Luận Văn Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
    MỤC LỤC


    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
    TOM TẮT
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VÀ THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ 4
    1.1. BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP 4
    1.1.1. Những vấn đề chung về bảo hiểm thương mại và bảo hiểm phi nhân thọ 4
    1.1.2. Sự hình thành và phát triển của bảo hiểm phi nhân thọ 14
    1.1.3. Sự cần thiết khách quan phải phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 16
    1.2. NỘI DUNG VÀ CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ 19
    1.2.1. Đặc điểm, phân loại và sản phẩm của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ 19
    1.2.2. Vai trò của nhà nước và các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường bảo 23
    1.2.3. Cơ chế hoạt động của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ 25
    1.3. MỘT SỐ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ TRÊN THẾ GIỚI 28
    1.3.1. Kinh nghiệm phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở một 29
    1.3.2. Bài cho việc phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam 33
    Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM 35
    2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM 35
    2.1.1. Giai đoạn từ năm 1965 đến năm 1993 35
    2.1.2. Giai đoạn từ năm 1994 đến nay 37
    2.1.3 Ảnh hưởng của chính sách pháp luật đến sự hình thành và phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam 42
    2.2.TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1994 ĐẾN NAY 43
    2.2.1. Những thành tựu của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam . 43
    2.2.2. Những tồn tại và hạn chế của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam 57
    2.2.3. Đánh giá chung về thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam 66
    Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM 68
    3.1. NHỮNG DỰ BÁO, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM 69
    3.1.1. Dự báo những ảnh hưởng của quá trình hội nhập đến thị trường 69
    3.1.2.Cơ sở và mục tiêu của định hướng 71
    3.1.3. Định hướng phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam 74
    3.2. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ ĐỂ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM 76
    3.2.1.Nhóm các giải pháp về quản lý Nhà nước 78
    3.2.2. Nhóm các giải pháp về thị trường và một số điều kiện khác 82
    3.2.3. Nhóm các giải pháp cho các Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ . 87
    KẾT LUẬN 94
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 96


