Luận Văn Phát triển thương mại điện tử trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận 97 trang


    Thế kỉ XXI được coi là thời đại bùng nổ của ngành công nghệ thông tin. Sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là sự ra đời của Internet đã đem đến một phương thức kinh doanh hàng hoá dịch vụ mới mẻ và hiệu quả. Đến nay, thuật ngữ “Thương mại điện tử” đã trở nên không còn xa lạ đối với hầu hết người dân trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Việc ứng dụng hoạt động thương mại điện tử đã tạo nên những bước đột phá lớn trong lĩnh vực kinh tế. Dù là quốc gia đang phát triển, trình độ công nghệ thông tin chưa cao nhưng Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng và tính thiết yếu của loại hình dịch vụ này. Đến nay, hoạt động thương mại điện tử đã được triển khai và ứng dụng trong một số ngành dịch vụ và đem đến những kết quả đáng kể. Trong đó ngành ngân hàng được coi là một trong những lĩnh vực tiên phong ứng dụng hoạt động này.
    Ngày 11/1/2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới WTO. Việc ra nhập WTO cùng xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay không chỉ mang lại nhiều thuận lợi mà cũng đặt ra những thách thức lớn đối với các ngân hàng trong nước, điều đó buộc các ngân hàng phải hiện đại hoá, áp dụng những công nghệ hiện đại để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trước các đối thủ nước ngoài. Đến nay, các ngân hàng Việt Nam đều ra sức đầu tư khoa học công nghệ thông tin theo hướng hiện đại hoá; thiết lập, cung cấp các loại hình dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, tạo dựng được niềm tin với khách hàng và lợi thế cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Thời gian qua, ngân hàng Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể, dù chưa thể so sánh được với các ngân hàng nước ngoài nhưng đặt trong điều kiện khó khăn về cơ sở hạ tầng, chưa minh bạch trong hệ thống pháp luật những kết quả đó rất đáng được khích lệ.
    Với mục tiêu phát triển hơn nữa hoạt động ứng dụng thương mại điện tử trong lĩnh vực ngân hàng, nhà nước ta cùng các bộ, đoàn thể, cơ quan chuyên ngành cần đưa ra những chiến lược lâu dài, những định hướng cụ thể, đúng đắn. Muốn làm được điều đó, chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu những thành tựu đã đạt được cũng như những vướng mắc còn gặp phải của ngành ngân hàng khi triển khai ứng dụng hoạt động E- Banking để có cái nhìn tổng thể, toàn diện và từ đó có thể đưa ra những giải pháp cho ngành ngân hàng. Vì lí do đó, tôi đã lựa chọn đề tài “Phát triển thương mại điện tử trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” cho khoá luận của mình, với mong muốn sẽ góp phần phát triển hoạt động ứng dụng thương mại điện tử trong ngành ngân hàng.


    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I 3
    LÝ LUẬN CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ, . 3
    NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ, DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ 3
    1. TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (TMĐT) 3
    1.1. Khái niệm chung về Thương mại điện tử . 3
    1.2. Lợi ích và hạn chế của Thương mại điện tử 4
    1.2.1. Lợi ích của Thương mại điện tử 4
    1.2.1.1. Lợi ích đối với tổ chức . 4
    1.2.1.2. Lợi ích đối với người tiêu dùng 6
    1.2.1.3. Lợi ích đối với xã hội 6
    1.2.2. Hạn chế của Thương mại điện tử 7
    1.2.2.1. Hạn chế về kĩ thuật . 7
    1.2.2.2. Hạn chế về thương mại . 7
    1.3. Ảnh hưởng của Thương mại điện tử 8
    1.3.1. Tác động đến hoạt động Marketing . 8
    1.3.2. Thay đổi mô hình kinh doanh 9
    1.3.3. Tác động đến hoạt động sản xuất 9
    1.3.4. Tác động đến hoạt động ngân hàng 9
    1.3.5. Tác động đến hoạt động ngoại thương 9
    2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ VÀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ . 9
    2.1. Ngân hàng điện tử 9
    2.1.1. Khái niệm 9
    2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng điện tử 12
    2.1.3. Các cấp độ của Ngân hàng điện tử 12
    2.2. Dịch vụ Ngân hàng điện tử 13
    2.2.1. Lợi ích của dịch vụ Ngân hàng điện tử . 13
    2.2.1.1. Đối với Ngân hàng 13
    2.2.1.2. Đối với khách hàng . 16
    2.2.2. Rủi ro và hạn chế của dịch vụ ngân hàng điện tử . 17
    2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ NHĐT 20
    2.2.3.1. Hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin 20
