Luận Văn Phát triển thị trường khoa học và công nghệ Kinh nghiệm của Trung Quốc và vận dụng vào Việt Nam

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Phát triển thị trường KH&CN là một tất yếu khách quan trong nền
    kinh tế thị trường và là một trong những nội dung trọng tâm của chiến
    lược phát triển của các quốc gia trên thế giới trong xu thế toàn cầu hoá.
    Thị trường KH&CN ở Trung Quốc từ cải cách mở cửa đến nay
    đã phát huy tác dụng tốt trong việc chuyển hóa thành quả nghiên cứu
    khoa học và phát triển công nghệ vào sản xuất. Dưới sự chỉ đạo của
    chiến lược cơ bản và phương châm cụ thể "mở cửa, làm sống động,
    nâng đỡ, hướng dẫn", đã phát triển rất nhanh từ không thành có, từ
    nhỏ đến lớn. Hiện nay, thị trường KH&CN ở Trung Quốc đang phát
    triển tương đối lành mạnh, quy mô giao dịch đã mở rộng, thúc đẩy
    tích cực phát triển kinh tế xã hội. Trung Quốc đang thực hiện đổi mới
    hệ thống KH&CN lấy doanh nghiệp làm chủ thể, lấy thị trường làm
    phương hướng dẫn dắt, kết hợp sản xuất, nghiên cứu và phát triển, bảo
    đảm thể chế và cơ chế tạo điều kiện cho việc tăng cường năng lực tự
    chủ, xây dựng Nhà nước loại hình sáng tạo, phát triển đất nước theo
    quan điểm khoa học.
    Tạo lập và phát triển thị trường KH&CN là một trọng tâm giải
    pháp chủ yếu để phát triển KH&CN và là một nội dung quan trọng để
    phát triển đồng bộ các loại thị trường ở nước ta. Tuy nhiên thị trường
    KH&CN ở nước ta mới hình thành ở mức độ sơ khai, việc phát triển
    thị trường KH&CN vì vậy càng trở nên quan trọng và cấp thiết hơn
    2
    đối với quá trình phát triển đất nước. Đứng trước tình hình đó rất cần
    những giải pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy thị trường KH&CN phát
    triển. Do vậy việc tham khảo kinh nghiệm phát triển thị trường
    KH&CN của Trung Quốc, một quốc gia có nhiều điểm tương đồng
    với Việt Nam và đã có những thành công trong lĩnh vực này sẽ có ý
    nghĩa rất quan trọng cả về thực tiễn và lý luận. Đó là lý do để vấn đề:
    “Phát triển thị trường khoa học và công nghệ: Kinh nghiệm của
    Trung Quốc và vận dụng vào Việt Nam” được chọn làm đề tài của
    luận án tiến sỹ kinh tế này.
    2. Tình hình nghiên cứu
    + Về phát triển thị trường KH&CN ở Trung Quốc: một số nghiên
    cứu tìm hiểu những thành tựu phát triển kinh tế, trong đó có những
    vấn đề về phát triển KH&CN và thị trường KH&CN của Trung Quốc
    từ cải cách mở cửa đến nay. Một số khác tập trung phân tích quá trình,
    hiện trạng phát triển thị trường KH&CN của Trung Quốc.
    + Về thị trường KH&CN Việt Nam: có một số công trình và tài
    liệu liên quan đến công nghệ và thị trường công nghệ Việt Nam.
    Tuy nhiên, từ trước đến nay, trong nước cũng như trên thế giới
    chưa có công trình nào trực tiếp nghiên cứu một cách hệ thống và toàn
    diện vấn đề phát triển thị trường KH&CN ở Trung Quốc từ cải cách
    mở cửa (1978) đến nay (2008) từ đó rút ra bài học kinh nghiệm vận
    dụng để phát triển thị trường KH&CN ở Việt Nam trong giai đoạn
    hiện nay.
    3
    3. Đối tượng và mục đích nghiên cứu
    Phát triển thị trường KH&CN: Kinh nghiệm của Trung Quốc và
    vận dụng vào Việt Nam là đối tượng nghiên cứu chính của luận án.
    Mục đích của luận án là qua nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực
    tiễn về thị trường KH&CN, từ đó nghiên cứu quá trình phát triển thị
    trường KH&CN của Trung Quốc để rút ra những bài học kinh nghiệm
    để so sánh, vận dụng phát triển thị trường KH&CN ở Việt Nam.
