Luận Văn Phát triển thương mại điện tử toàn cầu - thương mại điện tử trong khuôn khổ WTO

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phát triển thương mại điện tử toàn cầu - thương mại điện tử trong khuôn khổ WTO


    MỤC LỤC
    Trang
    Lời cảm ơn ​ ​ .i
    Mục lục ​ ​ . ii
    Danh mục bảng, biểu, hộp và phụ lục ​ .iv
    LỜI NÓI ĐẦU ​ 03
    CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (TMĐT) 03
    1. Khái niệm TMĐT ​ . 03
    1.1 Định nghĩa TMĐT và "thương mại"trong TMĐT 03
    1.2 Các phương tiện TMĐT và tính ưu việt của Internet . 03
    1.3 Các hình thức hoạt động TMĐT 06​
    2. Lợi ích kinh tế từ TMĐT ​ 06
    2.1 Phát triển "hệ thống thần kinh" của nền kinh tế .07
    2.2 Giảm chi phí sản xuất, tiếp thị, giao dịch và bán hàng .07
    2.3 Mở rộng cơ hội gia nhập thị trường và thay đổi cấu trúc thị trường ​ 09
    2.4 Thúc đẩy công nghệ thông tin phát triển, tạo điều kiện sớm tiếp cận "nền kinh tế số hóa" .10
    3. Tình hình phát triển TMĐT trên thế giới 10
    3.1 Toàn thế giới ​ .10
    3.2 TMĐT ở các khu vực ​ 14
    4. Môi trường phát triển của TMĐT ​15
    4.1 Các đòi hỏi của TMĐT ​ .15
    4.2 Các cấp độ môi trường cho TMĐT 17
    Chương II Phát triển TMĐT toàn cầu - TMĐT trong khuôn khổ WTO ​ 18
    1. Phát triển TMĐT toàn cầu ​ .18
    1.1 TMĐT thúc đẩy thương mại quốc tế 18
    1.2 Thách thức của TMĐT và các nỗ lực tiếp cận TMĐT ở cấp độ toàn cầu ​ 19
    1.2.1 Nước Mỹ ​ .19
    1.2.2 Liên minh Châu Âu (EU) ​. 21
    1.2.3 Các tổ chức khu vực ​ .21
    1.2.4 Các tổ chức quốc tế ​ .22

    2. TMĐT trong khuôn khổ WTO ​ . 23
    2.1 Vai trò của WTO trong TMĐT toàn cầu và các "diễn viên" chính ​ . 23
    2.2 Quá trình đưa TMĐT vào chương trình nghị sự của WTO. . 24
    2.3 Các vấn đề đặt ra ​ 25
    2.3.1 GATT hay GATS ​ 26
    2.3.2 Đánh thuế giao dịch TMĐT 28
    2.3.3 Mở cửa thị trường công nghệ thông tin . 29
    2.3.4 Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ 30
    3. Nhận xét chung ​ 32
    Chương III thương mại điện tử toàn cầu và các nước đang phát triển 34
    1. Lợi ích tiềm năng của TMĐT ở các nước đang phát triển . 34
    2. Thách thức đối với các nước đang phát triển trong TMĐT . 35
    2.1 "Hố ngăn cách số" (digital divide) . 35
    2.2 Lệ thuộc công nghệ ​ . 37
    2.3 Thách thức từ các đề xuất TMĐT toàn cầu . 38
    2.3.1 Bị động trong quá trình hoạch định chính sách chung . 38
    2.3.2 Thâm hụt thương mại và bảo hộ thị trường . 38
    2.3.3 Mất nguồn thu ngân sách từ thuế quan .39
    2.3.4 Đối diện với những bất ổn tài chính quốc tế .40
    2.3.5 Quyền sở hữu trí tuệ gây khó khăn cho việc tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật 40
    3. Xây dựng chính sách phát triển TMĐT ở các nước đang phát triển ​ . 41
    4. Phát triển TMĐT ở Việt Nam ​ .42
    4.1 Tính tất yếu phải phát triển TMĐT ở Việt Nam 42
    4.2 Thực trạng TMĐT ở Việt Nam ​44
    4.2.1 Tình hình phát triển công nghệ thông tin .44
    4.2.2 Mức độ sẵn sàng cho TMĐT 46
    4.3 Xây dựng chiến lược phát triển và hội nhập TMĐT toàn cầu .49
    4.3.1 Các chương trình chính phủ đã triển khai về TMĐT .49
    4.3.2 Một số kiến nghị về định hướng phát triển TMĐT trong thời gian tới ​ .50
    kết luận ​ ​54
    Chú thích ​ ​ .v
    Danh mục tài liệu tham khảo ​ .vii
    Phụ lục 1 ​ ​ xii
    Phụ lục 2 ​ ​ .xiii


    DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HỘP VÀ PHỤ LỤC


    Trang

    Bảng 1 Tốc độ và chi phí truyền gửi bộ tài liệu 40 trang 08
    Bảng 2 Các quan điểm chủ yếu về TMĐT trong WTO 25
    Bảng 3 Những khác nhau cơ bản giữa GATT và GATS 27
    Bảng 4 Tỷ lệ các đơn vị ở Hà Nội có trang web riêng 47
    Biểu đồ 1 So sánh chi phí mua phần mềm qua các phương tiện 08
    Biểu đồ 2 Thời gian (Internet) đạt mức 50 triệu người sử dụng 11
    Biểu đồ 3 Số người sử dụng Internet trên thế giới qua các năm 12
    Biểu đồ 4 Sử dụng Internet và kinh doanh điện tử ở Mỹ 12
    Biểu đồ 5 TMĐT trên thế giới, một vài thống kê và dự báo . 13
    Biểu đồ 6 Phân bố số người dùng Internet và doanh thu TMĐT trên thế giới ​ . 13
    Biểu đồ 7 Động cơ thúc đẩy các doanh nghiệp Mỹ sử dụng Internet ​ . 20
    Biểu đồ 8 Tỷ lệ cước phí thuê bao Internet hàng tháng so với thu nhập bình quân đầu người . 36
    Biểu đồ 9 Thu ngân sách trên thế giới ​ . 39tm74