    2.2.3.2. Sự phát triển của TMĐT . 20
    2.2.3.3. Môi trường pháp lý 21
    2.2.3.4. Trình độ dân trí . 22
    2.2.3.5. Nguồn nhân lực 22
    2.2.3.6. Môi trường cạnh tranh 23
    2.3. Các dịch vụ ngân hàng điện tử chủ yếu . 24
    2.3.1. Ngân hàng tại nhà (Home Banking) . 24
    2.3.2. Ngân hàng qua Internet (Internet Banking) 26
    2.3.3. Ngân hàng qua điện thoại cố định (Phone Banking) 27
    2.3.4. Ngân hàng qua mạng viễn thông không dây . 28
    2.3.5. Các dịch vụ Ngân hàng điện tử khác . 29
    2.3.5.1. Thẻ thanh toán (Payment Card) 29
    2.3.5.2. Chuyển tiền điện tử (Remittance) 31
    2.3.5.3. Chuyển tiền điện tử tại địa điểm bán hàng 32
    2.3.5.4. Séc điện tử . 33
    2.3.5.5. Ví tiền điện tử 35
    2.3.5.6. Tiền điện tử (E-cash) . 36
    2.3.5.7. Hối phiếu điện tử 37
    CHƯƠNG II39. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở MỘT SỐ NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM - DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ 39
    1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM . 39
    1.1. Bối cảnh thúc đẩy sự ra đời và phát triển dịch vụ NHĐT . 39
    1.2. Tổng quan tình hình triển khai dịch vụ NHĐT ở Việt Nam. . 40
    2. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM . 44
    2.1. Ngân hàng ngoại thương Việt Nam Vietcombank 44
    2.1.1. Giới thiệu chung 44
    2.1.2. Thực tế triển khai NHĐT tại Vietcombank 45
    2.1.2.1. Dịch vụ thẻ . 45
    2.1.2.2. Dịch vụ Internet Banking 48
    2.1.2.3. Dịch vụ SMS- Banking . 49
    2.1.2.4. Các dịch vụ ngân hàng điện tử khác 49
    2.2. Ngân hàng Công thương Việt Nam Vietinbank 51
    2.2.1. Giới thiệu chung 51
    2.2.2. Thưc tế triển khai NHĐT tại Vietinbank . 52
    2.2.2.1. Dịch vụ thẻ . 52
    2.2.2.2. Chuyển tiền điện tử . 55
    2.2.2.3. Dịch vụ Internet Banking .
    2.2.2.4. Dịch vụ Mobile Banking (SMS Banking) 57
    2.2.2.5. Dịch vụ Home Banking 58
    2.3. Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV . 58
    2.3.1. Giới thiệu chung 58
    2.3.2 Thực tế triển khai dịch vụ NHĐT ở NHĐT&PT Việt Nam 59
    2.3.2.1. Dịch vụ thẻ . 59
    2.3.2.2. Dịch vụ Homebanking 61
    2.3.2.3. Dịch vụ vấn tin tài khoản qua điện thoại di động (BSMS) 62
    2.3.2.4. Dịch vụ chuyển tiền . 62
    2.4. Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB Bank) 63
    2.4.1. Giới thiệu về ngân hàng quốc tế VIB Bank . 63
    2.4.2. Thực trạng triển khai dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Quốc tế VIB Bank . 63
    2.4.2.1. Dịch vụ thẻ . 63
    2.4.2.2. Dịch vụ Internet Banking 66
    2.4.2.3. Dịch vụ Mobile Banking . 67
    3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI E-BANKING TẠI VIỆT NAM 68
    3.1. Một số kết quả thu được . 68
    3.2. Thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển của hoạt động dịch vụ NHĐT tại Việt Nam . 71
    3.2.1. Thuận lợi . 71
    3.2.2. Khó khăn 74
    3.3. Triển vọng phát triển dịch vụ NHĐT tại Việt Nam . 75
    CHƯƠNG III . 78
    GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ . 78
    TẠI VIỆT NAM . 78
    1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN E-BANKING TẠI VIỆT NAM 78
    2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM 81
    2.1. Các giải pháp vĩ mô . 81
    2.1.1. Đẩy mạnh hạ tầng công nghệ và thông tin quốc gia . 81
    2.1.2. Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng điện tử 82
    2.1.3. Nâng cao hiểu biết và trình độ của người dân . 83
    2.1.4. Hỗ trợ, khuyến khích các Ngân hàng tham gia vào hoạt động thương mại điện tử. 83
    2.2. Các giải pháp vi mô . 83
    2.2.1. Giải pháp về công nghệ thông tin 83
    2.2.2. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực 84
    2.2.3. Giải pháp về hoạt động Marketing 86
    3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TRONG VIỆC NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM . 87
    3.1. Kiến nghị đối với chính phủ và các cơ quan nhà nước 87
    3.1.1. Đầu tư cho xây dựng hạ tầng cơ sở 87
    3.1.2. Tạo môi trường kinh tế xã hội ổn định 88
    3.1.3. Đầu tư cho giáo dục . 88
    3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng . 89
    3.2.1. Xây dựng một hệ thống mạng an toàn . 89
    3.2.2. Có chính sách khuyến khích mở rộng kinh doanh dịch vụ NHĐT 90
    3.3. Kiến nghị với Doanh nghiệp . 90
    KẾT LUẬN . 92
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...