Thạc Sĩ Phát triển thị trường trái phiếu chính quyền địa phương ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    I. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI:

    Trong xu hướng hiện nay, chính quyền địa phương ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là những nước đang phát triển, đầu tư vào cơ sở hạ tầng luôn được xem là một vấn đề trọng tâm và đặt lên hàng đầu. Việc đầu tư này, nhằm thúc đẩy kinh tế xã hội địa phương phát triển, đồng thời làm giảm những thiệt thòi cho những người có thu nhập thấp, người nghèo do áp lực của quá trình đô thị hóa, sự thiếu thốn cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, nhu cầu là vô hạn, như nguồn lực tài chính là có hạn. Trong bối cảnh thực hiện phi tập trung hóa ngân sách nhà nước, giảm dần các khoản chuyển giao từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương đã làm cho việc vay nợ của chính quyền địa phương trở thành một vấn đề quan trọng trong chiến lược phát triển của quốc gia. Có nhiều cách để chính quyền địa phương huy động vốn, tuy nhiên trên thực tế có 2 cách chủ yếu thường được sử dụng là: vay ngân hàng và vay qua thị trường tài chính bằng cách phát hành trái phiếu. Huy động vốn qua phát hành trái phiếu là một trong những lựa chọn, nhưng trong xu hướng phát triển nó càng được quan tâm vì những lợi ích nó mang lại. Ngoài lợi ích huy động nguồn vốn, nó còn tạo áp lực buộc các chính quyền địa phương phải cải tiến, tăng cường tính minh bạch và công khai hóa trong quản lý ngân sách địa phương, nâng cao hiệu quả hoạt động của các dự án đầu tư công cộng, giúp phát triển thị trường tài chính, thúc đẩy quá trình tư nhân hóa, tạo sự chủ động trong việc hoạch định chiến lược phát triển
    Ở Việt Nam, trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, việc phát triển cơ sở hạ tầng địa phương là một công việc bắt buộc phải tiến hành. Với áp lực nhu cầu vốn, đòi hỏi chính quyền địa phương phải xây dựng một chiến lược huy động vốn hiệu quả. Để giải quyết phần nào nhu cầu về vốn, một số địa phương mạnh
    2
    dạng triển khai giải pháp huy động vốn qua thị trường trái phiếu. Hình thức này bước đầu đã phát huy vai trò tích cực trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, tuy nhiên, những hiệu quả đó vẫn chưa cao, thị trường trái phiếu chính quyền địa phương chưa được nhiều địa phương áp dụng mở rộng huy động nguồn vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng thúc đẩy kinh tế xã hội địa phương phát triển.
    Vì vậy, tác giả chọn đề tài “PHÁT PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM” để làm luận án tiến sĩ, nhằm góp phần vào sự phát triển của thị trường trái phiếu Việt Nam.
    II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
    Củng cố và làm sáng tỏ một số vấn đề mang tính lý luận khoa học về thị trường trái phiếu chính quyền địa phương, kinh nghiệm điều hành thị trường trái phiếu chính quyền địa phương của một số nước trên thế giới.
    Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thị trường trái phiếu chính quyền địa phương ở Việt Nam, từ đó tìm ra những nguyên nhân đưa đến những tồn tại, hạn chế.
    Đề xuất những biện pháp triển thị trường trái phiếu chính quyền địa phương trong thời gian tới, hỗ trợ cho chính sách phát triển kinh tế xã hội.
    III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
    Đề tài nghiên cứu kênh huy động vốn qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư cho địa phương, đặc biệt là đầu tư cơ sở hạ tầng, không nghiên cứu lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng của địa phương. Tuy nhiên, đây cũng là một lĩnh vực nghiên cứu rất rộng và phức tập, phải có sự phối kết hợp đồng bộ của nhiều yếu tố, nhiều lĩnh vực. Do giới hạn về thời gian, chuyên ngành nghiên cứu, cho nên luận án chỉ tập trung nghiên cứu thị trường trái phiếu chính quyền địa phương ở tầm vĩ mô, trên cơ sở tập hợp phân
    3
    tích số liệu hoạt động của thị trường, sau đó nhận định tình hình chung và đề ra những giải pháp hoàn thiện về cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh hoạt động thị trường trái phiếu chính quyền địa phương. Đề tài không đi sâu vào những nghiệp vụ chi tiết của thị trường.
    IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
    Phương pháp nghiên cứu chủ đạo của công trình khoa học này là phương pháp chuẩn tắc. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, bằng phương pháp chuẩn tắc để đánh giá giá trị lý luận và thực tiễn phát triển thị trường trái phiếu chính quyền địa phương.
    Không giống như phương pháp tiếp cận thực chứng, vì dựa vào giá trị cơ bản, nên cách tiếp cận chuẩn tắc đôi khi không khách quan. Chính vì vậy, trong quá trình nghiên cứu, tác giả còn phối hợp sử dụng phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp, so sánh, quy nạp để tăng tính thuyết phục và nâng cao giá trị thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
    V. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN:
    Luận án là một công trình nghiên cứu nghiêm túc của tác giả. Thành công của luận án là những đóng góp mới như sau:
    1. Phát triển hệ thống lý luận về thị trường trái phiếu chính quyền địa phương, đó là: sự ra đời và phát triển thị trường, vai trò và cơ chế hoạt động của thị trường trái phiếu chính quyền địa phương.
    2. Góp phần xây dựng phương pháp luận trong nghiên cứu các giải pháp phát triển thị trường trái phiếu chính quyền địa phương. Trên cơ sở kết hợp logíc biện chứng giữa lý luận về thị trường trái phiếu chính quyền địa phương, kinh nghiệm của các nước trên thế giới kết hợp với thực tiễn ở Việt Nam, luận án đã đưa ra những đề xuất về hoàn thiện cơ
    4
    chế chính sách cho sự phát triển thị trường trái phiếu chính quyền địa phương; mô hình huy động vốn qua phát hành trái phiếu có thể được các địa phương nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn.
    3. Các giải pháp có tính thực tiễn trên cơ sở khoa học nhằm thúc đẩy thị trường trái phiếu chính quyền địa phương phát triển, qua đó tạo ra kênh huy động vốn cho đầu tư cơ sở hạ tầng địa phương.



