Tiến Sĩ Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 16/4/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TỄ
    NĂM 2014

    MỤC LỤC
    Trang
    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục các chữ viết tắt
    Danh mục các bảng, biểu, sơ đồ
    MỞ ĐẦU 1
    TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 4
    Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ TRONG NỀN KINH TẾ TRÌNH HỘI NHẬP 9
    1.1. KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ 9
    1.1.1. Khái niệm bảo hiểm phi nhân thọ và thị trường bảo hiểm phi nhân thọ 9
    1.1.2. Cấu thành của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ 10
    1.1.3. Vị trí vai trò của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trong nền kinh tế hội nhập 14
    1.2. NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRONG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ 18
    1.2.1. Hội nhập kinh tế quốc tế và tác động của hội nhập đối với thị trường bảo hiểm các nước đang phát triển và kém phát triển 18
    1.2.2. Quan điểm và nguyên tắc phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trong quá trình hội nhập 21
    1.2.3. Nội dung phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 25
    1.2.4. Tính tất yếu phải phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trong nền kinh tế hội nhập 28
    1.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP 31
    1.3.1. Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trong quá trình hội nhập 31
    1.3.2. Những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trong quá trình hội nhập 35
    1.4. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP 41
    1.4.1. Khái quát quá trình hội nhập và phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ một số nước Châu Á - Thái Bình Dương 41
    1.4.2. Những kinh nghiệm áp dụng cho Việt Nam về phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trong quá trình hội nhập 48
    Kết luận chương 1 51
    Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 53
    2.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ HỘI NHẬP THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NA
    M 53
    2.1.1. Khái quát quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 53
    2.1.2. Quá trình hội nhập của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam 56
    2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP (1994 - 2012) 59
    2.2.1. Môi trường pháp lý cho quá trình hội nhập của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam 59
    2.2.2. Thực trạng về môi trường cạnh tranh, quy mô kết cấu của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam từ 1994 đến 2012 63
    2.2.3. Sự phát triển của các thành viên tham gia thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trong quá trình hội nhập 73
    2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP 88
    2.3.1. Những thành tựu đạt được của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trong quá trình hội nhập 88
    2.3.2. Một số tồn tại hạn chế của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trong quá trình hội nhập 100
    Kết luận chương 2 115
    Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRONG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 116
    3.1. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM VÀ XU THẾ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM THẾ GIỚI ĐẾN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM 116
    3.1.1. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong thời gian tới tác động đến sự phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam 116
    3.1.2. Xu thế phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thế giới tác động đến thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam 120
    3.2. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 122
    3.2.1. Quan điểm phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam đến 2020 122
    3.2.2. Mục tiêu phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam đến 2020 123
    3.2.3. Định hướng phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam đến 2020 125
    3.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 133
    3.3.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm 134
    3.3.2. Nhóm giải pháp đổi mới và cải thiện môi trường kinh doanh 141
    3.3.3. Nhóm các giải pháp cho các thành viên tham gia thị trường 149
    Kết luận chương 3 160
    KẾT LUẬN 162
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
    ĐÃ CÔNG BỐ
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC

    MỞ ĐẦU
    1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
    Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ đóng vai trò rất quan trọng và cần thiết trong nền kinh tế đặc biệt là nền kinh tế hội nhập, bởi một mặt nó tạo ra sự an toàn về tài chính từ đó tạo nên sự ổn định cho xã hội, mặt khác bảo hiểm phi nhân thọ cũng góp phần thúc đẩy nhanh hơn tiến trình hội nhập. Đồng thời là một trong những yếu tố tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn và kích thích kinh tế xã hội phát triển.
    Trong quá trình hội nhập, thị trường bảo hiểm các nước chịu tác động lẫn nhau, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với nhau. Bảo hiểm phi nhân thọ là một ngành dịch vụ tài chính mang tính toàn cầu, rủi ro bảo hiểm không giới hạn trong phạm vi một nước, vì vậy các các doanh nghiệp bảo hiểm có thể sẽ phải phối hợp với nhau trong quá trình hoạt động. Bên cạnh đó giá trị của cải vật chất của toàn xã hội cũng như nhu cầu về bảo hiểm con người là rất lớn, trong khi khả năng nhận bảo hiểm của mỗi doanh nghiệp thì có giới hạn. Do đó các doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện liên kết đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm không chỉ ở trong nước mà với cả nước ngoài để phân tán rủi ro và cùng nhau gánh chịu tổn thất xảy ra. Với những lý do trên, bảo hiểm là một trong những nội dung quan trọng trong việc đàm phán và thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ cho phù hợp với các chuẩn mực, các cam kết quốc tế là đòi hỏi khách quan của quá trình hội nhập.
    Trong những năm gần đây, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Tuy nhiên nó vẫn được đánh giá là thị trường chưa phát triển ở khu vực, chưa tương xứng với tiềm năng và chưa đáp ứng tốt được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Thế nhưng cho đến nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu toàn diện tổng thể về thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trong điều kiện hội nhập. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đã chọn đề tài: Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế làm để tài nghiên cứu luận án tiến sĩ.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Về mặt lý‎ luận: Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về hội nhập KTQT trong phát triển TTBH PNT, làm sáng tỏ những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển TTBH PNT trong quá trình hội nhập KTQT. Từ những lý luận đó sẽ vận dụng vào điều kiện thực tế Việt Nam.
