Tiến Sĩ Phát triển thị trường tiền tệ ở Việt Nam sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 8/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2013

    MỤC LỤC
    Lời cam đoan
    Danh mục chữ viết tắt
    Danh mục bảng, biểu đồ, sơ đồ
    MỞ ĐẦU 1

    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ SAU KHI GIA NHẬP WTO. . 19
    1.1. Tổng quan về tiền tệ và thị trường tiền tệ . 19
    1.1.1. Lý luận chung về tiền tệ . 19
    1.2. Nội dung phát triển thị trường tiền tệ sau khi gia nhập WTO 47
    1.2.2. Các điều kiện để phát triển thị trường tiền tệ sau gia nhập WTO 55
    1.2.3.Sự cần thiết phải phát triển TTTT sau khi gia nhập WTO . 59
    1.3. Kinh nghiệm phát triển thị trường tiền tệ của một số quốc gia sau khi gia nhập
    WTO và bài học cho Việt Nam 61
    1.3.1.Kinh nghiệm phát triển TTTT của một số quốc gia sau khi gia nhập WTO . 61
    1.3.2. Bài học kinh nghiệm vận dụng đối với Việt Nam . 74

    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM 78
    2.1. Khái quát chung về sự phát triển của thị trường tiền tệ ở Việt Nam . 78
    2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển . 78
    2.1.2- Những cam kết về lĩnh vực tiền tệ khi gia nhập WTO 80
    2.1.3. Hiện trạng của các thị trường bộ phận trong mô hình thị trường tiền tệ Việt
    Nam 81
    2.2. Đánh giá chung về thực trạng phát triển thị trường tiền tệ ở Việt Nam theo tiêu chí cấu trúc thị trường giai đoạn sau khi gia nhập WTO . 123
    2.2.1. Về hàng hóa (công cụ) tham gia vào thị trường . 124
    2.2.2. Về các chủ thể tham gia cung cầu trên thị trường 126
    2.2.3. Về hệ thống thị trường. 130
    2.2.4. Về cơ chế hoạt động của thị trường. 135
    2.2.5. Về cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin . 140
    2.3. Đánh giá tổng quát về nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế trong phát triển thị trường tiền tệ ở Việt Nam. 141
    2.3.1. Nguyên nhân của những thành tựu 142
    2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế . 143

    CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO . 148
    3.1. Quan điểm và định hướng phát triển thị trường tiền tệ ở Việt Nam sau khi gia
    nhập WTO 148
    3.1.1. Những căn cứ đề xuất quan điểm và định hướng phát triển TTTT ở Việt
    Nam sau khi gia nhập WTO . 148
    3.1.2.Quan điểm, định hướng và điều kiện phát triển thị trường tiền tệ ở Việt
    Nam sau khi gia nhập WTO . 162
    3.2. Giải pháp phát triển TTTT ở Việt Nam sau khi gia nhập WTO . 177
    3.2.1. Nhóm giải pháp liên quan đến phát triển và nâng cao chất lượng nguồn cung trên thị trường tiền tệ. 177
    3.2.2. Nhóm giải pháp thúc đẩy cầu trên thị trường tiền tệ 188
    3.2.3. Nhóm giải pháp liên quan đến hoàn thiện cơ chế hoạt động của thị trường tiền tệ. . 193
    3.2.4. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của TTTT 204
    3.2.5. Tăng cường năng lực của hệ thống giám sát tài chính quốc gia 205
    3.3. Một số kiến nghị để phát triển TTTT ở Việt Nam sau khi gia nhập WTO. 208
    3.3.1. Đối với Chính phủ 208
    3.3.2. Đối với Bộ tài chính . 209
    3.3.3. Đối với các thành viên thị trường, bao gồm cả các hiệp hội . 210
    3.3.4. Kiến nghị với các Bộ, Ngành liên quan về hệ thống quản lý, giám sát thị trường. 210
    KẾT LUẬN . 214
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHẦN PHỤ LỤC


