Luận Văn Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường

    MỤC LỤC


    LỜI NÓI ĐẦU 1


    CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VÈ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG .4


    1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường .4


    1.1.1. Khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt .4


    1.1.2. Đặc điểm của thanh toán không dùng tiền mặt 6


    1.1.3. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường 7


    1.2. Các hình thức thanh toán không dung tiền mặt .9


    1.2.1 Thanh toán bằng Séc 10


    1.2.2. Thanh toán bằng ủy nhiệm chi (UNC) .13


    1.2.3 Thanh toán bằng ủy nhiệm thu (UNT) 13


    1.2.4. Thanh toán bằng thư tín dụng (TTD) 14


    1.2.5. Thanh toán bằng thẻ ngân hàng 15


    CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 19


    2.1. Những quy định chung mang tính nguyên tắc trong thanh toán không dùng tiền mặt .19


    2.1.1. Qui định chung về thanh toán không dùng tiền mặt 19


    2.1.2. Qui định đối với khách hàng .20


    2.1.2.1. Đối với khách hàng bên trả tiền 20


    2.1.2.2. Đơn vị bên bán (bên thụ hưởng) .21


    2.1.3. Quy định đối với ngân hàng 21


    2.2. Quy định của pháp luật về các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt 22


    2.2.1. Quy định pháp luật về thanh toán bằng séc 23


    2.2.1.1. Thủ tục phát hành séc 23


    2.2.1.2. Quy trình thanh toán séc .23


    2.2.1.3. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia trong thanh toán bằng séc 24
    2.2.2. Quy định pháp luật thanh toán bằng ủy nhiệm chi 28


    2.2.2.1. Điều kiện để áp dụng . 28


    2.2.2.1. Thủ tục lập ủy nhiệm chi .29

    2.2.2.2. Quy trình thanh toán ủy nhiệm chi .29


    2.2.2.3. Quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan thanh toán bằng ủy nhiệm chi 29


    2.2.3. Quy định pháp luật thanh toán bằng ủy nhiệm thu (UNT) 32


    2.2.3.1. Điều kiện để áp dụng 32


    2.2.3.2. Thủ tục lập ủy nhiệm thu 32


    2.2.3.3. Quy trình thanh toán ủy nhiệm thu 32


    2.2.3.4. Quyền và nghĩa vụ các bên liên quan đến thanh toán bằng UNT.33


    2.2.4. Thanh toán bằng thư tín dụng (TTD) 35


    2.2.4.1. Điều kiện áp dụng .35


    2.2.4.2. Thủ tục mở thư tín dụng 36


    2.2.4.3. Quy trình thanh toán thư tín dụng .36


    2.2.4.4. Quyền và nghĩa vụ của các bên thanh toán thư tín dụng 38


    2.2.5. Quy định pháp luật về thẻ thanh toán 40


    2.2.5.1. Điều kiện để sử dụng thẻ .40


    2.2.5.2. Điều kiện để phát hành thẻ 40


    2.2.5.3. Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ .40


    2.2.5.4. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan đến thanh toán bằng thẻ 42


    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG .48


    3.1 Thực trạng chung về thanh toán không dùng tiền mặt 48


    3.2. Thực trạng từng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt 49


    3.2.1. Thực trạng thanh toán bằng séc 49


    3.2.2. Thực trạng thanh toán bằng ủy nhiệm chi .52


    3.2.3. Thực trạng thanh toán bằng ủy nhiệm thu .53


    3.2.4. Thực trạng thanh toán bằng thư tín dụng .53


    3.2.5. Thực trạng thanh toán bằng thẻ 54


    3.3. Giải pháp để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường 57


    3.3.1. Giải pháp về hình thức thanh toán bằng séc .57


    3.3.2. Giải pháp về hình thức thanh toán bằng Ủy nhiệm chi .59


    3.3.3. Giải pháp về hình thức thanh toán bằng Ủy nhiệm chi .60


    3.3.4. Giải pháp về hình thức thanh toán bằng thư tín dụng .60

    3.3.5. Giải pháp về hình thức thanh toán bằng thẻ 61


    KẾT LUẬN 63


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .64

    LỜI NÓI ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài


    Nền kinh tế Việt Nam đã qua hơn một thập niên đổi mới và phát triển đạt được những thành tựu khả quan đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng tạo lập những cơ hội thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Những thành công trong lĩnh vực tài chính-tiền tệ đóng vai trò quan trọng về sự ổn định vĩ mô của nền kinh tế. Cơ chế quản lý nói chung trong lĩnh vực tài chính-tiền tệ nói riêng đang được tiếp tục chuyển đổi theo nguyên tắc thị trường. Để hòa nhập vào nền kinh tế thế giới, cũng để phù hợp với nền kinh tế Việt Nam hiện nay, thì hệ thống ngân hàng thương mại cũng ngày càng hoàn thiện và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.


    Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những thay đổi nhanh chóng, mạng lưới được mở rộng, hệ thống thanh toán và công nghệ Ngân hàng từng bước được hiện đại hóa tạo ra những cơ sở vật chất kỹ thuật để thu hút và huy động nguồn vốn thanh toán và tiền gửi dân cư. Hoạt động của ngân hàng thương mại gồm nhiều loại hình khác nhau như huy động vốn, cho vay, làm các dịch vụ khác cho khách hàng. Ngân hàng với tư cách là trung gian thanh toán trong nền kinh tế nên hoạt động thanh toán là hoạt động cơ bản, thanh toán nhanh chóng, chính xác, an toàn sẽ tạo điều kiện thúc đẩy quá trình chu chuyển vốn, tăng vòng quay của vốn, giảm lượng tiền cần thiết trong lưu thông . và cuối cùng là tiết kiệm chi phí cho xã hội là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của ngành ngân hàng.


    Nhưng hiện nay, phương thức thanh toán phổ biến trong dân cư chủ yếu là thanh toán bằng tiền mặt trực tiếp tay trao tay. Theo phương thức thanh toán này, mỗi năm Nhà nước phải tốn nhiều tỷ đồng cho chi phí bảo quản, kiểm đém, vận chuyển . chưa kể thời gian thanh toán chậm, mà chưa chắc đã an toàn. Đây là một khoản tổn thất lớn mà hiện nay nước ta đang cần rất nhiều vốn để đầu tư và phát triển. Phương thức thanh toán qua ngân hàng khắc phục được tình trạng đó. Nó không chỉ tiết kiệm được chi phí cho nền kinh tế xã hội, mà còn là công cụ thiết thực để điều tiết và thúc đẩy hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hóa và tăng vòng quay của vốn trong nền kinh tế. Bên cạnh đó TTKDTM giúp cho ngân hàng có thêm nguồn vốn trong thanh toán. Đối với ngân hàng Nhà nước thanh toán không dùng tiền mặt làm giảm lượng tiền trong lưu thông, là một trong những điều kiện cho ngân hàng Nhà nước thực hiện tốt chính sách tiền tệ quốc gia.

    Xuất phát từ thực trạng của nền kinh tế và trước yêu cầu đổi mới cấp bách của hệ thống Ngân hàng để đáp ứng mọi nhu càu của nền kinh tế, đồng thời cũng đề hòa nhập vào hệ thống ngân hàng trên thế giới, thì việc hoàn thiện và phát triển hệ thống thanh toán ở các ngân hàng thương mại lại rất cần thiết. Nhận thức được tầm quan trọng và tính tất yếu của công tác TTKDTM trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Vì vậy, nên tác giả đã chọn đề tài “Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường” để làm đề tài nghiên cứu.


    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài


    Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu rõ về các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nhằm làm sáng tỏ vị trí và vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế. Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Qua đó đề ra những phương hướng giải quyết nhằm để phát triển hình thức thanh toán không dùng tiền mặt được sử dụng có hiệu quả và phổ biến trong dân cư góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế.


    3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài


    Trong bài viết này tác giả tập trung nghiên cứu về các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt được sử dụng trong thanh toán qua ngân hàng như thanh toán bằng séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thư tín dụng và thẻ ngân hàng. Nghiên cứu về thủ tục, quy trình thanh toán từng hình thức, mối quan hệ pháp lý của các chủ thể trong từng hình thức thanh toán.


    4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài


    Đây là đề tài rộng, phức tạp, vì vậy với kiến thức còn hạn chế trong phạm vi đề tài này em mới chỉ dừng lại ở việc tổng hợp lại một số lý thuyết về các hình thức thanh toán, tham khảo các tài liệu qua sách, báo, tạp chí. Dùng các phương pháp nghiên cứu so sánh, tổng hợp các tài liệu liên quan, đánh giá các vấn đề trong luận vãn chủ yếu dựa vào phân tích luật viết. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp hệ thống so sánh các hình thức thanh toán được sử dụng trong nước.


    5. Kết cấu của Luận văn:


    Ngoài phần lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Luận văn nghiên cứu về “Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường” kết cấu luận văn chia thành 3 chương cụ thể là:

    Chương 1: Lý luận cơ bản về thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường.


    Chương 2: Quy định của pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt


    Chương 3: Thực trạng và giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...