    Về mặt thực tiễn: Bên cạnh việc khảo sát sự phát triển TTBH PNT một số nước trong quá trình hội nhập KTQT để rút ra kinh nghiệm cho TTBH PNT Việt Nam, mục đích của luận án là tổng hợp, phân tích đánh giá thực trạng phát triển TTBH PNT Việt Nam trong quá trình hội nhập từ 1994 đến 2012. Mặc dù chỉ lựa chọn đánh giá những thực trạng phát triển gắn liền với quá trình hội nhập TTBH PNT Việt Nam, tuy nhiên việc tổng hợp phân tích đánh giá vẫn toàn diện, đầy đủ các yếu tố cấu thành của TTBH PNT (Người tổ chức thị trường, người bán, người mua, yếu tố cạnh tranh, cung cầu, sản phẩm). Đồng thời cũng đầy đủ trên các phương diện KDBH, tái BH, môi giới BH và đầu tư vốn vào nền KT.
    Trên cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, luận án sẽ đưa ra 3 nhóm định hướng, tương ứng với 3 nhóm giải pháp đó là: Môi trường pháp lý‎ - Môi trường kinh doanh và Các thành viên tham gia thị trường. Mục đích của những định hướng và các giải pháp này là phải toàn diện, đồng bộ có cơ sở khoa học và tất nhiên nó luôn gắn với “phát triển trong điều kiện hội nhập KTQT”. Đồng thời phải mang tính đột phá và có tính khả thi cao nhằm phát triển TTBH PNT Việt Nam toàn diện, vững chắc, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội (KT-XH) trong quá trình hội nhập.
    3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: Là những vấn đề lý luận về phát triển TTBH PNT, những vấn đề lý luận chung về hội nhập KTQT và hội nhập TTBH PNT bao gồm các yếu tố cấu thành TTBH PNT, nội dung phát triển TTBH PNT, những yếu tố cơ bản tác động đến sự phát triển TTBHPNT trong điều kiện hội nhập, những cơ hội và thách thức của TTBH PNT trong quá trình hội nhập . những vấn đề lý luận chung về hội nhập KTQT và hội nhập TTBH PNT. Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển TTBH PNT một số nước và thực trạng phát triển TTBH PNT Việt Nam trong quá trình hội nhập KTQT. Ngoài ra tiềm năng và triển vọng phát triển của TTBH PNT Việt Nam trong thời gian tới cũng là đối tượng nghiên cứu của luận án.
    - Phương pháp nghiên cứu: Luận án vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Sử dụng và kết hợp chặt chẽ phương pháp tổng hợp, thống kê với phương pháp phân tích; phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Ngoài ra luận án còn sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp hệ thống hóa.
    - Phạm vi nghiên cứu: Về l‎ý luận: Luận án sẽ không đi nghiên cứu toàn bộ các vấn đề lý luận về TTBH phi nhân thọ mà chỉ nghiên cứu về sự phát triển TTBH PNT gắn liền với quá trình hội nhập KTQT. Về thực tiễn: Nghiên cứu sự phát triển của TTBH PNT Việt Nam từ 1994 đến 2012, tuy nhiên luận án sẽ không đi nghiên cứu toàn bộ quá trình phát triển mà chỉ tập trung chủ yếu về những vấn đề liên quan đến sự phát triển TTBH PNT Việt Nam trong quá trình hội nhập KTQT.
    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
    Một số vấn đề lý luận đã được luận án làm sáng tỏ như: Quan điểm nguyên tắc nội dung và phân tích cụ thể những ‎yếu tố cơ bản bao gồm cả yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài tác động đến sự phát triển TTBH PNT trong điều kiện hội nhập KTQT. Đồng thời chỉ ra những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển TTBH PNT trong quá trình hội nhập. Bên cạnh đó luận án cũng có một phần lý luận về tác động của quá trình hội nhập đối với TTBH PNT các nước đang phát triển và kém phát triển (vì Việt Nam nằm trong số các nước này. Đó sẽ là một trong những tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu về TTBH PNT trong điều kiện hội nhập nói chung và ở Việt Nam nói riêng vì chưa có một tài liệu hay giáo trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống như trong luận án.
    Các số liệu được luận án thu thập, tổng hợp phân tích là nguồn số liệu rất đáng tin cậy và có độ chính xác cao. Việc lựa chọn, thiết kế bảng biểu minh họa cũng được cân nhắc kỹ lưỡng sao cho phục vụ tốt nhất cho mục đích nghiên cứu. Vì vậy luận án sẽ giúp người đọc thấy được một cách toàn diện, khách quan và chân thực bức tranh toàn cảnh của TTBH PNT Việt Nam trong quá trình hội nhập.
    Những đánh giá phân tích, những định hướng và giải pháp mà luận án đề xuất sẽ góp phần đưa TTBH PNT Việt Nam trở thành một trong những TTBH phát triển lớn mạnh, có tên tuổi và uy tín trong khu vực và trên thế giới.
    5. Kết cấu của luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được chia thành 3 chương:
    Chương 1: Những vấn đề cơ bản về phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trong nền kinh tế hội nhập.
    Chương 2: Thực trạng phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
    Chương 3: Định hướng và giải pháp tăng cường hội nhập quốc tế trong phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam đến năm 2020
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...