Luận Văn Phát triển thể chế giao dịch nông sản ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của luận án
    Sản xuất nông nghiệp gắn với tiêu thụ sản phẩm làm ra luôn là
    thách thức và là mối quan tâm, lo lắng của chính phủ các quốc gia
    trên thế giới. Bởi lẽ sản phẩm nông nghiệp do các hộ nông dân, phần
    lớn thuộc đối tượng nghèo trong xã hội làm ra, nếu không được tiêu
    thụ tốt và có lợi cho họ, thì thu nhập và đời sống của họ sẽ bị ảnh
    hưởng xấu, trách nhiệm sẽ có phần thuộc về Chính phủ.
    Thể chế giao dịch nông sản có vị trí quan trọng trong quá trình
    phát triển thị trường nông sản nói riêng và nền kinh tế nói chung.
    Phát triển thể chế giao dịch nông sản sẽ góp phần thúc đẩy các hình
    thức giao dịch nông sản phát triển đa dạng và hiệu quả. Các hình
    thức giao dịch nông sản phát triển sẽ góp phần giải quyết bài toán
    tiêu thụ nông sản cho nông dân. Ở Việt Nam, các hình thức giao dịch
    nông sản truyền thống dựa trên nền sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ,
    phân tán, lạc hậu đã tồn tại từ lâu và còn phát huy tác dụng. Các hình
    thức giao dịch nông sản phổ biến ở các quốc gia có nền kinh tế thị
    trường phát triển đã hình thành nhưng còn rất sơ khai. Thể chế cho
    các hình thức giao dịch nông sản đã hình thành nhưng chưa hoàn
    thiện, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế trong bối cảnh
    hội nhập. Các hình thức giao dịch nông sản như giao dịch giao ngay,
    giao dịch sản xuất theo hợp đồng, giao dịch giao sau và thể chế của
    của các hình thức này còn một số nhược điểm. Luận án nghiên cứu
    “Phát triển thể chế giao dịch nông sản ở Việt Nam” để giúp cho
    các nhà hoạch định chính sách, các chủ thể kinh doanh trên thị
    trường nông sản có cơ sở khoa học vững chắc phát triển thị trường
    nông sản trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
    2
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án
    Nhiều công trình nghiên cứu về hình thức giao dịch nông sản
    nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về thể
    chế giao dịch quy định về cấu trúc tổ chức, cơ chế vận hành và điều
    kiện vật chất cho các hình thức giao dịch nông sản hoạt động.
    3. Mục tiêu của luận án
    3.1. Mục tiêu chung
    Nghiên cứu cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn và đề xuất giải pháp
    phát triển thể chế giao dịch nông sản ở Việt Nam nhằm góp phần
    nâng cao khả năng cạnh tranh cho các chủ thể tham gia vào thị
    trường nông sản trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời
    góp phần xóa đói, giảm nghèo cho các hộ nông dân Việt Nam.
    3.2. Mục tiêu cụ thể
    - Luận giải cơ sở khoa học và kinh nghiệm một số nước về thể
    chế giao dịch nông sản.
    - Nhận dạng và phân tích, đánh giá thực trạng các hình thức
    giao dịch và thể chế giao dịch nông sản đã xuất hiện và đang hoạt
    động ở Việt Nam.
    - Đề xuất một số giải pháp phát triển các hình thức giao dịch và
    thể chế giao dịch nông sản ở Việt Nam.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    4.1. Đối tượng nghiên cứu
    Các hình thức giao dịch và thể chế giao dịch nông sản.
    4.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Về không gian: luận án tập trung nghiên cứu một số trường
    hợp điển hình ở 3 khu vực sản xuất nông sản chính ở Nam Bộ: Tây
    Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
    - Về thời gian: luận án nghiên cứu trong thời gian phát triển các
    3
    hình thức giao dịch nông sản dù là tự giác hay tự phát, nhưng chú
    trọng giai đoạn hiện tại.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    5.1. Cách tiếp cận nghiên cứu
    Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua
    nghiên cứu thực địa và nghiên cứu so sánh lịch sử, sử dụng phương
    pháp nghiên cứu tình huống điển hình.
