Luận Văn Phát triển thương hiệu sản phẩm Công ty Cổ phần Trà Than Uyên

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU​ Sau một thời gian học tập tại trường Đại học Lâm Nghiệp, để đánh giá kết quả học tập và hoàn thiện quá trình đào tạo, gắn công tác nghiên cứu khoa học với sản xuất thực tiễn. Theo nguyện vọng bản thân, được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn cũng như sự đồng ý của Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài:
    “Phát triển thương hiệu sản phẩm Công ty Cổ phần Trà Than Uyên”​ Trong quá trình thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, em còn nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo Ths. Nguyễn Văn Hợp cùng các thầy cô trong Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh. Đến nay khóa luận tốt nghiệp đã hoàn thành. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Ths. Nguyễn Văn Hợp, các thầy cô Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh cùng các bạn đồng nghiệp đã giúp em hoàn thành tốt khóa luận này. Cháu xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Công ty cùng các cô chú trong toàn Công ty đã tận tình giúp đỡ cháu trong thời gian qua.
    Do thời gian có hạn, trình độ bản thân còn hạn chế, khóa luận này của em không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp bổ sung của các thầy cô, các bạn đồng nghiệp để khóa luận này hoàn thiện hơn.



    ĐẶT VẤN ĐỀ1. Sự cần thiết của đề tài
    Khi thế giới thương hiệu ngày càng mở rộng, hình ảnh của bạn phải càng nổi bật và khác biệt, có như vậy bạn mới không phải lo lắng đứng nhìn các đối thủ cạnh tranh cướp đi những khách hàng "đáng quý" của mình. Và hơn thế nữa, con người luôn có xu hướng thích lựa chọn những gì phù hợp với hơn nhưng cũng không quá tầm thường. Vậy làm cách nào để thu hút họ đến với bạn? Theo tôi, điều đó phụ thuộc phần nhiều vào việc bạn xác lập hình ảnh thương hiệu của mình trong tâm trí những người tiêu dùng. Cũng vì vậy, bạn càng hiểu rõ cách người tiêu dùng suy nghĩ về thương hiệu, bạn sẽ càng dễ dàng hình dung ra được những công việc bạn cần phải làm sau đó. Các thương hiệu mạnh như Disney, Nike, Apple thường chiếm một vị trí ưu tiên độc nhất và bền vững trong tâm trí con người, nhưng làm thế nào để đạt được ngôi vị độc tôn trên và những yếu tố nào quy định sự khác biệt giữa các thương hiệu bình thường với một thương hiệu tầm cỡ như BMW? Để làm được việc đó họ cần có một phương thức để sản phẩm của họ gây chú ý đến khách hàng, chất lượng sản phẩm được tôn vinh và đi sâu và tâm trí của khách hàng, khi tiêu dùng sản phẩm thì khách hàng luôn sử dụng các sản phẩm của họ, mà không bị nhằm lẫn vào bất cứ sản phẩm nào của đối thủ cạnh tranh.
    Việc một doanh nghiệp, một công ty khẳng định được giá trị thương hiệu của mình trên thị trường đã là một thành công. Nhưng việc duy trì và phát triển thương hiệu để nó đi vào lòng người tiêu dùng lại là một vấn đề khó khăn đòi hỏi cần có những biện pháp, mục tiêu, chiến lược đúng đắn và kịp thời thì mới có thể đứng vững và phát triển được. Phát triển thương hiệu là một khâu quan trọng trong việc khẳng định giá trị của thương hiệu trên thị trường. Tuy nhiên, điều đó không phải lúc nào cũng phù hợp, cũng thành công đối với các công ty nhất là trong thời kỳ hội nhập, mở cửa hiện nay.
    Công ty cổ phần Trà Than Uyên hiện nay là một trong những công ty hàng đầu của ngành chè Việt Nam. Sản phẩm chính của Công ty là trà Shan Tuyết Than Uyên sản xuất với nhiều phương pháp khác nhau đều đạt chất lượng cao. Công ty luôn nỗ lực hết mình để xây dựng thương hiệu Trà Shan Tuyết Than Uyên vững mạnh, khẳng định thương hiệu trên thị trường và giữ vững danh hiệu “Hàng Nông, Lâm sản chất lượng cao và uy tín thương mại”.
