong hoạt động phát triển thương mại, những đặc điểm vai trò của phát triển thương mại mặt hàng
    cũng được khóa luận nghiên cứu một cách kỹ càng.
    - Về mặt thực tiễn: trên cơ sở những lý luận cơ bản cùng với những phương pháp phân thu thập, phân tích số liệu thực tế, khóa luận đã cố gắng phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển thương mại, thực trạng việc phát triển thương mại mặt hàng dệt may trên thị trường miền Bắc của công ty cổ phẩn may Đông Mỹ - HANOSIMEX
    - Về mặt giải pháp: từ những vấn đề thực tiễn nêu ra, khóa luận đã đưa ra các dự báo, phương hướng và quan điểm của công ty cổ phẩn may Đông Mỹ - HANOSIMEX về phát triển thương mại mặt hàng dệt may trên thị trường miền Bắc. Từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể với nhà nước, hiệp hội dệt may và các doanh nghiệp. Về phía nhà nước, khóa luận đề xuất những chính sách phù hợp nhằm phát triển thương mại mặt hàng dệt may. Về phía hiệp dệt may có biện pháp cụ thể để nâng cao sức cạnh tranh của ngành. Về phía doanh nghiệp, khóa luận giúp doanh nghiệp có thể giải quyết được những tồn tại và thực hiện tốt hoạt động phát triển thương mại mặt hàng dệt may trên thị trường miền Bắc.

    4. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    * Mục tiêu nghiên cứu
    - Lý luận: Hệ thống hóa những lý thuyết về khái niệm sản phẩm dệt may, thương mại, phát triển thương mại mặt hàng. Khóa luận cũng nghiên cứu những nguyên lý cơ bản chi phối trong hoạt động phát triển thương mại, đồng thời nói rõ nội dung vấn đề nghiên cứu của đề tài.
    - Thực tiễn:
    + Khóa luận nắm rõ được thực trạng phát triển thương mại mặt hàng dệt may trên thị trường miền Bắc của công ty cổ phần may Đông Mỹ - HANOSIMEX trong giai đoạn từ năm 2007 – 2011.
    + Khóa luận đã đánh giá được những thành công, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó trong việc phát triển thương mại mặt hàng dệt may trên thị trường miền Bắc của công ty cổ phần may Đông Mỹ - HANOSIMEX
    + Khóa luận đã đưa ra hệ thống các giải pháp nhằm giúp công ty khắc phục được những hạn chế trên
    * Đối tượng nghiên cứu
    Hoạt động thương mại kinh doanh mặt hàng dệt may của công ty cổ phần may Đông Mỹ - HANOSIMEX
    * Phạm vi nghiên cứu
    - Không gian:
    Do những hạn chế nhất định như về thời gian, kinh phí, năng lực hạn chế, bên cạnh đó là những giới hạn theo quy định cho phép, khóa luận tập trung nghiên cứu trong phạm vi thị trường miền Bắc.
    - Thời gian:
    Với đề tài, khóa luận nghiên cứu thực trạng phát triển thương mại mặt hàng dệt may trên thị trường miền Bắc của công ty cổ phần may Đông Mỹ - HANOSIMEX của giai đoạn năm 2007 – 2011. Trong khoảng thời gian này có những sự kiện đặc trưng để có thể cho thấy sự phát triển của thương mại mặt hàng dệt may trên thị trường miền Bắc.
    Đó là 5 năm sau khi Việt Nam ra nhập WTO đồng thời trong khoảng thời gian này cũng xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính dẫn đến trì trệ trong phát triển thương mại.

    5. Phương pháp nghiên cứu
    * Phương pháp thu thập dữ liệu: Phương pháp thu thập dữ liệu là việc nghiên cứu, tìm hiểu thông tin về các vấn đề thực tế tại doanh nghiệp. Dữ liệu thu thập được của đề tài này là dữ liệu thứ cấp. Tác giả đã thu thập số liệu thứ cấp từ những nguồn có sẵn như sách báo, internet, báo cáo tài chính một cách đầy đủ, chính xác nhất. Những thông tin này phục vụ quá tình nghiên cứu cả về lí luận lẫn thực tiễn.
    * Phương pháp phân tích dữ liệu
    - Phương pháp phân tích và so sánh
    Những số liệu đã được thu thập, tiến hành tính doanh thu, tỷ trọng, tốc độ tăng trưởng và so sánh kết quả với nhau. Từ đó thấy được tình hình phát triển thương mại mặt hàng dệt may thông qua quy mô, chất lượng qua các năm với nhau tìm sự khác biệt và xu hướng phát triển của nó.
    - Phương pháp phân tích và đánh giá
    Từ những số liệu thứ cấp thu thập được tiến hàng phân tích tổng hợp từ đó đưa ra đánh giá về tình hình phát triển thương mại của công ty. Qua đó chỉ ra những điểm chưa ổn trong sự phát triển
    - Một số phương pháp khác cũng được đồng thời áp dụng như: phương pháp quy nạp, phương pháp tổng quan tài liệu, phương pháp thống kê tổng hợp

    6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
    Đề tài khóa luận tốt nghiệp gồm các nội dung chính sau:
    Lời mở đầu: Tổng quan nghiên cứu về đề tài
    Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển thương mại mặt hàng dệt may trên thị trường miền Bắc
    Chương 2: Thực trạng vấn đề phát triển thương mại mặt hàng dệt may trên thị trường miền Bắc của công ty cổ phần may Đông Mỹ - HANOSIMEX
    Chương 3: Các đề xuất và kiến nghị đối với giải pháp phát triển thương mại mặt hàng dệt may trên thị trường miền Bắc của công ty cổ phần may Đông Mỹ - HANOSIMEX
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...