Thạc Sĩ Phát triển thị trường trái phiếu việt nam

Thảo luận trong 'Chứng Khoán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài:
    PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM
    Định dạng file word


    MỤC LỤC



    Trang



    Chương 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU

    1.1. Lý luận cơ bản về trái phiếu 3

    1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của trái phiếu . 3

    1.1.2. Phân loại trái phiếu 4

    1.1.3. Lãi suất trái phiếu 5

    1.1.4. Nhược điểm của trái phiếu 5

    1.2. Thị trường trái phiếu . 6

    1.2.1. Khái niệm và phân loại thị trường trái phiếu . 6

    1.2.2. Các phương thức phát hành trái phiếu vào thị trường 7

    1.2.3. Các chủ thể tham gia thị trường trái phiếu 7

    1.2.4. Các tiêu chí phát triển thị trường trái phiếu bền vững 12

    1.3. Vai trò của thị trường trái phiếu đối với sự phát triển kinh tế 13

    1.3.1. Vai trò của thị trường trái phiếu đối với sự phát triển của nền kinh tế 13

    1.3.2. Vai trò của thị trường trái phiếu đối với hoạt động của doanh nghiệp 15

    1.3.3. Vai trò của thị trường trái phiếu đối với các chủ thể đầu tư . 17

    1.4. Khái quát thị trường trái phiếu ở các nước .17

    1.4.1. Quy mô giao dịch thị trường trái phiếu Châu Á .17

    1.4.2. Quy mô giao dịch và kinh nghiệm phát triển thị trường trái phiếu Malaysia 20

    1.4.3. Quy mô giao dịch và kinh nghiệm phát triển thị trường trái phiếu Singapore 23

    1.4.4. Bài học kinh nghiệm về phát triển thị trường trái phiếu các nước Châu Á 26

    Kết luận chương I 28



    Chương 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM

    2.1. Khái quát thực trạng kinh tế Việt Nam . 29

    2.1.1. Thực trạng kinh tế vĩ mô .29

    2.1.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp 31

    2.2. Thực trạng phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam 32
    2.2.1. Cơ sở pháp lý cho việc phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam 32

    2.2.2. Thực trạng vận hành thị trường TPCP Việt Nam .33

    2.2.2.1. Thực trạng các phương thức phát hành trái phiếu chính phủ .35

    2.2.2.2. Thị trường trái phiếu chính quyền địa phương 41

    2.2.3. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp 44

    2.2.3.1. Thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp .44

    2.2.3.2. Hoạt động niêm yết và giao dịch của trái phiếu doanh nghiệp 51

    2.2.3.3.Những ưu điểm của của kênh huy động vốn thông qua việc phát hành trái
    phiếu đối với doanh nghiệp 54.

    2.2.3.4. Những tồn tại của thị trường trái phiếu doanh nghiệp .56

    2.3. Đánh giá chung về thị trường trái phiếu Việt Nam .57

    2.3.1. Ưu điểm .57

    2.3.2. Tồn tại .58

    Kết luận chương II 62



    Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU
    VIỆT NAM

    3.1. Quan điểm và định hướng phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam đến
    năm 2020 .63

    3.1.1. Quan điểm phát triển .64

    3.1.2. Định hướng phát triển .64

    3.2. Các giải pháp phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam 65

    3.2.1.Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho thị trường trái phiếu .65

    3.2.2. Phát triển thị trường trái phiếu chính phủ .67

    3.2.2.1.Đối với trái phiếu Chính phủ 67

    3.2.2.2.Đối với trái phiếu chính quyền địa phương .69

    3.2.3. Đa dạng hóa các loại trái phiếu doanh nghiệp 70

    3.2.4. Các giải pháp mang tính kỹ thuật của thị trường .72

    3.2.4.1. Xây dựng được đường cong lãi suất chuẩn .72
    3.2.4.2. Khuyến khích sự phát triển hệ thống định mức xếp hạng tín nhiệm chuyên
    nghiệp .75