    Xuất phát từ những tìm hiểu thực tiễn về Công ty cổ phần Trà Than Uyên, được sự nhất trí của Khoa kinh tế - Quản trị kinh doanh và thầy giáo hướng dẫn, tôi quyết định nghiên cứu đề tài “Phát triển thương hiệu sản phẩm Công ty Cổ phần Trà Than Uyên”.
    2. Mục tiêu của khóa luận
    2.1 Mục tiêu tổng quát
    Nghiên cứu tình hình hoạt động kinh doanh, công tác xây dựng và phát triển thương hiệu của Công ty. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần phát triển thương hiệu và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
    2.2 Mục tiêu cụ thể
    - Hệ thống hóa cơ sở lí luận về thương hiệu và phát triển thương hiệu trong doanh nghiệp;
    - Đánh giá hiện trạng tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty;
    - Đánh giá công tác xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm của Công ty hiên nay;
    - Đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển thương hiệu sản phẩm.
    3. Đội tượng nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu là công tác xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm của Công ty.
    - Đề tài tập trung nghiên cứu sản phẩm Trà Shan Tuyết Than Uyên trong phạm vi thị trường nội địa.
    4. Phạm vi nghiên cứu
    Không gian: Công ty Cổ phần Trà Than Uyên. Đ/c: Thị trấn Tân Uyên, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu. Thời gian: Nghiên cứu quá trình xây dựng phát triển thương hiệu sản phẩm của Công ty từ năm 2008 đến năm 2010.
    5. Nội dung nghiên cứu
    - Nghiên cứu cơ sở lý luận về thương hiệu và phát triển thương hiệu sản phẩm trong doanh nghiệp;
    - Nghiên cứu đặc điểm cơ bản của Công ty cổ phần Trà Than Uyên;
    - Nghiên cứu tình hình hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu;
    - Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển thương hiệu sản phẩm.
    6. Phương pháp nghiên cứu
    6.1 Phương pháp kế thừa
    - Kế thừa các tài liệu đã công bố về vấn đề nghiên cứu tại Công ty;
    - Kế thừa các số liệu, báo cáo về tình hình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
    6.2 Phương pháp khảo sát thực tiễn
    Khảo sát thực tiễn tổ chức sản xuất kinh doanh tại Công ty, thăm dò nhận thức của Công ty về vấn đề thương hiệu, thu thập các số liệu trên các chương trình xây dựng thương hiệu.
    Thực hiện việc nghiên cứu thị trường với mẫu là 100 phiếu thăm dò người tiêu dùng trong kỳ hội chợ hàng nông sản các tỉnh biên giới phía Bắc được tổ chức tại Lai Châu năm 2011. Bên cạnh đó là thu thập dữ liệu thứ cấp, quan sát thực tế, phân tích tổng hợp từ các số liệu được phép tiếp cận và những thông tin mà Công ty cho phép tiết lộ kết hợp với tham khảo các thông tin từ sách, báo, tạp chí và Internet,
    6.3 Phương pháp chuyên gia
    - Tham khảo ý kiến ban lãnh đạo, nhân viên Công ty.
    6.4 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
    - Kiểm tra phân loại các số liệu đã thu thập;
    - Tổng hợp hệ thống hóa tài liệu bằng phương pháp thống kê - phân tích tài liệu trên cơ sở nghiên cứu mức độ ảnh hưởng, tình hình biến động của hiện tượng và mức độ quan hệ ảnh hưởng của chúng;
    - Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh dựa trên số liệu về các chỉ tiêu tài chính trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty;
    - Sử dụng phương pháp so sánh, đánh giá một số chỉ tiêu của năm chọn so với năm gốc;
    - Sử dụng phương pháp thống kê, dự báo làm cơ sở đề ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...