    Kể từ khi nền kinh tế hàng hóa xuất hiện, thương mại tự do và tốc độ lưu thông hàng hoá luôn là động lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển của sức sản xuất và từ đó quyết định phương thức sản xuất mới. 1000 năm trước, con đường tơ lụa xuyên sa mạc qua nhiều quốc gia, nối các đế chế La Mã với đế chế Trung Hoa không chỉ mang tơ lụa và vàng bạc làm giàu cho nhiều nước mà còn giúp truyền bá công nghệ và triết lý. Những phát kiến địa lý vào thế kỷ 14, 15 không chỉ đem lại sự phồn vinh cho các cường quốc hàng hải mà còn là một tiền đề quan trọng hình thành nên chủ nghĩa tư bản và phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
    Sự phát triển của công nghệ thông tin toàn cầu ngày nay mà đại diện tiêu biểu của nó là mạng Internet cũng có thể được nhìn nhận dưới cùng một góc độ với hai phát kiến trên, nhưng mang tính khác biệt về chất ở chỗ biên giới quốc gia bị vượt qua chỉ sau một cú nhấp chuột (mouse click). Ảnh hưởng của Internet vì thế mang tính toàn cầu và nó trở thành một phần của quá trình toàn cầu hoá, vốn đã và đang biến đổi sâu sắc mọi mặt xã hội loài người từ kinh tế, chính trị đến văn hoá, xã hội. Nghiên cứu, dự đoán nhằm mục đích tìm kiếm các phương thức thích ứng với những tác động từ diễn biến chóng mặt của quá trình toàn cầu hoá nói chung và của hệ thống thông tin toàn cầu nói riêng trở thành một đòi hỏi bức thiết của mọi quốc gia để tồn tại và phát triển.
    Từ quan điểm lịch sử và biện chứng, có thể thấy được những tác động quyết định, thách thức và cơ hội lớn nhất Internet đặt ra trong dài hạn nằm trong lĩnh vực kinh tế-thương mại. Internet đặt nền tảng cho sự hình thành của nền kinh tế trực tuyến (online economy), trong đó con người cũng như phương tiện sản xuất và sản phẩm hàng hóa, đều có thể liên lạc trực tiếp với nhau, và liên tục, không cần đến giấy tờ, càng không phải đối mặt thực thể. Dòng lưu chuyển thông tin và thương mại hàng hoá, dịch vụ trong không gian không có biên giới hay thương mại điện tử mở ra khả năng giảm chi phí giao dịch, tiếp cận thị trường và thúc đẩy tiến bộ công nghệ, từ đó thay đổi cấu trúc của nền kinh tế quốc gia và toàn cầu. Thương mại điện tử do vậy được nhìn nhận như một lực lượng thúc đẩy tự do hoá thương mại quốc tế và tăng trưởng kinh tế.
    Tuy nhiên, chính tính chất phi biên giới ấy của thương mại điện tử lại đặt ra những yêu cầu điều chỉnh mới đối với những khuôn khổ thương mại quốc tế hiện tại (trong tổ chức thương mại quốc tế WTO) cũng như chính sách kinh tế nói chung và chính sách thương mại nói riêng của từng nước. Những điều chỉnh đó đến lượt mình lại tác động trực tiếp đến sự phát triển của thương mại điện tử và viễn cảnh kinh tế quốc gia và toàn cầu cũng như quan hệ giữa các quốc gia trong những năm tới. Trong bối cảnh như vậy, các nước đang phát triển nhìn thấy ở thương mại điện tử cơ hội phát triển cho tương lai, nhưng đồng thời lại phải đối mặt với thách thức trong hiện tại không dễ vượt qua về công nghệ, về tri thức và đặc biệt là những thách thức đến từ những đề xuất thương mại điện tử toàn cầu của các nước phát triển, trong khi vẫn còn đang chật vật tìm cách thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn của đói nghèo và lạc hậu. Ưu tiên chính sách của các nước này, vì thế, là làm cách nào bắt kịp với sự phát triển của thương mại điện tử trên thế giới, đồng thời đối phó hiệu quả với những nguy cơ đến từ quá trình đó.
    Thương mại điện tử là một lĩnh vực khá mới. “Việc dự đoán tương lai phát triển như thế nào cho chính xác thật khó khăn vì số liệu biến đổi rất mau chóng và khoa học kỹ thuật mới không ngừng phát triển . Thế nhưng trước khi tiến vào vùng đất còn nhiều điều chưa biết này, tốt hơn chúng ta nên có trong tay một bản đồ, tuy không hoàn chỉnh, mà chỉ là một mô hình thô thiển đơn giản, để dò dẫm từng bước và từng bước sửa đổi tu chỉnh, vẫn hơn là không có gì trong tay” (Alvin Toffler). Với một quan niệm như vậy, khóa luận sử dụng phương pháp trừu tượng hóa, và phân tích thống kê để tìm hiểu trên khía cạnh quan hệ kinh tế quốc tế những vấn đề thương mại điện tử đặt ra cho hệ thống thương mại quốc tế dưới sự điều chỉnh của tổ chức WTO từ góc nhìn của các nước đang phát triển. Nội dung của khóa luận được chia làm 3 chương
    ã Chương I “Tổng quan về thương mại điện tử” trình bày các vấn đề cơ bản nhất về thương mại điện tử như định nghĩa, phương tiện và ứng dụng của thương mại điện tử, lợi ích khi sử dụng thương mại điện tử, thực trạng phát triển của thương mại điện tử trên thế giới và môi trường hoạt động của thương mại điện tử.
    ã Chương II “Phát triển thương mại điện tử toàn cầu - thương mại điện tử trong khuôn khổ WTO” tìm hiểu tác động của thương mại điện tử đối với thương mại quốc tế; những phản ứng của khu vực và quốc tế trước thương mại điện tử; những nỗ lực tìm kiếm một khuôn khổ điều chỉnh thương mại điện tử quốc tế và các vấn đề nảy sinh khi đặt thương mại điện tử dưới sự điều chỉnh của WTO như mở cửa thị trường, phân loại giao dịch thương mại điện tử, thuế quan và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
    ã Chương III “ Thương mại điện tử toàn cầu và các nước đang phát triển” phân tích các cơ hội và thách thức mà sự phát triển của thương mại điện tử toàn cầu đặt ra đối với các nền kinh tế đang phát triển, những khía cạnh chính sách cần tập trung; một phần trọng tâm sẽ đánh giá tiềm năng và khả năng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam, đề xuất các chính sách vĩ mô để hội nhập có hiệu quả vào thương mại điện tử toàn cầu.
    Bài khóa luận tiếp thu một số các nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới.
     
Đang tải...