    4. Phạm vi nghiên cứu
    Ngoài phần một số cơ sở lý luận, luận án tập trung nghiên cứu
    quá trình phát triển thị trường KH&CN của Trung Quốc từ cải cách,
    mở cửa đến nay (1978- 2008), tiếp cận vấn đề từ các khía cạnh như:
    các kết quả đạt được xét về quy mô, trình độ và các yếu tố của thị
    trường; các ngành và lĩnh vực; các khu vực công nghiệp và nông thôn.
    Từ nghiên cứu trên rút ra quan điểm, mục tiêu, giải pháp và bài học
    kinh nghiệm thành công, thất bại của Trung Quốc về phát triển thị
    trường KH&CN trong công cuộc cải cách mở cửa. Từ cơ sở lý luận về
    thị trường KH&CN và bài học kinh nghiệm của Trung Quốc xem xét
    nhận dạng thị trường KH&CN Việt Nam từ thời kỳ đổi mới đến nay
    (1986-2008) trên quy mô, cấp độ và các hoạt động diễn ra của thị
    trường, so sánh và đề xuất một số gợi ý chính sách nhằm phát triển thị
    trường KH&CN ở Việt Nam.
    5. Nhiệm vụ phải giải quyết
    Luận án sẽ trả lời các câu hỏi: quan niệm về KH&CN và thị
    trường KH&CN như thế nào cho đúng? Vai trò của KH&CN và thị
    trường KH&CN đối với sự phát triển kinh tế xã hội như thế nào? Mối
    quan hệ giữa Nhà nước và thị trường? trên cơ sở phân tích lý thuyết
    4
    cạnh tranh để nâng cao năng lực cạnh tranh như thế nào? Thực trạng
    KH&CN và thị trường KH&CN ở Trung Quốc? Những thành công,
    tồn tại và nguyên nhân? Quan điểm phát triển thị trường KH&CN hiện
    nay trên thế giới và ở Trung Quốc là gì? Đồng thời phải trả lời được
    câu hỏi Việt Nam đã có thị trường KH&CN hay chưa? Mức độ quy
    mô đến đâu? Những thành công, thất bại trong phát triển thị trường
    KH&CN ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm vận dụng vào Việt
    Nam để phát triển thị trường KH&CN? Những chính sách, cơ chế nào
    phù hợp để phát triển thị trường KH&CN trong nền kinh tế thị trường
    định hướng XHCN ở Việt Nam?
    6. Phương pháp nghiên cứu
    Luận án nghiên cứu phát triển thị trường KH&CN dưới giác độ
    của chuyên ngành Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế, có sử
    dụng các phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
    Đồng thời, đặc biệt coi trọng và sử dụng xuyên suốt luận án các
    phương pháp phân tích - hệ thống - tổng hợp - thống kê - so sánh.
    Luận án đã sử dụng kết quả của một số nghiên cứu có sử dụng phương
    pháp kinh tế lượng khi phân tích ảnh hưởng của tiến bộ công nghệ tới
    tăng trưởng kinh tế. Kết quả các nghiên cứu sử dụng phương pháp
    điều tra đã được sử dụng trong phân tích tác động của chuyển giao và
    đổi mới công nghệ đối với tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.
    7. Đóng góp của luận án
    - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển thị trường
    KH&CN.
    - Hệ thống hoá vấn đề phát triển thị trường KH&CN ở Trung Quốc và
    Việt Nam.
    5
    - Nghiên cứu sự thành công và thất bại trong phát triển thị trường
    KH&CN ở Trung Quốc và Việt Nam. Những vấn đề được tổng hợp
    thành quy luật chung.
    - Một số kinh nghiệm của Trung Quốc vận dụng vào Việt Nam và
    gợi ý chính sách phát triển thị trường KH&CN Việt Nam đáp ứng yêu
    cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước trong tiến trình hội nhập
    kinh tế quốc tế.
    8. Kết cấu luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận án được
    kết cấu thành 3 chương:
    Chương 1. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thị trường khoa
    học và công nghệ.
    Chương 2. Phát triển thị trường khoa học và công nghệ ở Trung Quốc.
    Chương 3. Vận dụng kinh nghiệm phát triển thị trường khoa học và
    công nghệ của Trung Quốc vào Việt Nam và một số gợi ý chính sách.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...