    5.2. Phương pháp thu thập, xử lý và phân tích thông tin
    5.2.1. Đối tượng khảo sát
    Các chủ thể tham gia giao dịch nông sản ở Việt Nam.
    5.2.2. Nguồn dữ liệu
    Nguồn dữ liệu thứ cấp là các tài liệu có sẵn.
    Nguồn dữ liệu sơ cấp bao gồm dữ liệu thu thập thông qua quan
    sát, phỏng vấn không cấu trúc và thảo luận nhóm.
    5.2.3. Phương pháp tiến hành thu thập, xử lý và phân tích thông tin
    Luận án đã thực hiện nghiên cứu định tính thông qua 2 bước là
    nghiên cứu định tính sơ bộ và nghiên cứu định tính chính thức. Việc
    tiến hành thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu thông qua 5 bước và sử
    dụng công cụ thống kê mô tả, mô hình hóa, tiếp cận hệ thống, thảo
    luận nhóm và quy nạp.
    6. Tính mới, tính độc đáo, tính sáng tạo của luận án
    6.1. Về mặt lý luận
    - Luận án khẳng định thể chế giao dịch nông sản là khung pháp
    lý hay tập quán quy định về cấu trúc tổ chức và cơ chế vận hành của
    các hoạt động giao dịch nông sản giữa 2 hay nhiều chủ thể tham gia
    phù hợp với điều kiện vật chất nhất định. Kết luận này xuất phát từ
    việc nghiên cứu thể chế dưới góc độ quản lý doanh nghiệp, khác với
    cách hiểu về thể chế được nghiên cứu dưới góc độ quản lý nhà nước.
    4
    - Luận án phân loại thể chế giao dịch nông sản: thể chế giao
    dịch giao ngay, thể chế giao dịch sản xuất theo hợp đồng và thể chế
    giao dịch giao sau. Việc phân loại này dựa trên bản chất kinh tế - xã
    hội của các hình thức giao dịch. Đó là sự phối hợp theo ngành dọc
    giữa người mua và người bán.
    - Luận án khẳng định sản xuất theo hợp đồng là một loại hình
    giao dịch nông sản. Mặc dù, nhìn bên ngoài, hình thức này gần giống
    với giao dịch giao sau nhưng giao dịch này hoàn toàn khác vì bản
    chất của giao dịch sản xuất theo hợp đồng là giá cả được thỏa thuận
    giữa người mua và người bán tại thời điểm ký kết hợp đồng dựa trên
    cơ sở phân bổ 3 yếu tố: lợi ích, rủi ro và quyền quyết định.
    - Luận án khẳng định giao dịch giao ngay bao gồm hai hình
    thức là giao dịch phân tán và giao dịch tập trung.
    - Luận án khẳng định các hình thức mua bán phổ biến trên thị
    trường nông sản Việt Nam từ lâu như “mua mão”, “mua lúa non”,
    “hợp đồng bao tiêu nông sản”, “hợp đồng trừ lùi chốt giá sau” là một
    dạng sơ khai của giao dịch giao sau.
    6.2. Về mặt thực tiễn
    - Luận án giúp cho các chủ thể tham gia giao dịch nông sản có
    cơ sở khoa học để xây dựng chiến lược mua, bán nông sản phù hợp
    với điều kiện kinh tế Việt Nam, từ đó giảm thiểu tối đa những tổn
    thất có thể xảy ra do biến động của môi trường kinh doanh.
    - Luận án giúp cho các nhà quản lý vĩ mô hoạch định thể chế
    phát triển thị trường nông sản lành mạnh và bền vững phù hợp với
    quy luật khách quan, góp phần xóa đói giảm nghèo cho nông dân và
    nâng cao khả năng cạnh tranh hàng nông sản Việt Nam trên thị
    trường trong và ngoài nước khi Việt Nam đã và ngày càng hội nhập
    sâu vào nền kinh tế thế giới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...