    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
    Ở Việt Nam, BH PNT đã bắt đầu hình thành từ năm 1965. Từ 1965 đến 1994 là thời kỳ BH PNT hoàn toàn hoạt động độc quyền với một DNBH Nhà nước duy nhất . Do vậy, ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế rất hạn chế.
    Bước ngoặt có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của ngành BH Việt Nam được đánh dấu bằng Nghị định 100/NĐ-CP,ban hành ngày 18 tháng 12 năm 1993 về KDBH. Theo đó, đã ra đời một số công ty BH và TTBH Việt Nam mới bắt đầu hình thành, hoạt động và bước đầu đáp ứng được một số nhu cầu của các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Tuy nhiên, TTBH nói chung và TTBH phi nhân thọ nói riêng còn rất nhiều hạn chế cần khắc phục, đổi mới.Mặt khác, trong su thế hội nhập kinh tế quốc tế và trong điều kiện nước ta ra nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt quan tâm đến các lĩnh vực tài chính, bảo hiểm Vì vậy, rất cần thiết phải có những đổi mới toàn diện, tạo nên bước phát triển đột phá trong ngành BH phi nhân thọ.
    Xuất phát từ những yêu cầu trên, tác giả đã chọn chủ đề :“Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” làm đề tài luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế.
    2. Tình hình nghiên cứu về đề tài
    Ở Việt Nam, TTBH phi nhân thọ mới được hình thành từ năm 1994. Ngành BHTM nói chung và bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng còn rất non trẻ, nhìn chung còn là lĩnh vực mới mẻ. Do đó, chưa có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này, mới chỉ dừng lại ở một số chuyên đề, hội thảo ở một lĩnh vực nhất định của TTBH phi nhân thọ. Một vài luận văn thạc sỹ đã nghiên cứu về thị trường bảo hiểm Việt Nam, tuy nhiên mới chỉ nghiên cứu trên lĩnh vực Maketing, lịch sử kinh tế và cũng chỉ trong một vài lĩnh vực cụ thể. Chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, tổng thể đặc biệt là trên góc độ Kinh tế chính trị và trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
    PGS –TS Phương Ngọc Thạch đã viết chuyên đề về thị trường bảo hiểm: vấn đề và kiến nghị, song mới chỉ nói riêng về bảo hiểm con người và bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu. Ths. Nguyễn Tiến với chuyên đề: Mở cửa TTBH Việt Nam - thực trạng và giải pháp. Chuyên đề không đánh giá mà chỉ bàn về những quan điểm của Chính phủ trong việc phát triển TTBH, xoay quanh việc mở cửa TTBH. Tác giả Trần Đình Ba, với đề tài BH phi nhân thọ trong quá trình mở cửa TTBH Việt Nam mới chỉ đề cập đến vấn đề tăng doanh thu phí bảo hiểm.
    Luận văn Thạc sỹ với đề tài: Giải pháp để phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam của tác giả Trần Trung Tính (2002), nghiên cứu trong lĩnh vực maketing của TTBH nói chung. Luận văn Thạc sỹ với đề tài: Quá trình phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam giai đoạn 1995-2004 - thực trạng và giải pháp, của tác giả Trịnh Thị Xuân Dung ( 2005), nghiên cứu trong lĩnh vực lịch sử kinh tế và cũng chỉ tập trung nghiên cứu những DNBH lớn trong điều kiện thực tế của thời gian nghiên cứu. Nhìn chung các luận văn trên mới chỉ nghiên cứu TTBH trong phạm vi “đóng” mà không đặt nó trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Mặt khác, các luận văn đó cũng chỉ tập trung nghiên cứu về mặt kinh doanh BH mà chưa chú trọng đến mảng đầu tư vốn nhàn dỗi vào nền kinh tế của các DNBH.
    Điểm khác biệt của luận văn là nghiên cứu toàn diện, tổng thể TTBH phi nhân thọ dưới góc độ kinh tế chính trị và đặt nó trong điều kiện hội nhập KT quốc tế. Đồng thời nghiên cứu đầy đủ cả KDBH và đầu tư trở lại nền kinh tế cũng như vị trí, vai trò của các DNBH phi nhân thọ với tư cách là trung gian tài chính trong thị trường tài chính.
    3. Mục đích và nhiệm vụ khoa học của luận văn:
    - Góp phần làm rõ những vấn đề về lý luận về BH phi nhân thọ và TTBH PNT. Vận dụng những vấn đề đó vào điều kiện thực tế ở Việt Nam.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng TTBH phi nhân thọ ở Việt nam trong thời gian từ 1994 đến 2005.Khảo sát kinh nghiệm TTBH một số nước.
    - Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của TTBH PNT.
    - Đề xuất những phương án, giải pháp nhằm phát triển TTBH phi nhân thọ ở Việt Nam trong thời gian tới.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu: Là những vấn đề lý luận chung về TTBH phi nhân thọ. Những nhân tố để phát triển TTBH phi nhân thọ.
    Phạm vi: Nghiên cứu toàn bộ TTBH PNT Việt Nam từ 1994 đến 2005.
    5. Phương pháp nghiên cứu: Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Kết hợp chặt chẽ giữa phương pháp lịch sử với phương pháp logic, phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp. Ngoài ra, phương pháp so sánh, hệ thống hóa cũng được sử dụng để thực hiện luận văn.
    6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
    - Làm rõ những vấn đề chung về BH PNT và TTBH phi nhân thọ.
    - Trình bày một số kinh nghiệm về phát triển TTBH PNT ở các nước trên thế giới, có thể vận dụng vào phát triển TTBH PNT ở Việt Nam.
    - Qua phân tích thực trạng và hệ thống các giải pháp nhằm cải thiện môi trường KDBH PNT ở Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNBH PNT, thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực KDBH PNT để phát triển thị TTBH PNT ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
    7. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luận văn có 3 chương:
    Chương 1: Lý luận chung về bảo hiểm phi nhân thọ và thị trường bảo hiểm
    phi nhân thọ.
    Chương 2: Thực trạng phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở
    Việt Nam.
    Chương 3: Định hướng và giải pháp để phát triển thị trường bảo hiểm
    phi nhân thọ ở Việt Nam.
    KẾT LUẬN
     
Đang tải...