Thạc Sĩ Phát triển thị trường mua bán sáp nhập – hướng đi mới cho việt nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 7/4/12.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Bước vào thế kỷ XXI, nền kinh tế thế giới đã chứng kiến những làn sóng mua bán và sáp nhập doanh nghiệp ào ạt dưới nhiều hình thức đa dạng và quy mô lớn chưa từng có. Những đợt sóng này không chỉ bó hẹp trong phạm vi các quốc gia có nền kinh tế phát triển mà còn lan tỏa sang các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển như Hàn Quốc, Singapore, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Trung Đông .Năm 2007 đã chứng kiến những kỷ lục mới, tổng giá trị của các vụ mua bán, sáp nhập đạt 4.400 tỷ đô la Mỹ, tăng 21% so với năm 2006. Tổng số lượng những vụ mua bán và sáp nhập tính từ đầu năm 2008 cho đến nay là 3.280, thấp hơn 28% so với năm 2007 bởi tình hình tài chính khó khăn, việc đánh giá giá trị của các công ty biến động mạnh và rủi ro tăng cao. Khủng hoảng kinh tế cũng đã làm gia tăng số lượng các thương vụ M&A bị rút vốn, tính đến hết năm 2008 trên Thế giới đã có 1194 thương vụ M&A bị hủy bỏ, đây là con số lớn nhất kể từ năm 2000. Mặc dù cuộc khủng hoảng tín dụng ở Mỹ đã khiến cỗ máy M&A quay chậm lại, tuy nhiên, nhìn trên tổng thể, hoạt động M&A đã gặt hái được nhiều thành công.

    Tại Việt Nam, thời gian qua, thị trường M&A cũng diễn ra sôi động với khá nhiều thương vụ lớn. Năm 2008, đã có 146 thương vụ được thực hiện, nhiều hơn 35,2% so với năm 2007 với nhiều hình thức khác nhau, không đơn thuần chỉ là việc góp vốn đầu tư vẫn thường thấy trong thời gian trước. Thị trường M&A của Việt Nam năm qua cũng đã chứng kiến sự ra đời của những công ty hoạt động liên quan đến lĩnh vực M&A và một số công ty hoạt động chuyên biệt trong lĩnh vực này. Một đặc điểm đáng chú ý của thị trường M&A Việt Nam đó là hoạt động M&A có xu hướng diễn ra ngay trong nội bộ ngành tài chính, chứng khoán khi hàng loạt các ngân hàng, các công ty chứng khoán mở ra và nhiều công ty hoạt động với lợi nhuận không bù đắp đủ chi phí.

    M&A doanh nghiệp đối với Thế giới không còn là hoạt động mới, nhưng đối với Việt Nam, đây là một hướng đi mới. Đặc biệt, sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn về thu hút vốn đầu tư nước ngoài phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, nếu chỉ thu hút vốn đầu tư nước ngoài theo các hình thức truyền thống thì không đón bắt được xu hướng đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đầu tư của các tập đoàn xuyên quốc gia từ các nước phát triển. Vì vậy, Luật Đầu tư 2005 đã bổ sung thêm hình thức đầu tư mới là M&A. Đây là nền tảng pháp lý quan trọng thúc đẩy hoạt động đầu tư, mua bán doanh nghiệp và các dịch vụ kèm theo. Tuy nhiên, để hoạt động M&A phát triển và là công cụ hữu hiệu để các doanh nghiệp nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động thì cần phải có những bước đi đúng hướng và hợp lý để từng bước xây dựng nên một thị thrường M&A hiêu quả tại Việt Nam.

