Luận Văn Phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây - Trung Quốc

Thảo luận trong 'Quan Hệ Quốc Tế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài.
    Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng gần gũi, có quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác phát triển lâu đời. Cả hai quốc gia đều có sự quan tâm đặc biệt đến việc tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại đáp ứng lợi ích của nhân dân hai nước. Quan hệ thương mại giữa hai nước nói chung, giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây nói riêng đã có sự phát triển đáng kể trong những năm qua.
    Vân Nam và Quảng Tây là hai tỉnh duy nhất của Trung Quốc tiếp giáp với Việt Nam. Hai tỉnh có tổng diện tích 630.000 km2 và tổng dân số là 94,13 triệu người. Đây là hai tỉnh biên giới và miền núi của nước bạn, có nhiều tiềm năng phát triển quan hệ hợp tác thương mại với Việt Nam. Giữa Việt Nam và hai tỉnh có nhiều nét tương đồng về văn hoá, có điều kiện bổ sung cho nhau về kinh tế, có hệ thống giao thông thuận lợi, “núi liền núi, sông liền sông”, gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường biển và đường hàng không. Chính vì vậy, có thể nói rằng đây là thị trường đầy tiềm năng của Việt Nam, là cửa ngõ để hàng hoá nước ta thâm nhập sâu hơn vào thị trường rộng lớn của Trung Quốc.
    Việt Nam có thể và cần phải khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh của mình để phát triển mạnh quan hệ hợp tác thương mại với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây – Trung Quốc một bộ phận quan trọng của quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc. Hai tỉnh của Trung Quốc có nhu cầu lớn nhập khẩu hàng thuỷ sản, nông sản nhiệt đới, sản phẩm cây công nghiệp (mủ cao su), khoáng sản và nhiều nguồn nguyên liệu khác cho công nghiệp, đó là những hàng hoá Việt Nam có nhiều lợi thế. Đặc biệt tỉnh Vân Nam có nhu cầu thường xuyên vận chuyển một khối lượng lớn hàng quá cảnh qua cảng biển Việt Nam để đi quốc tế.
    Hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây lại có thế mạnh phát triển công nghiệp thuỷ điện, công nghiệp khai thác quặng và chế tạo gang thép, công nghiệp hoá chất, tiểu thủ công nghiệp,v.v Sản phẩm của các ngành này là những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Trung Quốc. Ngoài ra, thúc đẩy phát triển quan hệ thương mại với hai tỉnh, chúng ta có thể phát triển thương mại với miền Tây và Tây Nam của Trung Quốc - thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam. Miền Tây Trung Quốc phần lớn là khu vực miền núi, biên giới, là vùng kinh tế có trình độ phát triển tương đối thấp tạo ra cơ hội lớn cho chúng ta mở rộng thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, thông qua phát triển quan hệ hợp tác thương mại với hai tỉnh, Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sang các tỉnh và thành phố khác nằm sâu trong nội địa của Trung Quốc, đồng thời nhập khẩu được các mặt hàng thiết yếu cho nền kinh tế từ các khu vực phát triển của quốc gia này.
    Cùng với việc phát triển thương mại hàng hoá, Việt Nam cần đẩy mạnh phát triển thương mại dịch vụ và hợp tác đầu tư với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây nói riêng, miền Tây và Trung Quốc nói chung. Tài nguyên du lịch của Việt Nam và của hai tỉnh nước bạn cũng rất phong phú và đa dạng, thêm vào đó nước ta được coi là cửa ngõ để Trung Quốc vào ASEAN và ASEAN vào Trung Quốc. Những yếu tố này tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại dịch vụ giữa hai bên phát triển mạnh, vững chắc. Hai bên có tiềm năng và thế mạnh phát triển các ngành công nghiệp khác nhau, nên rất thuận lợi trong hợp tác đầu tư.
    Trên thực tế, quan hệ thương mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây- Trung Quốc nói riêng và quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc nói chung phát triển không tương xứng với tiềm năng hai nước. Đặc biệt là Việt Nam nhập siêu quá lớn từ thị trường Trung Quốc nói chung và từ thị trường hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây nói riêng. Việt Nam không có quy chế ràng buộc đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Còn phía Trung Quốc thường đề ra và thay đổi liên tục những quy định về kiểm dịch, về mức phí nhập cảnh , khiến doanh nghiệp của ta nhiều phen điêu đứng, nhất là những nhà buôn hoa quả, thủy sản tươi, mủ cao su. Hơn nữa, theo Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN-Trung Quốc, Việt Nam sẽ phải mở cửa thị trường cho hàng hóa Trung Quốc với thuế suất 0% trong 10 năm (kể từ năm 2005). Ngược lại, Trung Quốc sẽ mở cửa cho hàng hóa Việt Nam trong 5 năm (từ 2005-2010). Tuy nhiên, cả hai nước đều có những mặt hàng trong danh mục nhạy cảm không thuộc diện phải giảm thuế hoặc nếu giảm thì sẽ đạt mức 0% sau hàng hóa thông thường (sau năm 2010 với Trung Quốc và sau 2015 với Việt Nam) Đặc biệt từ 01/01/2010, Hiệp định khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN có hiệu lực, hai bên sẽ cùng giảm thuế đối với hàng của nhau, chắc chắn là hàng Trung Quốc có lợi, bởi sức cạnh tranh cao hơn hẳn hàng Việt Nam, sẽ nhanh chóng lợi dụng sự ưu đãi thuế quan để đổ vào Việt Nam.
