Luận Văn Phát triển sản xuất nguyên phụ liệu may mặc Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
    Trong công cuộc đổi mới phát triển kinh tế của Việt Nam, cùng với các ngành kinh tế khác, ngành
    công nghiệp may mặc đã đóng góp một phần không nhỏ, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, tăng
    thu nhập quốc dân, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, giải quyết một khối lượng lớn công ăn việc làm cho
    người lao động.
    Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm chú trọng đến phát triển sản xuất nói chung và ngành may mặc
    nói riêng. Tuy vậy, cùng với xu hướng hội nhập quốc tế và sự đào thải nghiệt ngã của cơ chế thị trường,
    trong giai đoạn hiện nay các doanh nghiệp ngành may đang gặp phải những vấn đề những khó khăn, thách
    thức và ngày càng trở nên bức xúc, chi phí đầu vào tăng cao, không chủ động, giảm sức cạnh tranh trên thị
    trường, đặc biệt là thị trường quốc tế. Nguyên nhân là do nguyên phụ liệu đầu vào trong nước đáp ứng rất
    thấp, số lượng các doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu ít, chất lượng chưa đáp ứng đòi hỏi của thị trường
    và xã hội, hiện tại không đáp ứng được sự đòi hỏi về số lượng và chất lượng của ngành may mặc trong nước,
    nhất là may mặc xuất khẩu.
    Từ sự nhận thức vấn đề trên chúng tôi quyết định chọn đề tài “Phát triển sản xuất nguyên phụ liệu
    may mặc Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của luận án tiến sỹ. Với mong muốn đưa ra những giải pháp góp
    phần giải quyết những khó khăn thúc đẩy phát triển ngành sản xuất nguyên phụ liệu may mặc phục vụ cho
    ngành may mặc, đưa ngành may trở thành một ngành công nghiệp phát triển bền vững, phát huy những thế
    mạnh tiềm năng của ngành, tận dụng lực lượng lao động dồi dào tạo ra của cải ngày càng nhiều cho nền kinh
    tế.
    2. Mục đích nghiên cứu của luận án
    Nghiên cứu, hệ thống hóa các luận cứ lý luận về phát triển sản xuất nguyên phụ liệu cho may mặc;
    phân tích thực trạng phát triển sản xuất nguyên phụ liệu cho may mặc Việt Nam qua đó, chỉ ra những tồn tại,
    yếu kém cũng như các nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, yếu kém. Kiến nghị các giải pháp nhằm phát triển
    sản xuất nguyên phụ liệu cho may mặc Việt Nam trong thời gian tới. Kết quả luận án sẽ góp thêm cơ sở khoa
    học để các cơ quan nhà nước, lãnh đạo các doanh nghiệp hoạch định chiến lược phát triển, nâng cao hiệu quả
    kinh doanh của các doanh sản xuất nguyên phụ và hiệu quả liên ngành cho ngành may.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
    - Đối tượng nghiên cứu: Luận án lấy vấn đề phát triển sản xuất nguyên phụ liệu cho may mặc Việt
    Nam về mặt kinh tế và tổ chức làm đối tượng nghiên cứu.
    - Phạm vi nghiên cứu: Luận án lấy các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nguyên phụ liệu may mặc
    Việt Nam. Về nguyên liệu lấy các doanh nghiệp sản xuất sợi, dệt vải và hoàn tất; về phụ liệu lấy sản xuất chỉ
    may làm không gian nghiên cứu. Thời gian khảo sát, nghiên cứu từ năm 2000 đến 2007.
    5. Các phương pháp nghiên cứu
    Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, được vận
    dụng vào hoàn cảnh thực tế của Việt Nam. Một số phương pháp cụ thể được sử dụng trong khi thực hiện
    luận án, bao gồm: Thu thập nghiên cứu các tài liệu thứ cấp như sách, niên giám thống kê, tạp chí, các báo
    cáo của các doanh nghiệp sản xuất dệt, may, sản xuất phụ liệu may mặc, các số liệu trên các trang website
    của các doanh nghiệp, các Bộ, Ban ngành, các cơ quan báo chí trong và ngoài nước, phân tích đối chiếu, so
    sánh, sử dụng các mô hình để phân tích khả năng phát triển của ngành, tham khảo ý kiến của các chuyên gia,
    các nhà kinh doanh trong lĩnh vực dệt may thuộc Bộ Công thương và các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn dệt
    may cũng như một số doanh nghiệp thuộc Hiệp hội dệt may.
    3
    4
    6. Những điểm mới của Luận án
    - Hệ thống hoá lý luận về phát triển sản xuất nguyên phụ liệu cho may mặc; trong đó trọng tâm là sử
    dụng mô kim cương của M.Porter được vận dụng để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản
    xuất nguyên phụ liệu may mặc; đưa ra các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển ngành sản xuất nguyên phụ liệu
    may mặc; nghiên cứu một số kinh nghiệm của các nước có khả năng vận dụng vào Việt Nam. Khảo sát, phân
    tích và đánh giá thực trạng phát triển sản xuất nguyên phụ liệu may mặc từ năm 2000 đến 2007; xác định
    những thành công, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình phát triển sản xuất nguyên phụ liệu may mặc.
    Việc phân tích đánh giá được thực hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế tài chính, việc vận dụng mô hình hình
    thoi của M.Porter trong phân tích năng lực, lợi thế cạnh tranh của ngành. Từ đó rút ra 7 vấn đề đặt ra đối với
    phát triển sản xuất nguyên phụ liệu may mặc. Đề xuất định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát
    triển sản xuất nguyên phụ liệu may mặc - một hướng quan trọng để phát triển bền vững ngành may mặc
    Việt Nam.
    7. Kết cấu chung của Luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận án kết cấu thành ba
    chương:
    Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển sản xuất nguyên phụ liệu may mặc Việt
    Nam
    Chương 2: Phân tích thực trạng phát triển sản xuất nguyên phụ liệu may mặc Việt Nam
    Chương 3: Giải pháp phát triển sản xuất nguyên phụ liệu may mặc Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...