Tiến Sĩ Phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 7/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
    NĂM 2011


    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN i
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv
    DANH MỤC CÁC BẢNG . v
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ . vi
    LỜI MỞ ĐẦU . 1

    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU 7

    1.1. KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU . 7
    1.1.1. Tổng quan về trái phiếu . 7
    1.1.2. Thị trường trái phiếu 22
    1.2. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN TRÊN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU . 38
    1.2.1. Hoạt động phát hành trái phiếu . 38
    1.2.2. Hoạt động giao dịch trái phiếu 41
    1.2.3. Phát triển thị trường trái phiếu và một số tiêu chí đánh giá 43
    1.3. CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU 46
    1.3.1. Điều kiện vĩ mô . 46
    1.3.2. Điều kiện vi mô . 49
    1.4. THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU HÀN QUỐC VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM . 51
    1.4.1. Khái quát về thị trường trái phiếu Hàn Quốc 51
    1.4.2. Sự hình thành và phát triển của thị trường trái phiếu Hàn Quốc 53
    1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 63

    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG T HỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU Ở VIỆT NAM . 65
    2.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU Ở VIỆT NAM . 65
    2.1.1. Tổng quan kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000 – 2009 65
    2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam . 66
    2.2. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU Ở VIỆT NAM 71
    2.2.1. Thực trạng phát hành trái phiếu từ 2000 đến 2009 . 72
    2.2.2. Thực trạng giao dịch trái phiếu Việt Nam từ 2000 đến 2009 94
    2.2.3. Hoạt động giao dịch trái phiếu của các trung gian tài chính . 105
    2.2.4.Thực trạng hoạt động của Trung tâm Lưu ký chứng khoán . 107
    2.2.5. Hoạt động của Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam 108
    2.2.6. Thực trạng tổ chức định mức tín nhiệm ở Việt Nam hiện nay 109
    2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU Ở VIỆT NAM 111
    2.3.1. Thành công 111
    2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 114

    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU Ở VIỆT NAM 122
    3.1. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA VIỆT NAM TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI GIAI ĐOẠN TỚI 122
    3.1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước . 122
    3.1.2. Cơ hội và thách thức trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam
    giai đoạn tới . 124
    3.2. QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 . 131
    3.2.1.Thị trường vốn tầm nhìn đến năm 2020 . 131
    3.2.2. Quan điểm, định hướng phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam . 131
    3.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU Ở VIỆT NAM ĐẾN 2020 137
    3.3.1. Nhóm giải pháp vĩ mô . 137
    3.3.2. Nhóm giải pháp vi mô . 157

    KẾT LUẬN . 173
    CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ 174
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 175
    PHỤ LỤC .181