    MỞ ĐẦU
    1.Tính cấp thiết của đề tài


    Trong những năm qua, Việt Nam đã đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế, các giao dịch tài chính tiền tệ ngày càng tăng cả về qui mô cũng như tính đa dạng và phức tạp. Theo lộ trình hội nhập, một sân chơi bình đẳng hơn, có tính cạnh tranh hơn, với những luật chơi vận dụng theo thông lệ quốc tế sẽ được hình thành. Cơ cấu và qui mô các loại hình “trung gian tài chính” - với sự xuất hiện của các định chế tài chính có vốn đầu tư nước ngoài tham gia hoạt động trên thị trường sẽ thay đổi. Hoạt động ngân hàng trở nên sôi động và phức tạp, theo đó, các loại rủi ro tiềm ẩn trong lĩnh vực kinh doanh này sẽ khó được
    nhận diện.
    Đặc biệt, sau khi nước ta gia nhập WTO, nền kinh tế mở cửa dần theo định hướng thị trường và theo các cam kết quốc tế trong đó nổi bật là các cam kết trong Hiệp định Thương mại Song phương Việt Nam – Hoa Kỳ và các cam kết gia nhập WTO. Quá trình mở cửa và hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng dần dần hình thành một hệ thống tài chính năng động và hoàn chỉnh hơn. Bên cạnh hệ thống ngân hàng truyền thống, Việt Nam cũng đã xây dựng và phát triển thị trường vốn, bước đầu hình thành thị trường tiền tệ và theo đó đã phát triển một số công cụ phái sinh. Các tổ chức tham gia thị trường cũng đa dạng hơn gồm cả ngân hàng và các định chế tài chính phi ngân hàng. Các NHTM cổ phần phát triển nhanh chóng và lớn mạnh, đồng thời có sự hoạt động ngày càng tích cực hơn của khối ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh. Trong điều kiện thị trường tài chính ngân hàng đã mang tính liên kết toàn cầu và có nhiều biến đổi khó lường, đòi hỏi Việt Nam nhanh chóng phát triển các thị trường, trong đó việc phát triển thị trường tiền tệ sau khi nước ta gia nhập WTO là vấn đề quan trọng và cấp thiết.
    Thị trường tiền tệ giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc huy động tiết kiệm, phân bổ các nguồn vốn một cách có hiệu quả, bảo đảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Trong quá trình đổi mới, thị trường tài chính đã từng bước được hình thành và phát triển. Quan điểm về phát triển thị trường tiền tệ đã được khẳng định tại nhiều văn kiện của Đảng. Khi đề ra đường
    hướng và chiến lược phát triển kinh tế của nước ta trong giai đoạn hiện nay, Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: “Tiếp tục hoàn thiện thể chế về tiền tệ, tín dụng và ngoại hối.Từng bước mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong nước và cam kết quốc tế; quản lý thị trường tiền tệ, tín dụng, ngoại hối nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô và góp phần tăng trưởng kinh tế ”.Hiện tại, Chính phủ đang chỉ đạo xây dựng đề án về phát triển và hoàn thiện thị trường vốn và thị trường tiền tệ ở Việt Nam phù hợp với trình độ phát triển hiện nay của nền kinh tế và phù hợp với tình hình chủ động hội nhập kinh tế của nước ta.
    Thực vậy, về mặt lý luận, phát triển thị trường tiền tệ là bước tất yếu để hình thành nên cơ cấu và động lực cho sự vận hành của mọi nền kinh tế thị trường. Vì thế, thị trường tiền tệ luôn là mối quan tâm hàng đầu của chiến lược kinh tế ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Sự phát triển của thị trường tiền tệ đương nhiên trở thành công cụ lý tưởng cho các công ty hoặc các định chế tài chính cất trữ vốn dư thừa ngắn hạn để sử dụng khi cần đến. Đồng thời, thị trường tiền tệ lại cung cấp nguồn vốn có chi phí thấp cho Chính phủ, cho các công ty và các tổ chức trung gian khi họ cần huy động vốn ngắn hạn. Và có thể nói, hầu hết các quỹ đầu tư và các trung gian tài chính đều muốn nắm giữ một lượng chứng khoán nhất định trên thị trường tiền tệ, nhằm đáp ứng các nhu cầu đầu tư hoặc nhu cầu rút tiền của khách hàng.
    Đối với Việt Nam, vấn đề phát triển thị trường tiền tệ lại càng trở thành một nhu cầu bức xúc, đặc biệt giai đoạn sau khi nước ta gia nhập WTO. Có thể thấy rằng, trong quá trình đổi mới nền kinh tế ở nước ta, yêu cầu của sự tăng trưởng kinh tế cao đang ngày càng làm rõ vai trò quan trọng của một thị trường tiền tệ - bộ phận cấu thành hữu cơ của thị trường tài chính, một công cụ đắc lực nhất để các trạng thái cung và cầu về vốn gặp nhau. Nếu thị trường tiền tệ phát triển, nó sẽ tạo điều kiện để huy động các nguồn lực tài chính trong và ngoài nước, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá, đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế toàn quốc theo tiến trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, rút ngắn khoảng cách giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và quốc tế.
    Tuy nhiên, sự phát triển thị trường tiền tệ nước ta còn ở mức độ thấp và còn trong thời kỳ sơ khai. Trong khi đó, yêu cầu của cạnh tranh để hội nhập với khu vực và thế giới đòi hỏi đất nước phải có một thị trường tiền tệ đủ mạnh đồng bộ với một trình độ khoa học công nghệ cao, sản phẩm hàng hoá đa dạng, phong phú, với một đội ngũ cán bộ có trình độ quản lý và kỹ năng nghiệp vụ điêu luyện. Tình hình
    này đã đặt ra những vấn đề mới với nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải giải quyết. Chính vì vậy, việc nghiên cứu để tìm ra các giải pháp,kiến nghị cho sự phát triển thị trường tiền tệ ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề hết sức cần thiết.
    Xuất phát từ tính cấp bách nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Phát triển thị trường tiền tệ ở Việt Nam sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới” làm Luận án tiến sĩ kinh tế của mình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...