Thạc Sĩ Phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam giai đoạn 2008 - 2020

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Ác Niệm, 20/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Hội nhập kinh tế thế giới đã trở thành một xu thế khách quan trong thế giới ngày nay khi làn sóng toàn cầu hóa đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ. Là thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam không thể đứng ngoài sự vận động của kinh tế toàn cầu. Một nước đi sau như chúng ta, muốn phát triển nhanh, không tụt hậu, vươn lên ngang tầm thế giới cần phải biết cách hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới để tiến nhanh, tiến mạnh.

    Để thực hiện mục tiêu trên cần phải chuNn bị tốt các nguồn lực, một trong những nguồn lực đóng vai trò quan trọng đó là vốn. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng mạnh, nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển là rất lớn.
    Việc huy động vốn trong và ngoài nước trong thời gian qua đã đạt những kết quả khả quan. Tuy nhiên, việc huy động vốn trong nước vẫn chưa thật sự phát triển mạnh, đặc biệt là vốn dài hạn. Hơn lúc nào hết, nhu cầu vốn đặt ra cho Chính phủ một sự quan tâm đặc biệt để phát triển. Phát triển thị trường vốn Việt Nam, trong đó thị trường chứng khoán đóng vai trò chủ đạo, đây là kênh dẫn vốn nhanh để phát triển nền kinh tế đất nước.

    Tính đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đã hoạt động được hơn bảy năm, đã có những bước phát triển cả về quy mô và chất lượng hàng hóa, tiến tới phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh các hoạt động mua bán giao dịch cổ phiếu sôi động thì thị trường trái phiếu vẫn chưa thật sự thu hút được các nhà đầu tư quan tâm. So với thị trường cổ phiếu đã có những phát triển vượt bậc thì thị trường trái phiếu vẫn còn đang bỏ ngỏ.
    phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam trở thành kênh huy động vốn nhanh và hiệu quả, giải quyết các nhu cầu vốn cho các dự án đầu tư và bù đắp thâm hụt ngân sách của Chính phủ, đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ cho quá trình sản xuất và tái sản xuất mở rộng của các doanh nghiệp cũng như tạo thêm hàng hoá cho thị trường và nhà đầu tư. Muốn vậy, cần phải phân tích tìm hiểu nguyên nhân kém phát triển và đưa ra các giải pháp phát triển thị trường trái phiếu – một thị trường hết sức tiềm năng hiện nay.
    Xuất phát từ những nguyên nhân trên, tác giả đã nghiên cứu đề tài:
    “PHÁT TRIỂN THị TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008-2020”

    II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Vấn đề trọng tâm mà đề tài muốn giải quyết là trên cơ sở xem xét thực trạng, phân tích những mặt còn tồn tại, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các giải pháp phù hợp để thúc đNy phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam. Thông qua đó, giúp cho nền kinh tế huy động vốn hiệu quả hơn góp phần vào công cuộc phát triển nền kinh tế quốc gia và hội nhập kinh tế quốc tế.

    III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề liên quan đến thực trạng hoạt động của thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp trái phiếu và những giải phát triển cả hai loại thị trường này ở Việt Nam.
    Về không gian, luận văn nghiên cứu trên địa bàn cả nước.
    Về thời gian, giới hạn nghiên cứu của đề tài là hoạt động của thị trường trái phiếu Việt Nam từ năm 2000 đến nay.
    Về nội dung, đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở pháp lý cho sự hình thành và phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam, tình hình hoạt động của thị trường trái phiếu Việt Nam trong thời gian qua. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam trong thời gian tới.

    IV. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
    Đề tài đã tổng hợp tương đối hệ thống và đầy đủ số liệu hoạt động của thị trường trái phiếu ở Việt Nam từ năm 2000 đến nay.
    Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam.

    V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Để giải quyết các mục đích mà đề tài hướng đến, tác giả đã vận dụng lý thuyết các môn học Thị trường tài chính, tài chính doanh nghiệp, Đầu tư tài chính làm nền tảng lý luận; bên cạnh đó tác giả sử dụng phương pháp thống kê lịch sử và phương pháp tổng hợp số liệu để đánh giá về tình hình hoạt động của thị trường trái phiếu Việt Nam; vận dụng kinh nghiệm của các nước làm cơ sở đề xuất các giải pháp phù hợp, nhằm thúc đNy thị trường trái phiếu Việt Nam vận động và phát triển.

    Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia thành ba chương:
    Chương I: Nội dung cơ bản về thị trường trái phiếu.

    Chương II: Thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam. Nêu lên tình hình hoạt động của thị trường trái phiếu Việt Nam trong thời gian qua, phân tích và tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng kém phát triển của thị trường trái phiếu Việt Nam.

