Luận Văn Phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên của các ngân hàng thương mạ

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
    Chuyên ngành: Kinh Tế Tài chính, Ngân hàng
    NĂM - 2012


    MỤC LỤC
    NỘI DUNG LUẬN ÁN
    Nội dung Trang
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ .
    1.1 DỊCH VỤ NGÂN HÀNG . 7 7
    1.1.1 Khái niệm về dịch vụ ngân hàng . 7 7
    1.1.2 Đặc điểm của dịch vụ ngân hàng 1110
    1.1.3 Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng . 1512
    1.1.3.1 Nhóm sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống . 1612
    1.1.3.2 Nhóm sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại . 2719
    1.1.4 Sự cần thiết phải phát triển các dịch vụ ngân hàng 3322
    1.1.4.1 Do nhu cầu của thị trường . 3422
    1.1.4.2 Do nhu cầu phát triển của các ngân hàng thương mại 3423
    1.1.4.3 Do yêu cầu của hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế 3524
    1.2 THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ . 3725
    1.2.1 Một số vấn đề liên quan về thị trường dịch vụ ngân hàng và phát triển thị
    trường dịch vụ ngân hàng 3725
    1.2.1.1 Về thị trường dịch vụ ngân hàng . 3725
    1.2.1.2 Về phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng . 3826
    1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của thị trường dịch vụ ngân hàng . 3826
    1.2.3 Các chủ thể tham gia và các yếu tố có liên quan trên thị trường dịch vụ ngân hàng 3927
    1.2.3.1 Các nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng 3927
    1.2.3.2 Các đối tượng có nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng 3928
    1.2.3.3 Giá cả của dịch vụ ngân hàng 4130
    1.2.3.4 Môi trường pháp lý 4231
    1.2.3.5 Các vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước 4332
    1.2.4 Vai trò của thị trường dịch vụ ngân hàng . 4534
    1.2.5 Hội nhập kinh tế quốc tế 4636
    1.2.5.1 Bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế . 4636
    1.2.5.2 Nội dung cơ bản của hội nhập kinh tế quốc tế gắn với hội nhập thị trường dịch vụ ngân hàng 47
    1.2.6 Thị trường dịch vụ ngân hàng trong hội nhập kinh tế quốc tế . 4737
    1.2.6.1 Bản chất của hội nhập quốc tế về hoạt động ngân hàng 4738
    1.2.6.2 Những đặc trưng cơ bản của hội nhập quốc tế về hoạt động ngân hàng . 4838
    1.2.6.3 Những cơ hội và thách thức trực tiếp đối với hệ thống ngân hàng thương
    mại Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế . 49
    1.2.6.4 Hội nhập kinh tế quốc tế về thị trường dịch vụ ngân hàng là một xu thế tất yếu của thời đại 50
    1.2.7 Một số bài học kinh nghiệm về phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng
    trong điều kiện hội nhập quốc tế về lĩnh vực ngân hàng . 52


    Kết luận chương 1 . 5347
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN . 5448
    2.1 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ MÔI TRƯỜNG TỰ N HIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ LỢI THẾ SO SÁNH CỦA VÙNG TÂY NGUYÊN CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN . 54
    2.1.1 Một số nét cơ bản về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội vùng Tây
    Nguyên trong quá trình hội nhập kinh tế . 54
    2.1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 48
    2.1.1.2 Về kinh tế .49
    2.1.1.3 Các đặc điểm về xã hội 53
    2.1.2 Các thế mạnh, tiềm năng và lợi thế so sánh của vùng Tây Nguyên có liên
    quan đến việc phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng trên địa bàn vùng trong quá
    trình hội nhập kinh tế . 56
    2.1.2.1 Về tài nguyên khí hậu . 5656
    2.1.2.2 Về tài nguyên rừng 5756
    2.1.2.3 Về thổ nhưỡng và tài nguyên đất . 5857
    2.1.2.4 Về tài nguyên khoáng sản 5858
    2.1.2.3 Về tài nguyên du lịch . 5858
    2.1.3 Những khó khăn, hạn chế và thách thức trên lĩnh vực kinh tế xã hội của vùng Tây Nguyên . 6659
    2.1.3.1 Về phát triển kinh tế 6659
    2.1.3.2 Về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội 6860
    2.1.3.3 Về chất lượng nguồn nhân lực . 6860
