Tiến Sĩ Phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn hội nhập đến năm 2010

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Lan Chip, 23/10/11.

  1. Lan Chip

    Lan Chip New Member

    Bài viết:
    1,976
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    Lý do chọn đề tài

    Trong giai đoạn phát triển kinh tế Việt Nam, sự ra đời và phát triển thị
    trường chứng khoán đã góp phần đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho nền kinh tế
    Thị trường chứng khoán được xem là đặc trưng cơ bản, là biểu tượng của nền
    kinh tế hiện đại. Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng tốt,
    năm 2005 GDP đạt mức tăng trưởng là 8,4% dẫn đến Việt Nam đứng vào hàng
    các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của khu vực và thế giới, năm
    2006 là 8,17%. Ông Houng Lee- Giám đốc IMF tại Việt Nam dự báo “Năm
    2006, nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục trong giai đoạn đi lên của chu kỳ kinh
    tế”. Năm 2006 là năm có nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển thị trường chứng
    khoán Việt Nam. Thực tế, thị trường chứng khoán Việt Nam quy mô còn quá
    nhỏ, thị trường chưa tương xứng và cạnh tranh được với thị trường các nước khu
    vực; hàng hóa còn quá ít, không phong phú về chủng loại; thị trường còn thiếu
    những nhà đầu tư chiến lược. Do đó, việc phát triển thị trường chứng khoán là
    mục tiêu quan trọng hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, quá trình
    toàn cầu hoá là xu hướng chung của thế giới và Việt Nam cũng đang gia nhập
    vào vòng xoáy đó. Vì vậy, hội nhập kinh tế quốc tế trong đó hội nhập thị trường
    tài chính mà đặc biệt hội nhập thị trường chứng khoán là vấn đề mang tính tất
    yếu. Trong thời gian qua, thị trường chứng khoán Việt Nam đã từng bước trưởng
    thành và phát triển nhưng chưa hội đủ các yếu tố tương xứng so với thị trường
    chứng khoán các nước. Do đó, việc phát triển thị trường chứng khoán, mở rộng
    quan hệ hợp tác quốc tế và nghiên cứu kết nối trường chứng khoán Việt Nam
    với trường chứng khoán các nước là sự cần thiết tất yếu cho mục tiêu hội nhập
    thị trường tài chính, thị trường chứng khoán. Từ các luận cứ nêu trên, NCS đã
    chọn đề tài “Phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn hội
    nhập đến năm 2010” làm luận án tiến sĩ kinh tế
    Luận đề xuất phát
    Căn cứ mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, phát triển ngành tài chính giai

    đoạn 2006-2010; mục tiêu phát triển thị trường chứng khoán đã được Chính phủ
    phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm
    2010 ở Quyết định 163/2003/QĐ-TTg ngày 5/8/2003, Quyết định 898/QĐ-BTC
    ngày 20/2/2006.


    Mục tiêu của việc nghiên cứu
    Từ lý do nghiên cứu và luận đề xuất phát trên, các mục tiêu của việc
    nghiên cứu sẽ là:
    - Về mặt lý luận, luận án nghiên cứu: Thứ nhất, nêu ra các lý luận cơ bản
    về thị trường chứng khoán, khung pháp lý và cơ chế vận hành của thị trường.
    Thứ hai, là hàng hóa và nguồn tài trợ vốn cho doanh nghiệp được phân tích về
    mặt phương pháp luận trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; Thứ ba là sự
    hình thành và phát triển thị trường chứng khoán của các nước khu vực như Trung
    Quốc, Singapore và Hàn Quốc, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm có giá trị thực
    tiễn cho Việt Nam, là cơ sở cho việc định hướng phát triển thị trường chứng
    khoán Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.
    - Về mặt thực tiễn, phân tích, đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam
    là một chuỗi sự kiện mang tính lịch sử phù hợp với quốc gia có nền kinh tế
    chuyển đổi. Bên cạnh việc phân tích thực tiễn hoạt động thị trường chứng khoán
    Việt Nam, luận án cũng đã so sánh quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam
    với các nước để nhận định mặt hạn chế của thị trường Việt Nam đối với các
    nước. Qua đó, căn cứ vào nội dung của “Chiến lược phát triển thị trường chứng
    khoán đến năm 2010” để hoạch định hệ thống các giải pháp đồng bộ cho thị
    trường chứng khoán Việt Nam trước thềm gia nhập WTO.


    Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: luận án nghiên cứu thị trường chứng khoán Việt
    Nam và các yếu tố cần thiết cho quá trình phát triển thị trường chứng khoán Việt
    Nam trong giai đoạn hội nhập

    - Phạm vi nghiên cứu : luận án tập trung nghiên cứu về cơ chế hoạt động
    của thị trường chứng khoán Việt Nam, nghiên cứu các mô hình kết nối thị trường
    chứng khoán giữa Singapore và Úc để xây dựng mô hình kết nối thích hợp cho
    thị trường chứng khoán Việt Nam và Singapore. Ngoài ra, nghiên cứu các giải
    pháp phát triển thị trường và mô hình tính hệ số Bêta cho các cổ phiếu giúp nhà
    đầu tư kiểm soát rủi ro hệ thống trên thị trường chứng khoán góp phần đẩy mạnh
    hoạt động đầu tư chứng khoán trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế


    Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp chung được sử dụng mang tính chất xuyên suốt và chỉ đạo là
    phương pháp duy vật biện chứng , xem xét và giải quyết các vấn đề có liên quan
    trong mối liên hệ phổ biến, trong trạng thái vận động và phát triển, có tính chất
    hệ thống trong những kết quả, những mặt tích cực đã đạt được. Ngoài ra đề tài
    còn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp thu thập thông tin từ: Ủy
    Ban chứng khoán Nhà nước, Trung tâm giao dịch chứng khoán, công ty chứng
    khoán, phương pháp thống kê, điều tra chọn mẫu, phương pháp phân tích tổng
    hợp, phương pháp so sánh,


    Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
    Luận án đã mô tả, phân tích thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam
    nhằm đánh giá chuỗi sự kiện diễn tiến trên thị trường nhằm giúp cho các nhà
    quản lý thị trường, nhà phát hành, nhà đầu tư có được một bức tranh hoàn hảo
    phản ảnh nhịp độ hoạt động thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian
    qua. Từ đó các nhà quản lý thị trường có thể hoạch định các công cụ phù hợp để
    phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam. Bên cạnh việc nghiên cứu mô hình
    kết nối thị trường chứng khoán Việt Nam và thị trường chứng khoán Singapore
    sẽ góp phần tạo điều kiện hội nhập thị trường chứng khoán Việt Nam với thị
    trường các nước khu vực.


    MỤC LỤC

    Chương 1: Các vấn đề về thị trường chứng khoán

    Chương 2: Thực tiễn về sự hình thành và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam

    Chương 3: phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn hội nhập đến năm 2010
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...