Thạc Sĩ Phát triển thị trường tài chính phái sinh nhằm hoàn thiện hệ thống tài chính góp phần ổn định nền ki

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 25/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Từ khi hội nhập với nền kinh tế thế giới thì nền kinh tế Việt Nam luôn phải đối mặt với những rủi ro tỷ giá và rủi ro lãi suất vô cùng lớn. Đó là lý do tại sao các công cụ phái sinh trên các tài sản tài chính là tiền tệ, lãi suất, vàng với mục đích phòng ngừa rủi ro đã bắt đầu xuất hiện trên thị trường tài chính Việt Nam. Thị trường tài chính phái sinh hình thành và phát triển sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống tài chính, tăng tính thanh khoản đồng thời bảo hiểm rủi ro cho toàn thị trường. Tuy nhiên thị trường tài chính phái sinh mới chỉ manh nha, chưa thực sự phát triển ở Việt Nam. Các công cụ tài chính phái sinh còn chưa được triển khai đầy đủ, mức độ áp dụng còn hạn chế, đặc biệt là chưa có một thị trường tài chính phái sinh chính thức. Điều đó làm kìm hãm sự phát triển của thị trường tài chính phái sinh, ảnh hưởng tới quá trình hoàn thiện hệ thống tài chính nhằm phát triển ổn định nền kinh tế vĩ mô. Vì vậy phát triển thị trường tài chính phái sinh ở Việt Nam nhằm hoàn thiện hệ thống tài chính là một nhu cầu tất yếu và rất cấp thiết trong bối cảnh kinh tế đầy biến động hiện nay. Xuất phát từ những lý do trên, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài : “Phát triển thị trường tài chính phái sinh nhằm hoàn thiện hệ thống tài chính góp phần ổn định nền kinh tế vĩ mô ở Việt Nam” để tiến hành nghiên cứu.
    Tính đến thời điểm hiện tại, đã có một số đề tài nghiên cứu về hoạt động phái sinh nhưng các đề tài mới chỉ dừng lại ở việc đề cập tới từng loại công cụ riêng biệt, triển khai rời rạc trên từng loại thị trường. Do đó, có thể nói điểm khác biệt lớn nhất trong đề tài này là chúng tôi tiến hành nghiên cứu tổng quan tất cả các công cụ tài chính phái sinh ứng dụng trên thị trường tài chính đồng thời hướng tập trung nghiên cứu phát triển thị trường tài chính phái sinh trong tổng thể phát triển hệ thống tài chính.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Hệ thống hoá các lý luận cơ bản về hệ thống tài chính và thị trường tài chính phái sinh, công cụ tài chính phái sinh. Tìm hiểu về một số thị trường tài chính phái sinh trên thế giới.
    Điểm qua và đánh giá sơ lược quá trình phát triển của hệ thống tài chính Việt Nam từ sau đổi mới. Phân tích quá trình ra đời và ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam, đánh giá những thành tựu và hạn chế, qua đó rút ra những kinh nghiệm để phát triển thị trường.
    Đưa ra những định hướng và đề xuất các giải pháp phát triển thị trường tài chính phái sinh ở Việt Nam.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu những lý luận về thị trường tài chính, thị trường tài chính phái sinh và các công cụ tài chính phái sinh.
    Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu quá trình phát triển của hệ thống tài chính Việt Nam, diễn biến của việc triển khai và ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh trên thị trường tài chính từ năm 1997 đến nay.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp các phương pháp thống kê, phân tích, so sánh nhằm làm rõ vấn đề được đề cập trong đề tài.
    Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu, bao gồm cả dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp: Để thu thập được các thông tin khách quan cho đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã thiết kế một mẫu phiếu điều tra trắc nghiệm và một bản câu hỏi phỏng vấn gửi đến các chuyên gia tài chính. Đồng thời tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp từ các cơ quan thống kê, tạp chí, các tổ chức tài chính Tất cả các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp sau khi thu thập đều được thống kê và xử lý trên máy tính.