    2.1.3.4 Về thực hiện các vấn đề xã hội khác . 6861
    2.1.4 Một số nguyên nhân của tồn tại, yếu kém trong việc thực hiện các giải pháp
    phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên trong thời gian qua 6961
    2.1.4.1 Những nguyên nhân khách quan . 6961
    2.1.4.2 Một số nguyên nhân chủ quan nội vùng 7062
    2.1.5 Những vấn đề cấp bách đặt ra đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội
    vùng Tây Nguyên liên quan đến việc phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng của
    các ngân hàng thương mại trong nước 7062
    2.1.10.1 Những vấn đề về dân số và di dân . 7162
    2.1.10.2 Phát triển kinh tế vùng trong thời gian qua đang đặt ra nhiều vấn đề cần
    phải giải quyết trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng, gắn tăng trưởng kinh tế
    với công bằng, tiến bộ xã hội 7263
    2.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NƯỚC
    TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN 7364
    2.2.1 Đánh giá thực trạng về tổ chức và mạng lưới cung cấp dịch vụ ngân hàng
    của hệ thống ngân hàng và các TCTD trên địa bàn Tây Nguyên 7364
    2.2.2 Đánh giá thực trạng năng lực cung cấp dịch vụ của các ngân hàng thương mại 7667
    2.2.3 Đánh giá thực trạng và khả năng huy động vốn 7868
    2.2.4 Đánh giá thực trạng và khả năng cung cấp dịch vụ tín dụng . 8574
    2.2.5 Đánh giá thực trạng và khả năng cung ứng dịch vụ than h toán . 9381
    2.2.6 Đánh giá thực trạng một số nghiệp vụ phi tín dụng khác . 9387
    2.2.7 Thực trạng về doanh thu dịch vụ ngân hàng 93872.3 NHỮNG KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU CỦA NHỮNG HẠN CHẾ ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN . 10188
    2.3.1 Về huy động vốn 10188
    2.3.2 Về cho vay đối với nền kinh tế . 10391
    2.3.3 Về dịch vụ thanh toán . 10592
    2.3.3.1 Về dịch vụ chuyển tiền 10694
    2.3.3.2 Về dịch vụ thanh toán thẻ 10794
    2.3.3.3 Về khả năng ứng dụng khoa học công nghệ . 11198
    2.3.3.4 Về tính chuyên nghiệp trong thực thi nhiệm vụ 11399
    2.3.3.5 Về các yếu tố khác của thị trường . 111300
    2.3.4 Việc triển khai dịch vụ ngân hàng bán lẻ . 91300
    Kết luận chương 2 . 111302
    CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤNGÂN HÀNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 111504
    3.1 QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG TÂY NGUYÊN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊNH HƯỚNG PHÁT T RIỂN THỊ
    TRƯỜNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG 111604
    3.1.1 Quan điểm về phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên . 111604
    3.1.1.1 Đặt sự phát triển của vùng Tây Nguyên trong tổng thể cả nước, trong
    chiến lược đẩy mạnh phát triển kinh t ế, xã hội những vùng kém phát triển . 111604
    3.1.1.2 Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý để khai thác có hiệu quả các tài
    nguyên cho phát triển 111605
    3.1.1.3 Phát triển có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên xây dựng kết cấu hạ tầng,
    trước hết là giao thông, hình thành các đô thị mới 111806
    3.1.1.4 Phát triển nguồn nhân lực phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
    hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng Tây Nguyên . 111907
    3.1.2 Một số mục tiêu phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên có liên quan
    đến định hướng phát triển thị t rường dịch vụ ngân hàng trên địa bàn 121007
    3.2 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN 131416
    3.2.1 Định hướng phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng trên địa bàn Tây
    Nguyên trong mối quan hệ với định hướng chung của toàn ngành ngân hàng 131417
    3.2.1.1 Nhìn nhận đúng thực trạng thị trường dịch vụ ngân hàng của cả nước
    cũng như mặt mạnh, mặt yếu về kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên để có định
    hướng phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng đúng đắn . 131417
    3.3.1.2 Khai thác có hiệu quả các đối tượng sử dụng dịch vụ ngân hàng chính của