    Xuất phát từ những lý do nêu trên, việc thực hiện đề tài “Phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây - Trung Quốc” là hết sức cần thiết.
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
    - Mục tiêu nghiên cứu: nghiên cứu mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây - Trung Quốc từ đó đề ra giải pháp để phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây - Trung Quốc.
    - Nhiệm vụ nghiên cứu:
    + Làm rõ cơ sở khoa học của việc phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây bao gồm: đặc điểm của hai thị trường Vân Nam và Quảng Tây, các yếu tố tác động đến quan hệ thương mại giữa Việt Nam và hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây, cũng như chỉ ra lợi ích của Việt Nam trong việc phát triển mối quan hệ này.
    + Đánh giá thực trạng quan hệ thương mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây - Trung Quốc và dự báo đến năm 2015.
    + Đề xuất quan điểm và một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây - Trung Quốc.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
    - Đối tượng nghiên cứu: Quan hệ thương mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây - Trung Quốc.
    - Phạm vi nghiên cứu:
    + Về nội dung: Nghiên cứu quan hệ thương mại hàng hoá giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây - Trung Quốc
    + Về thời gian: Đánh giá quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây – Trung Quốc từ năm 2006 -2009 và triển vọng phát triển đến năm 2015.
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    Bài viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
    - Phân tích, so sánh, tổng hợp.
    - Đối với thông tin thứ cấp, đề tài sẽ dựa trên các nghiên cứu trước đây, các báo cáo, số liệu thống kê của Việt Nam.
    - Thu thập và xử lý tài liệu, số liệu về thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây - Trung Quốc.
    5. Nội dung, bố cục của khóa luận
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận được chia làm 3 chương:
    Chương I: Cơ sở khoa học cho sự phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây - Trung Quốc.
    Chương II: Thực trạng quan hệ thương mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây- Trung Quốc.
    Chương III: Giải pháp thúc đẩy phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây- Trung Quốc.
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CHO SỰ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VỚI HAI TỈNH VÂN NAM VÀ QUẢNG TÂY - TRUNG QUỐC 6
    I. Giới thiệu chung về hai thị trường. 6
    1. Thị trường Vân Nam. 6
    2. Thị trường Quảng Tây. 9
    II. Các yếu tố chủ yếu tác động đến quan hệ thương mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây - Trung Quốc. 11
    1. Vị trí địa lý. 11
    2. Hạ tầng cơ sở giao thông. 12
    3. Nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng. 14
    4. Cơ sở pháp lý điều chỉnh quan hệ thương mại giữa hai bên. 16
    III. Lợi ích Việt Nam có được từ phát triển quan hệ thương mại với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây 22
    1. Củng cố và mở rộng thị trường. 22
    2. Thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. 24
    3. Phát triển kinh tế - xã hội 25
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VỚI HAI TỈNH VÂN NAM VÀ QUẢNG TÂY-TRUNG QUỐC. 29
    I. Khái quát chung về sự phát triển thương mại giữa Việt Nam và hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây - Trung Quốc. 29
    II. Thương mại hàng hoá giữa Việt Nam và tỉnh Vân Nam. 35
    III. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và tỉnh Quảng Tây. 40
    IV. Đánh giá chung về quan hệ thương mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây. 45
    1. Những thành tựu đạt được. 45
    2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân. 48
    CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VỚI HAI TỈNH VÂN NAM VÀ QUẢNG TÂY- TRUNG QUỐC. 55
    I. Quan điểm phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây 55
    1. Phát triển thương mại hai bên phù hợp với chiến lược phát triển thương mại tổng thể giữa hai nước. 55
    2. Phát triển thương mại hai bên trên cơ sở khai thác lợi thế và những ưu đãi trong hợp tác. 57
    3. Phát triển thương mại hai bên nhằm phát triển kinh tế-xã hội vùng núi phía Bắc, giảm bớt khoảng cách phát triển với các khu vực khác. 59
    4. Phát triển thương mại hai bên theo hướng tiếp tục hoạt động buôn bán qua biên giới và đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu chính ngạch. 60
    II. Dự báo một số chỉ tiêu chủ yếu trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây – Trung Quốc. 61
    III. Những giải pháp chủ yếu thúc đẩy phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây. 64
    1. Giải pháp về phía Nhà nước:. 64
    2. Giải pháp về phía doanh nghiệp. 78
    KẾT LUẬN 85
    TÀI LIỆU THAM KHẢO. 86
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 87
    DANH MỤC BẢNG BIỂU 89
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...