Báo Cáo Phát triển sản phẩm dịch vụ tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh An Giang

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1

    GIỚI THIỆU

    1.1.Lý do chọn đề tài:

    Ngay từ khi việc Việt Nam gia nhập World Trade Organization (WTO), chúng ta đang đựơc chứng kiến hàng ngày sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam. Lĩnh vực ngân hàng được xem là lĩnh vực chứa đựng nhiều tiềm năng và thử thách, bởi nếu các ngân hàng có chiến lược kinh doanh hiệu quả để thu hút được nhiều khách hàng đến với các dịch vụ tại ngân hàng, mang lại nguồn thu nhập cho ngân hàng, góp phần mở rộng mạng lưới kinh doanh của ngân hàng, đem hình ảnh của ngân hàng đến với nhiều khu vực nhằm mở rộng hơn nữa thị phần của ngân hàng trong nền kinh tế. Và sẽ trở thành thử thách cho ngân hàng nếu họ không có một chính sách phù hợp thu hút khách hàng. Hiện nay, từng giây, từng phút, các ngân hàng trong cả nước đang ra sức cơ cấu lại hoạt động của mình và phát triển sản phẩm dịch vụ (SPDV) của mình.

    Mà trong nền kinh tế ngày càng phát triển hiện nay, kéo theo người dân cũng có nhu cầu cao hơn trong cuộc sống. Đây là lợi thế để các ngân hàng giới thiệu các dịch vụ của mình đến với khách hàng vừa đáp ứng được nhu cầu của của xã hội vừa mang lại lợi nhuận cho mình. Và trong những năm vừa qua các ngân hàng, nhất là ngân hàng thương mại cổ phần đã hoạt động như thế nào để tận dụng những lợi thế đó.

    Trong xu thế mở hiện nay, sự canh tranh lẫn nhau giữa các ngân hàng đã làm cho các ngân hàng thường xuyên “lột xác”, thay đổi nội dung lẫn hình thức. Trong đó, SPDV ngân hàng là lĩnh vực cạnh tranh khốc liệt của các ngân hàng. Để giành lợi thế đi đầu nhiều ngân hàng trong nước đã gia tăng đầu tư vào công nghệ để phát triển mạnh các SPDV, tiện ích mới nhằm tăng trưởng nền khách hàng của mình. Trong cuộc chơi này, các ngân hàng sẽ phải chuẩn bị gì? Phát triển sản phẩm nào? .để không bị đẩy ra ngoài cuộc chơi. Vì lẻ đó, đề tài “Phát triển SPDV tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh An Giang” sẽ giúp chúng ta giải quyết được những câu hỏi trên cũng như sẽ là sáng tỏ hơn về các vấn đề có liên quân đến sản phẩm dịch vụ

    1.2.Mục tiêu nghiên cứu:

    Tìm hiểu:

    - Những đặc điểm, nhu cầu phát triển SPDV ngân hàng.

    - Tình hình cung cấp SPDV của Ngân Hàng TMCP Sài Gòn An Giang, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển SPDV tại đó.

    1.3.Phạm vi nghiên cứu:

    Đề tài được thực hiện tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn – Chi Nhánh An Giang.



    1.4.Phương pháp nghiên cứu:

    Tìm hiểu qua sách báo, thông tin trên Internet để thu thập thêm thông tin sơ bộ về tình trạng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi Nhánh An Giang.

    Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng sử dụng các dịch vụ: Huy động vốn, Thanh toán, Chuyển tiền, Kinh doanh vàng và ngoại tệ, Dịch vụ kiều hối, Dịch vụ thẻ . Đồng thời, đề tài cũng được thực hiện thông qua hai bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.

    - Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp định tính. Kết quả của lần nghiên cứu này là một bảng câu hỏi phỏng vấn về tình trạng sử dụng SPDV của khách hàng SCB.

    - Nghiên cứu chính thức bắt đầu bằng phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi khoảng 110 khách hàng của SCB trên địa bàn thành phố Long Xuyên, chủ yếu tập trung phường Mỹ Xuyên.

    Nghiên cứu chủ yếu sử dụng thang đo Danh nghĩa cho các khái niệm và thang đo Likert.

    + Thang đo Danh nghĩa (thang đo biểu danh) là loại thang đo định tính để phân loại các đối tượng: giới tính, trình độ, thu nhập, độ tuổi. Mục đích chủ yếu là sử dụng cho phân tích sự khác biệt về thực trạng sử dụng SPDV giữa các nhóm nghiên cứu. Ngoài ra nghiên cứu còn sử dụng thang đo xếp hạng thứ tự, kỹ thuật này đòi hỏi đáp viên xếp hạng mức độ quan trọng giữa các tiêu chí khi chọn ngân hàng của khách hàng.

    + Thang đo Likert: thuộc nhóm thang đo theo tỷ lệ phân cấp, được biểu hiện bằng các con số để phân cấp theo mức độ tăng dần hay giảm dần từ “phản đối” đến “đồng ý” hay ngược lại. Dựa vào các cấp trong thang đo, đáp viên sẽ cho biết ý kiến đánh giá của mình bằng cách đánh dấu các phân cấp thích hợp. Tuy nhiên, thang đo này có nhược điểm là đáp viên sẽ trả lời theo 5 mức độ định sẵn, không thể hiện được ý kiến riêng của mình. Do đó, tác giả sẽ không thu được thêm những ý kiến mới và khó khăn khi đưa ra những kiến nghị cho ngân hàng. Vì vậy tác giả khắc phục nhược điểm này bằng cách đặt thêm câu hỏi mở để thu thêm ý kiến.

    Các dữ liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý bằng Excel và phần mềm SPSS 16.0. Sau khi mã hóa và làm sạch, dữ liệu sẽ được đưa vào xử lý và phân tích. Sử dụng phương pháp so sánh số tương đối, số tuyệt đối; phương pháp diễn dịch, qui nạp để diễn giải số liệu, xử lý số liệu,

    1.5.Ý nghĩa:

    Tiềm hiểu SPDV của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài gòn nhằm thấy được điểm mạnh để phát huy và khắc phục những điểm yếu trong quá trình hoạt động. Từ đó ngân hàng sẽ có những điều chỉnh kịp thời nhằm nâng cao tính thích nghi và khẳng định sự nhạy cảm đối với thị trường cũng như hoạch định được phương hướng hoạt động phù hợp hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...