    MỤC LỤC
    Trang phụ bìa Trang
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục các chữ viết tắt
    Danh mục các bảng
    Danh mục các hình
    Mở đầu
    1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG . 5
    1.1. Tổng quan về trái phiếu chính quyền địa phương 5
    1.1.1. Khái niệm .5
    1.1.2. Phân loại trái phiếu chính quyền địa phương địa phương .6
    1.1.3. Lãi suất trái phiếu .9
    1.2. Thị trường trái phiếu chính quyền địa phương .10
    1.2.1. Khái niệm thị trường trái phiếu chính quyền địa phương .10
    1.2.2. Cơ sở hình thành và phát triển thị trường trái phiếu địa phương
    trong nền kinh tế thị trường . . 12
    1.2.3. Cơ cấu thị trường trái phiếu chính quyền địa phương . 19
    1.2.4. Cơ chế vận hành thị trường trái phiếu địa phương . 20
    1.3. Kiểm soát nợ vay và các biện pháp phòng chóng rủi ro trái phiếu địa
    phương 34
    1.4. Vai trò của thị trường trái phiếu địa phương 40
    1.5. Kinh nghiệm xây dựng phát triển thị trường trái phiếu địa phương
    của một số quốc gia 44
    1.5.1. Thị trường trái phiếu địa phương của một số quốc gia .44
    1.5.2. Bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng và thúc đẩy sự phát triển
    của thị trường trái phiếu chính quyền địa phương . . . .53
    Kết luận chương 1 . .6 3
    CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY .64
    2.1. Tình hình kinh tế xã hội của việt nam từ năm 1991đến nay .64
    2.2. Khái quát thị trường tài chính Việt nam . .71
    2.2.1. Thị trường tiền tệ . 71
    2.2.2. Thị trường vốn .75
    2.2.3. Những kết quả đạt thị trường tài chính Việt nam trong thời gian qua .81
    2.3. Thực trạng thị trường trái phiếu địa phương ở Việt nam . . 83
    2.3.1. Cơ sở hình thành và phát triển thị trường trái phiếu Chính quyền
    địa phương . .83
    2.3.2. Tình hình vay nợ qua thị trường trái phiếu của địa phương
    từ 1991 đến nay 90
    2.3.3. Đánh giá tình hình hoạt động của thị trường trái phiếu địa phương thời
    gian qua . 100
    Kết luận chương 2 115
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI
    PHIẾU CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
    GIAI ĐOẠN 2006 – 2020
    .117
    3.1. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng địa phương trong công cuộc
    công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam giai đoạn 2006-2020 117
    3.1.1. Định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong giai
    đoạn 2006-2020 . 117
    3.1.2. Nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của địa phương .119
    3.1.3. Đánh giá các nguồn vốn huy động cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của
    địa phương .122
    3.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển thị trường trái phiếu địa phương . 124
    3.3. Các giải pháp phát triển thị trường trái phiếu chính quyền địa phương
    ở Việt Nam 13 2
    3.3.1. Giải pháp tạo cơ sở tiền đề phát triển thị trường trái phiếu địa phương .132
    3.3.2. Các giải pháp phát triển thị trường trái phiếu địa phương . .144
    Kết luận chương 3 173
    Kết luận . .174
    Danh mục công trình của tác giả
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục
     
Đang tải...