Thạc Sĩ Phát triển sản xuất cao su thiên nhiên góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa khu

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 8/4/12.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu
    Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn và trong quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam đang có những nỗ lực phấn đấu để đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Quá trình đó không chỉ là quá trình tạo lập cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội mà nó còn là quá trình thay đổi toàn diện theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động được đào tạo, khu vực thành thị ngày càng phát triển, cuộc sống của người dân ngày càng tăng về chất lượng, môi trường sinh thái bền vững.

    Tây Nguyên là một vùng đất màu mỡ với nhiều tiềm năng về đất đai, rừng và khoáng sản nhưng nhiều năm qua vẫn là một trong những vùng còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo đói ở Tây Nguyên vẫn còn rất cao. Điều này gây cản trở không nhỏ đến việc thực hiện các mục tiêu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam nói chung và của Tây nguyên nói riêng. Tuy nhiên việc lựa chọn và biết phát huy những tiềm năng, lợi thế để thúc đẩy quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà trọng tâm là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn của Tây nguyên là vấn đề có ý nghĩa to lớn.

    Mặt khác, Tây nguyên là vùng có khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng thích hợp cho việc đầu tư phát triển các loại cây công nghiệp như: Cao su, cà phê, chè, tiêu, điều . Trong đó cây cao su là cây có giá trị và đem lại hiệu quả kinh tế-xã hội cao. Năm 2009, Việt Nam xuất khẩu 731 ngàn tấn cao su, trong đó xuất khẩu ròng là 587 ngàn tấn và tạm nhập tái xuất khoảng 144 ngàn tấn, trị giá 1,2 tỷ đô la; năm 2010 xuất khẩu 783.000 tấn trị giá 2,37 tỷ đô la (trong đó có 120.000 tấn cao su tạm nhập tái xuất), đứng hàng thứ tư về xuất khẩu cao su thiên nhiên trên thế giới sau Thái Lan, Indonesia và Malaysia. Năm 2011 dự kiến đứng hàng thứ ba về xuất khẩu cao su thiên nhiên trên thế giới sau Thái Lan và Indonesia.

    Cho đến nay, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về ngành cao su của Việt Nam và về Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam như Các giải pháp xuất khẩu cao su Việt Nam, Chính sách giá cao su, Phát triển nguồn nhân lực của Tổng công ty Cao su Việt Nam, Chiến lược marketing xuất khẩu sản phẩm cao su thiên nhiên Tổng Công ty Cao su Việt Nam (hiện nay là Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam), Nghiên cứu phát triển công tác xuất khẩu cao su của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Giải pháp xác định giá trị vườn cây cao su khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam v.v . Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu phần lớn nói về việc tiêu thụ cao su và nâng cao tính cạnh tranh của cao su thiên nhiên Việt Nam trên thị trường thế giới, riêng việc phát triển cao su hình thành những vùng chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hóa không chỉ nâng cao giá trị khai thác quỹ đất, nâng cao thu nhập của người dân, xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số mà còn đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững (kinh tế, xã hội, môi trường) góp phần thúc đẩy quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn theo hướng hiện đại, đặc biệt là đối với khu vực Tây Nguyên là chưa đề cập.

    Xuất phát từ thực tiễn trên tôi chọn đề tài: “Phát triển sản xuất cao su thiên nhiên góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2011-2020" để làm luận văn tốt nghiệp chương trình thạc sỹ tại Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...