    thị trường dịch vụ ngân hàng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên 141223
    3.2.2 Xây dựng và triển khai các giải pháp tiền tệ ngân hàng để phục vụ mục tiêu
    phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên 141425
    3.3 HỆ THỐNG GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNGDỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NƯỚC . 141728
    3.3.1 Nhóm giải pháp về huy động vốn . 141828
    3.3.1.1 Các giải pháp tổng thể về huy động vốn . 141829
    3.3.1.2 Các giải pháp liên quan đến chăm sóc khách hàng 141831
    3.3.2 Nhóm giải pháp về tín dụng đối với nền kinh tế 141831
    3.3.2.1 Định hướng đầu tư tín dụng của các ngân hàng thương mại phải trên cơ sở
    bám sát định hướng phát triển kinh tế xã hội của toàn vùng và từng địa phương
    trong vùng 141831
    3.3.2.2 Trong cho vay, đề cao tính tuân thủ các nguyên tắc cho vay và hiệu quả
    kinh tế đối với ngân hàng thương mại và nền kinh tế . 151034
    3.3.3 Nhóm giải pháp về dịch vụ ngân hàng phi tín dụng . 151337
    3.3.4 Đẩy nhanh quá trình thanh toán không dùng tiền mặt trên cơ sở ứng dụng
    những tiến bộ của khoa học công nghệ . 151541
    3.3.5 Tiếp tục mở rộng dịch vụ ngân hàng bán lẻ . 151743
    3.3.6 Một số giải pháp khác . 161145
    3.3.6.1 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ đối với từng
    hoạt động, từng nghiệp vụ phát sinh . 161145
    3.3.6.2 Có chiến lược xây dựng nguồn nhân lực có đạo đức, có trình độ để đảm
    đương được các nhiệm vụ của ngân hàng phù hợp với những điều kiện đặc thù
    của vùng Tây Nguyên 161146
    3.3.6.3 Tăng cường chiến lược tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, xây dựng thương
    hiệu của ngân hàng thân thiện, gần gũi, dễ hiểu đối với các thành phần kinh tế và
    nhân dân trong vùng 161347
    3.3.6.4 Phát triển mạng lưới phù hợp với các đặc điểm đặc trưng của vùng 161449
    3.4 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC VÀ CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ ĐỂ TẠO ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ
    NGÂN HÀNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN VÙNG TÂY NGUYÊN 161550
    3.4.1 Đối với Chính phủ 161650
    3.4.2 Đối với Ngân hàng nhà nước Việt Nam . 161651
    3.4.3 Đối với các ngân hàng thương mại trong nước có hoạt động trên địa bàn
    Tây Nguyên . 161953
    Kết luận chương 3 . 171054
    KẾT LUẬN . 171256
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
    CÁC PHỤ LỤC


    DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
    Bảng 2.1 Tỷ trọng vốn huy động trên dư nợ cho vay thời kỳ 2006 – 2010 và quý 1/2011 72
    Bảng 2.2 Tăng trưởng du nợ cho vay các thành phần kinh tế khu vực Tây Nguyên thời kỳ 2006 – quý /2011 .77
    Bảng 2.3 Thống kê tỷ lệ tự lực nguồn vốn của hệ thống ngân hàng các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2006 - 2010 . 781
    Bảng 2.4 Cơ cấu cho vay phân theo ngành kinh tế của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Tây Nguyên thời kỳ 2006 – 2010 782.

    DANH MỤC BIỂU ĐỒ
    Biểu đồ 2.1 Tình hình huy động vốn thời kỳ 2006 – 3/2011 . 71
    Biểu đồ 2.2 Thị phần huy động vốn của các NHTM trên địa bàn Tây Nguyên đến 31/3/2011 74
    Biểu đồ 2.3 Tình hình tăng trưởng tín dụng khu vực Tây Nguyên thời kỳ 2006 – 3/2011 779
    Biểu đồ 2.4 Mức độ tự lực nguồn vốn để cho vay vùng Tây Nguyên thời điểm 31/3/2011 780


    DANH MỤC PHỤ LỤC
    Phụ lục 01 Giá trị và tốc độ tăng trưởng GDP vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001 – 2010 (theo giá so sánh)
    Phụ lục 02 Cơ cấu GDP vùng Tây Nguyên thời kì 2001 – 2005 – 2010 (theo giá so sánh 1994)
    Phụ lục 03 Thu Ngân sách nhà nước trên địa bàn Tây Nguyên (2001-2010)
    Phụ lục 04 Hoạt động vốn đầu tư phá t triển trên địa bàn Tây Nguyên (2001-2010)
    Phụ lục 05 Thu nhập bình quân đầu người (2001 -2010) theo gía hiện hành
    Phụ lục 06 Tình hình xuất nhập khẩu vùng Tây Nguyên thời kì 2001-2010
    Phụ lục 07 Tình hình lao động, việc làm vùng Tây Nguyên 2001-2010