    5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
    Hệ thống tài chính toàn cầu ngày càng phát triển, các quan hệ tài chính không chỉ gói gọn trong một nền kinh tế mà còn vươn ra toàn thế giới. Trong bối cảnh đó, các yếu tố của nền kinh tế ngày càng chịu sự chi phối sâu sắc từ các biến động bên ngoài. Các yếu tố rủi ro ngày càng hiện hữu rõ nét hơn, tác động mạnh mẽ đến nhận thức của các chủ thể trên thị trường. Vì vậy, đề tài nhằm phát triển thị trường cho các công cụ phòng ngừa rủi ro hiệu quả, thúc đẩy các hoạt động huy động và sử dụng vốn, tăng cường hiệu quả của hệ thống tài chính quốc gia, củng cố sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao.
    6. Kết cấu của đề tài
    Lời mở đầu.
    Chương 1: Lý luận cơ bản về hệ thống tài chính và thị trường tài chính phái sinh.
    Chương 2: Thực trạng phát triển thị trường tài chính phái sinh ở Việt Nam.
    Chương 3: Giải pháp phát triển thị trường tài chính phái sinh nhằm hoàn thiện hệ thống tài chính góp phần ổn định nền kinh tế vĩ mô ở Việt Nam.
    Kết luận.
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH 3
    1.1. Tổng quan về thị trường tài chính phái sinh trong hệ thống tài chính. 3
    1.1.1. Hệ thống tài chính. 3
    1.1.1.1. Khái niệm 3
    1.1.1.2. Cấu trúc hệ thống tài chính. 3
    1.1.1.3. Thị trường tài chính - Bộ phận trung tâm của hệ thống tài chính. 4
    1.1.2. Thị trường tài chính phái sinh trong hệ thống tài chính. 7
    1.1.2.1. Một số khái niệm 7
    1.1.2.2. Phân loại thị trường tài chính phái sinh. 7
    1.1.2.3. Các thành phần tham gia thị trường tài chính phái sinh. 9
    1.1.2.4. Lợi thế của thị trường tài chính phái sinh. 10
    1.2. Các công cụ tài chính phái sinh. 11
    1.2.1. Khái niệm và đặc điểm 11
    1.2.2. Các công cụ tài chính phái sinh cơ bản. 11
    1.2.2.1. Hợp đồng kỳ hạn (Forwards). 11
    1.2.2.2. Hợp đồng tương lai (Futures). 12
    1.2.2.3. Quyền chọn (Options). 14
    1.2.2.4. Hợp đồng hoán đổi (Swaps). 17
    1.2.2.5. Các công cụ tài chính phái sinh khác. 18
    1.2.3. Ứng dụng của các công cụ tài chính phái sinh. 20
    1.2.3.1. Phòng ngừa rủi ro. 20
    1.2.3.2. Công cụ đầu cơ. 21
    1.2.3.3. Cung cấp thông tin hiệu quả hình thành giá. 23
    1.3. Sự phát triển thị trường tài chính phái sinh. 23
    1.3.1. Tính tất yếu của việc phát triển thị trường tài chính phái sinh. 23
    1.3.2. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển của thị trường tài chính phái sinh. 25
    1.3.2.1. Tính phong phú của các công cụ trên thị trường. 25
    1.3.2.2. Khối lượng giao dịch. 25
    1.3.2.3. Số lượng khách hàng. 26
    1.3.2.4. Tính phổ biến của hoạt động tài chính phái sinh. 26
    1.3.2.5. Công nghệ kỹ thuật 27
    1.3.2.6. Sự hoàn thiện hệ thống pháp lý. 27
    1.3.3. Các điều kiện phát triển thị trường tài chính phái sinh. 28
    1.3.3.1. Nhu cầu phòng ngừa rủi ro thị trường. 28
    1.3.3.2. Hệ thống pháp lý đầy đủ. 29
    1.3.3.3. Sự phát triển của hệ thống thông tin, kỹ thuật và công nghệ. 30
    1.4. Thị trường tài chính phái sinh ở một số quốc gia trên thế giới 31
    1.4.1. Thị trường tài chính phái sinh Singapore - SGX 32
    1.4.1.1. Quá trình phát triển của thị trường tài chính phái sinh Singapore. 32
    1.4.1.2. Các sản phẩm trên thị trường. 32