    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài luận án

    Là bộ phận quan trọng của thị trường tài chính, thị trường trái phiếu có vai trò quan trọng trong việc tích tụ, tập trung, phân phối vốn cho nền kinh tế. Quy mô thị trường trái phiếu thường lớn gấp nhiều lần thị trường cổ phiếu. Với mức độ an toàn cao, tính thanh khoản lớn, trái phiếu không chỉ là công cụ huy động vốn quan trọng của Chính Phủ và các doanh nghiệp, mà còn là công cụ đầu tư hấp dẫn của các nhà đầu tư, đặc biệt là của các trung gian tài chính. Phát triển thị trường trái phiếu là điều kiện quan trọng để hoàn thiện và phát triển thị trường tài chính.
    Được hình thành sớm hơn so với thị trường cổ phiếu, thông qua thị trường trái phiếu đã giúp cho Chính Phủ và các doanh nghiệp Việt Nam huy động được hàng trăm ngàn tỷ đồng, góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hiện tại, trái phiếu Việt Nam bao gồm: trái phiếu Chính Phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu do Chính Phủ bảo lãnh và trái phiếu doanh nghiệp. Tính đến năm 2009, tổng giá trị trái phiếu lưu hành trên thị trường Việt Nam là trên 250 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng gần 14 tỷ USD, chiếm khoảng 17% GDP (tại Sở giao dịch chứng khoán có khoảng 500 loại trái phiếu được niêm yết, chủ yếu là TPCP với giá trị niêm yết gần 160 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng trên 64% giá trị toàn thị trường). Tuy nhiên tỷ lệ giá trị trái phiếu so với GDP của Việt Nam vẫn còn thấp so với bình quân các nước trong khu vực (63% GDP). Các trái phiếu của Việt Nam hiện nay phần lớn là các loại trái phiếu Chính Phủ với thời hạn từ 1 – 15 năm, trái phiếu doanh nghiệp chỉ chiếm một tỷ lệ còn quá nhỏ (khoảng trên 12%).
    Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, thị trường trái phiếu Việt Nam chưa phát triển, quy mô thị trường nhỏ, chủ yếu là trái phiếu Chính Phủ, tính thanh khoản của trái phiếu thấp, chất lượng trái phiếu không cao. Điều này làm cho trái phiếu chưa trở thành công cụ huy động vốn hiệu quả của các tổ chức và chưa là công cụ đầu tư hấp dẫn của nhà đầu tư.
    Nguyên nhân là do sự chưa ổn định trong nền kinh tế vĩ mô ở Việt Nam, trong đó có việc huy động các nguồn lực chưa cân đối, đặc biệt là nguồn lực trong nước, việc sử dụng nguồn vốn từ trái phiếu Chính Phủ để phục vụ mục đích phát triển kinh tế - xã hội chưa thực sự hiệu quả; các doanh nghiệp còn chưa chú trọng tới kênh huy động vốn qua phát hành trái phiếu để phục vụ cho mục tiếu phát triển sản xuất kinh doanh trung và dài hạn. Đối với bản thân thị trường trái phiếu, mô hình tổ chức của thị trường chưa phù hợp; thị trường thiếu vắng các nhà đầu tư chuyên nghiệp, các tổ chức tạo lập thị trường; việc phát hành trái phiếu còn thiếu tính chuẩn mực và chưa được hoạch định một cách khoa học, chưa có các tổ chức định mức tín nhiệm, chưa xây dựng đường cong lãi suất chuẩn, các nghiệp vụ phái sinh chưa phát triển
    Phát triển thị trường trái phiếu tại Việt Nam là vấn đề vô cùng quan trọng trong giai đoạn tới. Bởi các lý do sau: Phát triển thị trường nhằm mục tiêu tái cấu trúc và nâng cao hiệu quả của thị trường tài chính nói chung, thị trường chứng khoán nói riêng do chi phí vốn của trái phiếu thấp, tính ổn định cao hơn và rủi ro thấp hơn nhiều với cổ phiếu; Phát triển thị trường trái phiếu là những khuyến nghị của các tổ chức quốc tế, là điều kiện để hội nhập với thị trường trái phiếu quốc tế, đặc biệt là thị trường trái phiếu Châu Á; Thêm vào đó, phát triển thị trường trái phiếu nhằm tăng cường phát triển kinh tế, tái cấu trúc vốn của doanh nghiệp và tái cấu trúc tài sản của các trung gian tài chính.
    Mặc dù còn chưa thực sự chuẩn hoá nhưng đây là một thị trường tiềm năng đang trong quá trình hoàn thiện, phát triển và đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và tổ chức tài chính trong và nước ngoài. Việc nghiên cứu, tìm kiếm giải pháp phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam là yêu cầu cấp bách cả về phương diện lý luận và thực tiễn.
    Vì lý do trên, đề tài “Phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam” được lựa chọn nghiên cứu.
    2. Mục tiêu nghiên cứu và ý nghĩa nghiên cứu
    Trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng phá triển thị trường trái phiếu Việt Nam thời gian qua, chỉ ra những kết quả, hạn chế và các nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển của thị trường trái phiếu Việt Nam , tác giả xây dựng một hệ thống các giải pháp, bao gồm nhóm giải pháp vĩ mô và nhóm giải pháp vi mô có tính khả thi nhằm đưa thị trường trái phiếu Việt Nam phát triển
    bền vững trong giai đoạn tới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...