Luận Văn Phát triển quan hệ thương mại Việt - Nga sau khi Việt Nam gia nhập WTO

Thảo luận trong 'Kinh Tế Quốc Tế' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 18/10/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Lịch sử quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga đã trải qua hơn một nửa thế kỷ. Tình hữu nghị giữa nhân dân Nga và nhân dân Việt Nam được hình thành từ những năm tháng khó khăn khi Việt Nam còn đang đấu tranh giành độc lập tự do. Ngày hôm nay chóng ta có thể tự hào nói rằng, trong những chiến thắng và thành quả lao động vinh quang của nhân dân Việt Nam có sự đóng góp không nhỏ của nước Nga anh em. 55 năm trước, Liên Xô là một trong những nước đầu tiên trên thế giới công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, đặt nền móng cho tình hữu nghị bền chặt và quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước sau này.
    Lịch sử cho thấy mối quan hệ giữa Việt Nam với Liên Xô trước đây, và với Liên bang Nga ngày nay luôn nồng Êm, tin cậy, vượt qua mọi thử thách của thời gian và biến động của lịch sử. Khi hai nước thực hiện cải cách, cải tổ, chuyển đổi cơ chế kinh tế, nhất là sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga trong hầu hết các lĩnh vực đều bị chững lại và suy giảm đáng kể. Tuy nhiên, sự đổi mới kinh tế ở hai nước, đặc biệt từ khi Tổng thống Putin lên nắm quyền và sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, đã làm cho quan hệ giữa hai nước chuyển sang một thời kỳ mới, từng bước được phục hồi. Nền kinh tế Liên bang Nga thoát ra khỏi khủng hoảng và bắt đầu phát triển tương đối ổn định, bên cạnh đó, Việt Nam còng trở thành một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực và trên thế giới. Điều này đã tạo cơ sở vững chắc cho việc khôi phục và phát triển quan hệ hợp tác thương mại giữa hai nước trong giai đoạn hiện nay.
    Có thể khẳng định rằng, Liên Bang Nga vẫn là một thị trường rộng lớn có nhiều tiềm năng để Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất nhập khẩu, phát huy được các lợi thế so sánh của mình. Mặt khác, đây cũng là thị trường truyền thống của Việt Nam nên có nhiều thuận lợi hơn là khi xâm nhập vào các thị trường mới. Chính vì lẽ đó, nghiên cứu về kinh tế Liên bang Nga và nhìn nhận lại quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga cũng như xem xét triển vọng của nó trong tương lai, tìm ra các phương hướng, biện pháp nhằm tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ, đưa quan hệ thương mại Việt - Nga đi vào chiều sâu có hiệu quả hơn, tương xứng với tiềm năng to lớn của hai nước là một vấn đề hết sức thiết thực, có ý nghĩa cấp bách, mang tầm chiến lược lâu dài. Đây cũng là lý do em chọn đề tài “Phát triển quan hệ thương mại Việt - Nga sau khi Việt Nam gia nhập WTO”.
    2. Mục tiêu chính của đề tài
    - Tìm hiểu về tình hình phát triển kinh tế Liên bang Nga trong thời gian gần đây.
    - Đánh giá thực trạng quan hệ thương mại Việt - Nga trong thời gian qua.
    - Nhận định và đánh giá triển vọng phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga khi Việt Nam gia nhập WTO.
    3. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình phát triển kinh tế, xuất nhập khẩu, các chính sách thương mại của của Nga, đánh giá những thuận lợi, khó khăn, dự báo triển vọng phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước khi Việt Nam gia nhập WTO.
    Về thời gian nghiên cứu, đề tài tập trung vào quan hệ thương mại Việt – Nga trong giai đoạn 1991 – 2006, đặc biệt là giai đoạn 2000 - 2006 và những triển vọng phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước khi Việt Nam gia nhập WTO.
    4. Phương pháp nghiên cứu
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...