    Chương III: Giải pháp phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam. Căn cứ vào những phân tích ở chương II và những định hướng phát triển trong thời gian tới, đề xuất một số giải pháp phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam.

    Ở chương II và chương III, đề tài sử dụng tên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM thay cho tên Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM phù hợp với tình hình hiện nay. Sử dụng cụm từ trái phiếu doanh nghiệp thay vì trái phiếu công ty để phù hợp với từ ngữ sử dụng trong các văn bản pháp lý tại Việt Nam, theo đó trái phiếu doanh nghiệp được hiểu là trái phiếu của các loại hình công ty đang hoạt động theo pháp luật Việt Nam.

    PHẦN MỞ ĐẦU

    CHƯƠNG I
    LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ TRÁI PHIẾU VÀ THN TRƯỜNG TRÁI PHIẾU
    I.1. Thị trường trái phiếu
    I.1.1. Khái niệm về trái phiếu
    I.1.2. Phân loại trái phiếu
    I.1.2.1. Căn cứ vào chủ thể phát hành
    I.1.2.2. Căn cứ theo tính chất chuyển nhượng
    I.1.3. Vai trò của thị trường trái phiếu
    I.1.3.1. Đối với nền kinh tế
    I.1.3.2. Đối với doanh nghiệp
    I.1.3.3. Đối với nhà đầu tư
    I.2. Rủi ro trong đầu tư trái phiếu
    I.2.1. Rủi ro lãi suất
    I.2.2. Rủi ro lạm phát
    I.2.3. Rủi ro thanh khoản
    I.2.4. Rủi ro tín dụng
    I.3. Định mức tín nhiệm đối với thị trường trái phiếu
    I.3.1. Khái niệm định mức tín nhiệm
    I.3.2. Nguyên tắc hoạt động của tổ chức ĐMTN
    I.3.3.Sự cần thiết cho việc xây dựng hệ thống ĐMTN trong nước
    I.4. Bài học kinh nghiệm về thị trường trái phiếu ở một số nước Châu Á
    Kết luận chương I

    CHƯƠNG II
    THỰC TRẠNG VỀ THN TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM
    II.1.Cơ sở pháp lý cho quá trình phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam
    II.2 Thực trạng về thị trường trái phiếu Việt Nam
    II.2.1. Đánh giá chung về thị trường trái phiếu Việt Nam hiện nay
    II.2.2 Phân tích thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam hiện nay
    II.2.2.1. Trái phiếu Chính phủ
    II.2.2.2. Trái phiếu Chính quyền địa phương
    II.2.2.3. Trái phiếu doanh nghiệp
    II.3. Nguyên nhân kém phát triển của thị trường trái phiếu Việt Nam
    II.3.1. Quy mô nhỏ, thanh khoản thấp
    II.3.2. Thiếu tổ chức định mức tín nhiệm chuyên nghiệp
    II.3.3. Thiếu đội ngũ các nhà tạo lập thị trường
    II.3.4. Chưa xác định được đường cong lãi suất chuNn
    II.3.5. Tính cạnh tranh thấp
    II.3.6. Nhận thức của doanh nghiệp
    II.3.7. Công bố thông tin chưa đầy đủ
    II.3.8. Hệ thống pháp lý chưa hoàn chỉnh
    Kết luận chương II

    CHƯƠNG III
    GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THN TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM .
    III.1 Định hướng phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam đến năm 2020
    III.1.1. Quan điểm phát triển
    III.1.2. Định hướng phát triển
    III.2 Giải pháp phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam
    III.2.1. Mở rộng quy mô, đa dạng hoá và tăng tính thanh khoản cho TTTP
    III.2.1.1. Đối với trái phiếu Chính phủ
    III.2.1.2 Đối với trái phiếu Chính quyền địa phương
    III.2.1.3 Đối với trái phiếu doanh nghiệp
    III.2.1.4. phát triển công cụ phái sinh liên quan đến trái phiếu
    III.2.2. xây dựng và phát triển hệ thống định mức tín nhiệm
    III.2.3. Thu hút và phát triển đội ngũ tạo lập thị trường
    III.2.4. xây dựng thị trường trái phiếu chuyên biệt
    III.2.5. Thực hiện công khai hóa thông tin
    III.2.6. phát triển thị trường phi tập trung
    III.2.7. Hoàn thiện hệ thống pháp lý và hệ thống quản lý
    III.2.8. Nâng cao nhận thức về chứng khoán nói chung và trái phi
    nói riêng cho các doanh nghiệp và công chúng đầu tư
    Kết luận chương III

    KẾT LUẬN
    ĐỀ XUẤT CHO NHỮNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...