    Phụ lục 08 Tổng hợp một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của vùng Tây Nguyên giai đoạn 2011 - 2015
    Phụ lục 09 Biểu số liệu huy động vốn khu vực Tây Nguyên thời kì 2006 – 2010 và 31/3/2011
    Phụ lục 10 Biểu số liệu dư nợ khu vực Tây Nguyên thời kì 2006 – 2010 và 31/3/2011
    Phụ lục 11 Biểu số liệu thanh toán không dùng tiền mặt thời kì 2006 – 2010 (đối với NHTM Nhà nước)
    Phụ lục 12 Biểu số liệu thanh toán không dùng tiền mặt thời kì 2006 – 2010 (đối với NHTM cổ phần)
    Phụ lục 13 Biểu tổng hợp thanh toán không dùng tiền mặt vùng Tây Nguyên thời kì 2006-2010
    Phụ lục 14 Bảng phân ngành dịch vụ ngân hàng của tổ chức thương mại thế giới (WTO)
    Phụ lục 15 Một số sản phẩm dịch vụ về thẻ và dịch vụ ứng dụng trực tuyến trên nền Internet


    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
    Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội 20 11 – 2020 của cả nước tại văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng CSVN đã chỉ rõ: “ Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hư ớng hiện đại ”. “Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước bình quân 7 – 8%/năm GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD. ”. Về tài chính – tiền tệ, chiến lược đã chỉ rõ: “Thực hiện một hệ thống và cơ chế, chính sách phù hợp, đặc biệt là cơ chế chính sách tài chính, tiền tệ nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của nền kinh tế ” và “Chính sách tiền tệ phải chủ động và linh hoạt thúc đẩy tăng trưởng bền vững, kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền . Hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý về hoạt động ngân hàng. Mở rộng các hình thức thanh toán qua ngân hàng và thanh toán không dùng tiền mặt. Điều hành chính sách lãi suất, tỷ giá linh hoạt theo nguyên tắc thị trường ”. Có thể nói, từ khi tiến hành đổi mới nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, nền kinh tế của đất nước đ ã đạt mức tăng trưởng khá cao so với các nước trên thế giới và trong khu vực. Kinh tế phát triển theo hướng ngày càng phát triển các ngành dịch vụ, và kết quả của quá trình thay đổi này là tỷ trọng của các ngành dịch vụ từ dưới mức 20% trong những năm 60,70 của thế kỷ 20 đã lên mức gần 40% GDP trong những năm đầu của thế kỷ 21. Các loại hình dịch vụ không những tăng thêm về số lượng, chất lượng mà còn về tín h đa dạng và sự phong phú của từng chủng loại. Tuy tỷ trọng dịch vụ trong GDP tuy có tăng nhanh như vậy song vẫn còn khá khiêm tốn so với các nước khác. Trong đó tỷ trọng dịch vụ ngân hàng lại càng nhỏ bé, bình quân chỉ chiếm 4,4% trong cơ cấu các ngành dịch vụ. Thực hiện chủ trương chuyển đổi các hoạt động kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, trong đó có dịch vụ ngân
    hàng, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực đã trở thành một tất yếu khách quan, trở thành một nhân tố quan trọng và là ưu tiên hàng đầu để phát triển bền vững đối với toàn bộ các hoạt động tài chính nói chung và hoạt động ngân hàng .
    Đối với vùng kinh tế Tây Nguyên – là một tiểu vùng, cùng với các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, là một trong 7 vùng kinh tế trọng điểm được Chính phủ xác định có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của nước ta. Tây Nguyên là một vùng dân cư đa sắc tộc bao gồm 5 tỉnh là Lâm Đồng, Đăk Lăk, Gia Lai, Kon Tum và Đăk Nông (điều 15 Nghị định 92/2006/NĐ-CP), dân số khoảng trên 5 triệu người, trong đó người dân tộc thiểu số chiếm 23,5%. Về kinh tế của Tây Nguyên trong những năm vừa qua đã có những bước nhảy vọt, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới với tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức khá cao (bình quân 12%/năm) [14]; Ngoài ra còn có những thành tựu to lớn về xây dựng kết cấu hạ tầng, về cơ sở vật chất kỹ thuật, từng bước khai thác các tiềm năng, thế mạnh. Cơ cấu sản xuất Nông nghiệp được chuyển dịch theo hướng mở rộng sản xuất hàng hoá, hình thành các vùng chuyên
    canh sản xuất cây công nghiệp tập trung, từng bước gắn với công nghiệp chế biến.
