Thạc Sĩ Phát triển sản phẩm bao thanh toán tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 14/11/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài:
    Việt Nam đã là thành viên của WTO từ cuối năm 2006, Điều đó đang đặt ra
    cho các chủ thể kinh doanh của nền kinh tế phải đối mặt với những thách thức mới.
    Đó là làm thế nào để có thể tồn tại, đứng vững và phát triển trong điều kiện cạnh
    tranh gay gắt của hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh như vậy, hoạt động tín dụng
    ngân hàng nổi lên như một mắt xích trọng yếu trong hoạt động của nền kinh tế hiện
    đại, tín dụng ngân hàng có một vai trò cực kỳ quan trọng, với vị trí là trung gian tài
    chính của nền kinh tế, thông qua các nguồn lực xã hội được phân bổ sử dụng một
    cách hợp lý và có hiệu quả. Thông qua việc cung ứng nguồn vốn, tín dụng ngân
    hàng có tác động rất lớn tới quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Sự vững mạnh
    của từng doanh nghiệp trong nền kinh tế ngược lại sẽ tác động hữu hiệu lại hệ
    thống NHTM. Như vậy sẽ tạo ra một nền kinh tế vững mạnh.
    Xuất nhập khẩu là một trong những lĩnh vực quan trọng trong việc phát triển
    kinh tế. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những vừa qua gia không
    ngừng gia tăng, đóng góp rất lớn vào việc gia tăng tốc độ phát triển kinh tế. Số
    lượng các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực xuất nhập khẩu ngày một tăng, sản
    phẩm xuất khẩu cũng ngày một đổi mới về chủng loại cũng như về chất lượng để
    gia tăng cạnh tranh. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế và căn cứ vào tình
    hình phát triển hoạt động xuất nhập khẩu trong thời gian qua, tiềm năng của lĩnh
    vực ngoại thương này là rất lớn.
    Khi nền kinh tế mở cửa, chúng ta tham gia vào thị trường quốc gia khác,
    ngược lại các quốc gia khác cũng sẽ tham gia vào thị trường nước ta. Vì vậy, các
    doanh nghiệp sẽ đối diện với tình hình cạnh tranh không chỉ trên thị trường nước
    khác mà cả trên thị trường của chính mình. Để có thể gia tăng khả năng cạnh tranh
    và đứng vững trên thị trường, các doanh nghiệp không còn sự lựa chọn nào khác
    ngoài việc cải tiến công nghệ, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh
    tranh. Tất cả những điều đó cần phải có nguồn vốn để hỗ trợ. Chính điều này làm
    phát sinh nhu cầu cần có công cụ tài trợ hiệu quả và linh hoạt.
    Hình thức tài trợ ngân hàng tài trợ cho doanh nghiệp phổ biến là hình thức
    cho vay, thanh toán L/C, tài trợ thực hiện XK Thông qua hình thức tài trợ, ngân
    hàng cung ứng vốn cho doanh nghiệp hoạt động. Tuy nhiên, số lượng các doanh
    nghiệp tiếp cận với nguồn vốn này không nhiều do những hạn chế về quy định tài
    trợ. Các hình thức tài trợ đang áp dụng dần xuất hiện những hạn chế và chưa thể
    đáp ứng được nhu cầu vốn đang gia tăng của các doanh nghiệp.
    Trước những cơ hội kinh doanh to lớn do quá trình hội nhập kinh tế mang
    lại, các NHTM nói chung và TCB nói riêng sẽ có nhiều cơ hội tìm kiếm lợi nhuận
    và mở rộng hoạt động kinh doanh. Một trong những nghiệp vụ chiếm vị trí quan
    trọng trong kinh doanh ngân hàng nhằm giúp các doanh nghiệp giải quyết vấn đề về
    vốn trong kinh doanh đó là các hình thức tài trợ của ngân hàng. TCB là một trong
    những ngân hàng cung cấp dịch vụ tài trợ cho các doanh nghiệp với doanh số tài trợ
    tương đối cao. Định hướng phát triển của TCB trong những năm tới là chú trọng
    đến việc gia tăng tài trợ cho các doanh nghiệp về doanh số cũng như về đa dạng
    hóa hình thức tài trợ sao cho đáp ứng được nhu cầu vốn cho các khách hàng của
    mình. Chính vì tính cấp thiết đó, tôi chọn đề tài “Phát triển sản phẩm bao thanh toán
    tại Ngân Hàng Thương Mại CP Kỹ Thương Việt Nam” để nghiên cứu và thực hiện
    luận văn tốt nghiệp.
    Đây là một lĩnh vực mới và chưa được áp dụng rộng rãi, do đó, kinh nghiệm
    về việc thực hiện nghiệp vụ này chưa có. Chính vì vậy, đề tài không thể không có
    những thiếu sót. Em hy vọng sẽ nhận được những đóng góp quý báu từ phía Hội
    đồng để em hoàn thiện vấn đề nghiên cứu.
    2. Mục đích nghiên cứu:
    Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá hoạt động của tài trợ
    XNK và nghiệp vụ bao thanh toán của NHTM CP Kỹ Thương Việt Nam. Qua đó,
    đưa ra một số giải pháp để phát triển sản phẩm bao thanh toán tại NHTM CP Kỹ
    Thương Việt Nam
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    Đề tài liên quan đến nhiều lĩnh vực như tài chính, quản trị, pháp luật trên
    phạm vi Ngân hàng riêng lẻ trong tổng thể ngành ngân hàng. Đối tượng nghiên cứu
    của luận văn là NHTM CP Kỹ Thương Việt Nam, hoạt động tài trợ XNK của và
    hoạt động bao thanh toán NHTM CP Kỹ Thương Việt Nam.
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    Trong suốt quá trình nghiên cứu luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp,
    thống kê, phân tích các tài liệu về xuất nhập khẩu và tài liệu liên quan đến hoạt
    động tài trợ của ngân hàng đã được công bố. Bên cạnh các phương pháp đó, luận
    văn còn chú trọng đến việc kết hợp với việc quan sát các hoạt động thực tiễn. Công
    trình nghiên cứu còn được thực hiện từ việc phân tích các vấn đề chưa hoàn thiện,
    từ đó làm tiền đề phát triển nghiệp vụ mới.
    5. Kết cấu của luận văn:
    Luận văn được chia thành 3 chương như sau:
    - Chương 1: Tổng quan tài trợ XNK và nghiệp vụ bao thanh toán.
    - Chương 2: Thực trạng hoạt động Bao thanh toán tại NHTM CP Kỹ
    Thương Việt Nam
    - Chương 3: Giải pháp phát triển sản phẩm bao thanh toán tại ngân
    hàng thương mại CP Kỹ Thương Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...