    1.4.1.3. Cấu trúc và tổ chức thị trường. 34
    1.4.2. Thị trường tài chính phái sinh Hồng Kông - HKEx. 34
    1.4.2.1. Sự phát triển của thị trường tài chính phái sinh Hồng Kông. 34
    1.4.2.2. Các sản phẩm của thị trường. 35
    1.4.2.3. Công nghệ, kỹ thuật, đối tượng tham gia. 36
    Kết luận chương 1. 38
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH Ở VIỆT NAM 39
    2.1. Quá trình phát triển của thị trường tài chính phái sinh trong hệ thống tài chính Việt Nam 39
    2.1.1 Hệ thống tài chính Việt Nam 39
    2.1.1.1. Ngân hàng Nhà nước và chính sách tiền tệ. 39
    2.1.1.2. Thị trường tài chính. 41
    2.1.1.3. Đánh giá chung về hệ thống tài chính Việt Nam hiện nay. 44
    2.1.2. Thị trường tài chính phái sinh ở Việt Nam 45
    2.2. Thực trạng thị trường tài chính phái sinh ở Việt Nam 50
    2.2.1.1. Cơ quan quản lý. 51
    2.2.1.2. Các tổ chức tài chính. 52
    2.2.1.3. Nhà đầu tư. 54
    2.2.2. Các công cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam 54
    2.2.2.1. Hợp đồng kỳ hạn. 55
    2.2.2.2. Hợp đồng hoán đổi 56
    2.2.2.3. Hợp đồng quyền chọn. 57
    2.2.2.4. Công cụ tài chính phái sinh khác. 57
    2.2.3. Đánh giá sự phát triển của thị trường tài chính phái sinh ở Việt Nam 58
    2.2.4. Phân tích hoạt động tài chính phái sinh của các ngân hàng thương mại 66
    2.2.5. Áp dụng công cụ tài chính phái sinh ở các doanh nghiệp. 69
    2.3. Đánh giá thực trạng phát triển thị trường tài chính phái sinh ở Việt Nam 74
    2.3.1. Kết quả đạt được. 74
    2.3.1.1. Cơ quan quản lý và hệ thống pháp lý. 74
    2.3.1.2. Đơn vị cung cấp các hợp đồng tài chính phái sinh. 75
    2.3.1.3. Sản phẩm giao dịch trên thị trường. 75
    2.3.1.4. Nhà đầu tư. 76
    2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân. 76
    2.3.2.1. Hạn chế. 76
    2.3.2.2. Nguyên nhân. 77
    Kết luận chương 2. 82
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG TÀI CHÍNH GÓP PHẦN ỒN ĐỊNH NỀN KINH TẾ VĨ MÔ Ở VIỆT NAM 83
    3.1. Tiềm năng phát triển thị trường tài chính phái sinh ở Việt Nam 83
    3.1.1. Môi trường kinh tế chính trị 83
    3.1.2. Cơ hội hội nhập kinh tế quốc tế. 84
    3.1.3. Sự quan tâm của các đối tượng tham gia. 85
    3.2. Định hướng phát triển thị trường tài chính phái sinh. 85
    3.2.1. Định hướng về tiến độ phát triển. 86
    3.2.2. Định hướng về cấu trúc thị trường. 87
    3.2.3. Định hướng về nội dung phát triển. 87
    3.2.4. Định hướng phạm vi hoạt động của thị trường. 88
    3.3. Một số giải pháp phát triển thị trường tài chính phái sinh ở Việt Nam 89
    3.3.1. Giải pháp từ phía quản lý Nhà nước. 89
    3.3.1.1. Đưa ra được khái niệm về thị trường tài chính phái sinh. 89
    3.3.1.2. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý và chính sách liên quan đến tài chính tiền tệ. 89
    3.3.1.3. Thúc đẩy phát triển các thị trường liên quan. 91
    3.3.2. Xây dựng cơ chế phối hợp hiệu quả các bên tham gia. 93
    3.3.3. Đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng giao dịch. 94
    3.3.4. Phát triển hệ thống thông tin. 97
    3.3.5. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật 98
    3.3.6. Đào tạo đội ngũ cán bộ. 99
    Kết luận chương 3. 101
    KẾT LUẬN 102
    Danh mục tài liệu tham khảo. 103
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...