    Tuy vậy, nhìn chung Tây Nguyên vẫn được coi là vùng nghèo, các điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp rất nhiếu khó khăn. Những kết quả đạt được trong thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của vùng, nhiều lợi thế chưa được phát huy, nền kinh tế phát triển không cân đối, thiếu ổn định và kém bền vững. GDP bình quân đầu người trong vùng đến năm 2010 chỉ đạt khoảng 15,5 triệu đồng (tương đương khoảng 750 USD), tức là chỉ đạt xấp xỉ 60% mức thu nhập bình quân chung của cả nước (năm 2010, GDP bình quân đầu người của cả nước ước đạt 1.168USD) [15]. Về cơ cấu kinh tế chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao (trên 60%); Ngành dịch vụ, trong đó
    có dịch vụ ngân hàng và thị trường dịch vụ ngân hàng vẫn còn rất khiêm tốn và nhỏ bé so với mặt bằng chung của cả nước.
    Xác định các hoạt động tiền tệ - ngân hàng là ngành xương sống của nền kinh tế đất nước trong điều kiện hội nhập kin h tế quốc tế. Đối với dịch vụ ngân hàng được xác định phải đi trước một bước để tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế khác có điều kiện đi lên, đặc biệt khi đã có những nhìn nhận và đánh giá các hoạt động kinh tế của vùng Tây Nguyên vốn chưa được phát hu y các tiềm năng và thế mạnh, thậm chí vẫn còn khá lạc hậu so với các vùng khác và mặt bằng chung của cả nước thì yêu cầu phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng và các yếu tố của thị trường phù hợp với những đặc điểm và lợi thế so sánh của vùng đang là những đòi hỏi bức thiết .
    Chính vì thế vấn đề đặt ra là phải có những đánh giá phân tích một cách nghiêm túc, toàn diện về đặc điểm tình hình kinh tế xã hội, đặc biệt là những vấn đề về m ôi trường kinh tế xã hội có liên quan; đánh giá một cách khách quan thực trạng của thị trường dịch vụ ngân hàng trên địa bàn vùng chủ yếu qua các yếu tố của thị trường, thông qua hoạt động của các Ngân hàng thương mại trong nước, thông qua các yếu tố tác động từ bên ngoài, để từ đó có những đóng góp thiết thực góp phần giúp hoạt động của thị trường dịch vụ ngân hàng mà cụ thể là hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ của các NHTM đi đúng hướng, thiết thực. Vì thế, tác giả đã chọn đề tài “ Phát triển thị trường
    dịch vụ ngân hàng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên của các ngân hàng thương mại trong nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ” để làm luận án nghiên cứu.
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
    Mục tiêu chính của luận án: Qua phân tích tình hình kinh tế xã hội các tỉnh Tây Nguyên và hoạt động của thị trường dịch vụ ngân hàng của các ngân hàng thương mại trong nước tại khu vực này để qua đó đề xuất định hướng và đề ra các biện pháp phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ ngân hàng nhằm đảm bảo 3 lợi ích: Nhà nước, Ngân hàng và khách hàng từ đó góp phần thực hiện chủ trương đúng đắn của Đảng và nhà nước trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nói chung theo hướng ngày càng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, đẩy mạnh sự phát triển của các ngành dịch vụ, trong đó có dịch vụ ngân hàng trong cơ cấu tổng sản phẩm xã hội đối với cả nước nói chung và những vùng nghèo như vùng Tây Nguyên nói riêng. Chính vì thế, luận án phải hoàn thành được các mục tiêu cơ bản là:
    - Tập hợp những lý luận cơ bản, chủ yếu liên quan đến dịch vụ ngân hàng , thị trường dịch vụ ngân hàng, về hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế làm nền tảng và cơ sở lý luận cho những đánh giá và phân tích ở những nội dung sau.
    - Phân tích các đối tượng và yếu tố của thị trường dịch vụ ngân hàng trên địa bàn, tập trung vào việc đánh giá thực trạng kinh tế và những vấn đề xã hội có liên quan , thực trạng về cơ cấu dịch vụ ngân hàng và những yếu tố tác động; Rút ra những mặt mạnh để phát huy, những hạn chế, yếu kém để khắc phục và những bài học kinh nghiệm qua thực tế làm cơ sở cho các giải pháp và các kiến nghị, đề xuất.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...