    3.2.4.3. Phát triển hệ thống giao dịch trái phiếu chuyên biệt 79

    3.2.4.4. Chuẩn hóa hệ thống thông tin công bố, đơn giản hóa các thủ tục phát hành
    trái phiếu 81

    3.2.4.5. Đa dạng hóa các chủ thể phát hành trái phiếu 82

    3.2.4.6. Nâng cao nhận thức về chứng khoán nói chung và trái phiếu nói riêng cho
    các doanh nghiệp và công chúng đầu tư 82

    Kết luận chương III 83

    KẾT LUẬN 84

    TÀI LIỆU THAN KHẢO .85

    PHỤ LỤC


    PHẦN MỞ ĐẦU



    TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

    Trong những năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng với tốc
    độ cao, trung bình từ 7 – 7,5%/năm. Mặc dù vậy Việt Nam vẫn còn là một nước
    đang phát triển. Chính vì vậy để dáp ứng nhu cầu tăng trưởng của nền kinh tế trong
    thời gian đến, mục tiêu đầu tư cần chiếm đến trên 30%/GDP mỗi năm. Để đáp ứng
    yêu cầu này cần huy động tổng hòa nhiều nguồn vốn tài trợ. Một trong những
    nguồn tài trợ chính là việc phát triển thị trường trái phiếu trong tổng thể sự phát
    triển thị trường vốn.

    Hơn lúc nào hết, trước thực trạng bội chi ngân sách liên tục diễn ra trong thời
    gian qua cũng như trong những năm đến thì kênh huy động vốn bù đắp cho sự thâm
    hụt này chính là việc phát hành trái phiếu chính phủ. Trong sự phát triển nền kinh
    tế, nhu cầu vốn đặt ra cho Chính phủ một sự quan tâm đặc biệt để phát triển. Phát
    triển thị trường vốn Việt Nam, trong đó thị trường chứng khoán đóng vai trò chủ
    đạo, đây là kênh dẫn vốn nhanh để phát triển nền kinh tế đất nước.

    Tính đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đã hoạt động được gần tám
    năm, đã có những bước phát triển cả về quy mô và chất lượng hàng hóa, tiến tới phù
    hợp với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh các hoạt động
    mua bán giao dịch cổ phiếu sôi động thì thị trường trái phiếu vẫn chưa thật sự thu
    hút được các nhà đầu tư quan tâm nhất là các nhà đầu tư có tổ chức. Hiện nay dù thị
    trường trái phiếu được chuyên biệt hóa trên sàn HNX nhưng quy mô và mức độ
    giao dịch của thị trường này vẫn còn quá nhỏ và yếu. So với thị trường cổ phiếu đã
    có những phát triển vượt bậc thì thị trường trái phiếu vẫn còn đang bỏ ngỏ.

    Phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam trở thành kênh huy động vốn nhanh
    và hiệu quả, giải quyết các nhu cầu vốn cho các dự án đầu tư và bù đắp thâm hụt
    ngân sách của Chính phủ, đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ cho quá trình sản xuất và
    tái sản xuất mở rộng của các doanh nghiệp cũng như tạo thêm hàng hoá cho thị
    trường và nhà đầu tư. Muốn vậy, cần phải phân tích tìm hiểu nguyên nhân thực
    trạng của hoạt động thị trường trái phiếu Việt Nam trong thời gian qua để có thể
    đưa ra các giải pháp trọg tâm và mang tính đột phá cho sự phát triển này.

    Chính vì vậy, tác giả đã nghiên cứu đề tài:

    “PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM”
    MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

    Phân tích thực trạng vận hành thị trường trái phiếu Việt Nam trong thời gian
    qua để đánh giá nguồn hàng hóa trên thị trường có đa dạng để đáp ứng cho nhu cầu
    của thị trường không. Mặc khác qua quá trình phân tích những nguyên nhân từ thực
    trạng thị trường trái phiếu Việt Nam đề tài muốn giải quyết các tồn tại này để đưa
    thị trường phát triển ngang tầm với các thị trường các nước trong khu vực. Những
    giải pháp được đưa ra đều dựa trên quá trình phân tích những tồn tại của thị trường
    trái phiếu Việt Nam hiện nay.

    ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

    Luận văn nghiên cứu thị trường trái phiếu trên lãnh thổ Việt Nam và mô hình
    vận hành thị trường trái phiếu ở một số nước trên thế giới để có bài học cho các giải
    pháp được đưa ra. Thị trường trái phiếu trong phạm vi nghiên cứu của luận văn là
    thị trường trái phiếu trung và dài hạn của nhà nước và doanh nghiệp cho đầu tư phát
    triển.

    Luận văn nghiên cứu hoạt động của thị trường trái phiếu Việt Nam từ năm
    2001 đến 2008.

    CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

    Đề tài đã tổng hợp tương đối hệ thống và đầy đủ số liệu hoạt động của thị
    trường trái phiếu ở Việt Nam từ năm 2001 đến 2008. Trên cơ sở đó phân tích, đánh
    giá sự phát triển của thị trường trái phiếu Việt Nam. Đề xuất một số giải pháp chủ
    yếu để phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam đến năm 2020.

    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    Để giải quyết các mục đích mà đề tài hướng đến, tác giả đã vận dụng lý thuyết
    các môn học về Thị trường tài chính làm nền tảng lý luận; bên cạnh đó tác giả sử
    dụng phương pháp thống kê lịch sử và phương pháp tổng hợp, phân tích để đánh giá
    về tình hình hoạt động của thị trường trái phiếu Việt Nam; vận dụng kinh nghiệm
    của các nước trên cơ sở phát triển thị trường trái phiếu làm cơ sở đề xuất các giải
    pháp phù hợp, nhằm thúc đẩy sự phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam.

    Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia thành ba chương:

    Chương I: Cơ sở lý luận về thị trường trái phiếu

    Chương II: Thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam.

    Chương III: Giải pháp phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam.

    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ

    THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU



    1.1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRÁI PHIẾU

    1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của trái phiếu

    Có rất nhiều khái niệm khác nhau về trái phiếu từ các nhà kinh tế trong và
    ngoài nước. Tuy nhiên, tựu trung lại khái niệm về trái phiếu thường được đề cập
    đến như là sự thể hiện cam kết của người phát hành sẽ thanh toán một số tiền xác
    định vào ngày xác định trong tương lai với một mức lãi suất nào đó, các trái phiếu
    thường có mệnh giá, ngày đáo hạn và lãi suất. Khi thực hiện việc mua trái phiếu,
    người mua trái phiếu được xem như đã cho tổ chức phát hành vay một khoản tiền
    và trái phiếu là bằng chứng thể hiện liên hệ giữa người cho vay (người mua trái
    phiếu) và người đi vay (tổ chức phát hành trái phiếu), và nó được xem là một loại
    chứng khoán nợ. Thông thường, thời gian phát hành trái phiếu tối thiểu là một năm.
    Các loại chứng khoán nợ khác với thời hạn thanh toán dưới một năm gọi là tín
    phiếu.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tài liệu hội thảo Phát hành trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam được vụ Tài
    chính Ngân hàng - Bộ Tài chính tổ chức.
    Bond Market Development: The Case of Singapore
    Developing Bond Markets in APEC Conference, June 21-22 2005
    www.Asianbondonline.adb.org
    Thống kê trên trang tin của Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội -
    hastc.org.vn, Sở giao dịch Tp.HCM - hsx.com.vn và trang web của Bộ tài
    chính – mof.org.vn.
    Ngân hàng phát triển Á Châu, “Asian bond monitor 2007”.
    Ngân hàng phát triển Á Châu, “Asian bond monitor 2008”.
    Ngân hàng Hồng Kông thượng Hải; “Vietnam Monitor 18”, 2008
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...