    Với mong muốn đem lại một cái nhìn khái quát và đúng đắn về bản chất của hoạt động M&A cũng như những nhận định về tiềm năng, xu hướng phát triển và đề ra một hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho việc phát triển thị trường M&A Việt Nam, đề tài “Phát triển thị trường mua bán sáp nhập - hướng đi mới cho Việt Nam " đã được ra đời.
    MỤC LỤC
    TRANG PHỤ BÌA
    LỜI CAM ĐOAN
    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
    DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
    LỜI MỞ ĐẦU
    Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG MUA BÁN – SÁP NHẬP
    DOANH NGHIỆP (M&A): 1
    1.1 Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp – Các vấn đề cơ bản: .1
    1.1.1 Khái niệm mua bán và sáp nhập doanh nghiệp .1
    1.1.1.1 Acquisition – Mua lại: 3
    1.1.1.2 Merger- hợp nhất, sáp nhập: .3
    1.1.2 Phân biệt giữa sáp nhập và mua lại: 3
    1.2 Những động cơ thúc đẩy và cách thức thực hiện hoạt động M&A: .5
    1.2.1 Những động cơ thúc đẩy hoạt động M&A: .5
    1.2.1.1 Động cơ bên mua: 5
    1.2.1.2 Động cơ bên bán: .6
    1.2.2 Cách thức thực hiện M&A: .6
    1.2.2.1 Chào thầu (Tender offer): .7
    1.2.2.2 Lôi kéo cổ đông bất mãn ( Proxy fights): 7
    1.2.2.3 Thương lượng tự nguyện: .7
    1.2.2.4 Thu gom cổ phiếu trên thị trường chứng khoán: .7
    1.2.2.5 Mua lại tài sản công ty: .8
    1.3 Lợi ích, rủi ro và những cạm bẩy trong M&A: .8
    1.3.1 Những lợi ích trong M&A: .8
    1.3.1.1 Lợi ích của hoạt động M&A đối với sự phát triển của nền
    kinh tế: 8
    1.3.1.2 Lợi ích của M&A đối với doanh nghiệp: 8
    1.3.2 Rủi ro và những cạm bẩy trong M&A: .12
    1.3.2.1 Những rủi ro trong M&A: 12
    1.3.2.2 Những cạm bẩy trong M&A: 12
    1.4 Thị trường M&A – Những nhân tố tác động đến việc phát triển hiệu quả
    thị trường M&A: .13
    1.4.1 Vai trò của thị trường M&A đối với sự phát triển của nền kinh tế
    quốc gia: .13
    1.4.2 Nhân nhân tố tác động đến việc phát triển hiệu quả thị trường M&A 14
    Kết luận chương 1 16
    Chương 2: KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG M&A Ở CÁC
    NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI : 17
    2.1 Bức tranh toàn cầu về hoạt động M&A: .17
    2.1.1 Hoạt động M&A trước khủng hoảng tài chính năm 2008: .17
    2.1.2 Hoạt động M&A sau khủng hoảng tài chính năm 2008: 21
    2.1.3 Khủng hoảng tài chính và cơ hội M&A: .29
    2.2 Phân tích nguyên nhân dẫn đến thành công hay thất bại của hoạt động
    M&A thông qua một số thương vụ điển hình: 33
    2.2.1 Một số thương vụ thành công – thất bại trong thực tế: 33
    2.2.2 Các yếu tố quyết định việc thành công hay thất bại của một thương
    vụ M&A - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: .36
    Kết luận chương 2 .47
    Chương 3: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG M&A Ở VIỆT NAM TRONG
    THỜI GIAN QUA: .48
    3.1 Tình hình chung về hoạt động M&A Việt Nam thời gian qua: .48
    3.1.1 Diễn biến của thị trường M&A Việt Nam thời gian qua: 48
    3.1.1.1 M&A giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2005: 48
    3.1.1.2 M&A giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2008: 48
    3.1.2 Thực trạng hoạt động M&A trong một số lĩnh vực: .52
    3.1.2.1 Hoạt động M&A Ngân hàng thương mại: .52
    3.1.2.2 Hoạt động M&A trên thị trường chứng khoán: .55
    3.1.3 Bản chất các thương vụ Sáp nhập và Mua lại của Việt Nam: 58
    3.2 Kết quả đạt được từ các thương vụ M&A tại thị trường Việt Nam thời
    gian qua: 63
    3.3 Khó khăn, rủi ro và những nguy cơ tiềm ẩn trong hoạt động M&A ở Việt
    Nam thời gian qua: 65
    Kết luận chương 3 .75
    Chương 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG M&A VIỆT NAM 76
    4.1 Việt Nam và xu thế M&A: .76
    4.1.1 Các nhân tố thúc đẩy hoạt động M&A trong thời gian tới: .76
    4.1.2 Xu hướng M&A trong thời gian tới: 77
    4.2 Giải pháp phát triển thị trường M&A từ phía Nhà nước: 78
    4.2.1 Giải pháp xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý về M&A: .78
    4.2.2 Giải pháp xây dựng khung pháp lý điều chỉnh hoạt động xác định
    giá trị doanh nghiệp: 84
    4.2.3 Giám sát hoạt động thâu tóm thông qua thị trường chứng khoán: 84
    4.2.4 Giám sát chống nguy cơ lũng đoạn thị trường: .85
    4.2.5 Quốc tế hoá các chuẩn mực kế toán: 85
    4.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện M&A từ phía các doanh nghiệp: 86
    4.3.1 Đối với doanh nghiệp đi mua: 86
    4.3.1.1 Xây dựng quy trình thực hiện chiến lược M&A hiệu quả: .86
    4.3.1.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả cho việc định giá trong hoạt
    động M&A: .90
    4.3.2 Đối với công ty là mục tiêu của hoạt động M&A: 92
    4.3.2.1 Giải pháp giảm thiểu thiệt hại cho doanh nghiệp khỏi những
    cách thức thực hiện thâu tóm và hợp nhất: .92
    4.3.2.2 Giải pháp doanh nghiệp tự bảo vệ mình bằng vũ khí kinh tế: .93
    4.3.2.3 Giải pháp tăng cường sức mạnh nội tại của doanh nghiệp: .94
    4.3.2.4 Coi trọng việc nắm bắt, cập nhật thông tin: 94
    4.4 Các giải pháp hỗ trợ khác .95
    4.4.1 Phát triển nguồn nhân lực cho thị trường M&A .95
    4.4.2 Cần phải nhận biết được một thương vụ M&A thất bại thể hiện ở
    những khía cạnh nào? 95
    Kết luận chương 4 .97
    KẾT LUẬN 98
    Danh mục các tài liệu tham khảo
    Phụ lục
    Phụ lục 1
    Phụ lục 2
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...