Luận Văn Phát triển nuôi sinh khối tảo Spirulina platensis trong phòng thí nghiệm

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Nhu Ely, 13/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 7
    1.1.Giới thiệu . 7
    1.2. Mục tiêu đề tài . 8
    1.3. Nội dung đề tài 8
    1.4. Thời gian thực hiện đề tài 8

    Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 9

    2.1. Đặc điểm sinh học của tảo Spirulina platensis 9
    2.4. Các yếu tố môi trường trong bể nuôi tảo 10
    2.2. Các phương pháp nuôi tảo . 14
    2.5. Một số ứng dụng của tảo Spirulina . 15

    Phần 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18

    3.1. Vật liệu nghiên cứu 18
    3.2. Phương pháp nghiên cứu: 19
    3.2.1. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của mật độ nuôi cấy ban đầu lên sự phát triển của
    tảo Spirulina platensis. . 19
    3.2.2. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của tỷ lệ thu sinh khối lên sự phát triển của tảo
    Spirulina platensis . 19
    3.3. Phương pháp thu thập, tính toán và xử lý số liệu : 20

    Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN. 22

    4.1. Thí nghiệm 1 : Ảnh hưởng của mật độ nuôi cấy ban đầu lên sự phát triển của tảo
    Spirulina platensis. . 22
    4.1.1Các yếu tố môi trường : . 22
    4.1.2 Sự phát triển của quần thể tảo 28
    4.2. Thí nghiệm 2 : Ảnh hưởng của tỷ lệ thu sinh khối tảo lên sự phát triển của tảo
    Spirulina platensis. . 30
    4.2.1 Các yếu tố môi trường 30
    4.2.2 Sự phát triển của quần thể tảo ở TN2 . 35

    Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 39

    Kết luận 39
    Đề xuất . 39
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 40


    1 ĐẶT VẤN ĐỀ


    Spirulina platensis là một loại vi tảo có dạng xoắn, màu xanh lam. Tảo sống và phát triển mạnh trong môi trường giàu bicarbonat và độ kiềm cao ( độ pH từ 8,5 – 11). Tảo được xem là nguồn dinh dưỡng số một của thiên nhiên với đủ các thành phần thiết yếu như Protein, Lipid, Glucid cùng nhiều loại khoáng, vitamin và nhiều loại acid amin không thể thay thế là: Lysine, Metionin, Penylalalin, Triptophan rất quan trọng cho trẻ đặt biệt là trẻ thiếu sữa mẹ. Ngoài ra, tảo còn chứa phong phú Vitamin B12, Beta-Caroten, Xanthophyll.Các nghiên cứu tiếp theo được tiến hành nhiều năm tại nhiều cơ sở nghiên cứu khoa học hàng đầu thế giới về y học và điều trị đã chứng minh rằng, tảo Spirulina platensis có những công dụng rất độc đáo như: Tăng cường sức khỏe toàn diện thông qua việc cung cấp đầy đủ cho cơ thể các Vitamin, khoáng chất và các Acid amin thiết yếu, ngăn chặn việc tích trọng lượng thừa trong cơ thể, giảm cảm giác đói nhưng vẫn cung cấp đủ cho cơ thể các chất cần thiết cho sự sống và phòng ngừa ung thư .Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới WHO, tảo Spirulina platensis có thể giúp con người phòng chống ít nhất là 70% các loại bệnh. Chính vì vậy, tảo Spirulina platensis đã được EC khuyến cáo, được WHO và các Bộ Y tế của nhiều quốc gia trên thế giới công nhận không chỉ là nguồn thực phẩm sạch mà còn là giải pháp cho phòng và điều trị bệnh của thế kỷ 21.

    Trong tự nhiên tảo là mắc xích quan trọng trong chuỗi thức ăn và là nguồn dinh dưỡng tốt nhất trong nuôi thủy sản. Do đó để phục vụ cho mục đích này, nhiều loài tảo đã được nghiên cứu để nuôi sinh khối trong đó có tảo Spirulina platensis. Nhiều nước trên thế giới đã nghiên cứu và nuôi sinh khối thành công như : Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ Trong đó Mỹ là nước dẫn đầu về khả năng sản xuất giống loài tảo này. Ở nước ta cho đến nay việc nuôi trồng còn mang tính nhỏ lẻ, chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng ngày càng tăng cao.

    Vì vậy, trước những giá trị mà tảo Spirulina platensis mang lại cũng như nhận thấy tình hình nuôi trồng trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng tảo ngày càng tăng của con người. Xuất phát từ thực tế trên đề tài “ Phát triển nuôi sinh khối tảo Spirulina platensis trong phòng thí nghiệm” được thực hiện.

    1.2. Mục tiêu đề tài

    Từ kết quả thí nghiệm có thể xác định mật độ ban đầu và tỷ lệ thu để để nuôi tảo Spirulina platensis nhằm phát triển tảo đại trà để làm thức ăn giàu dinh dưỡng cho con người, cho gia súc, gia cầm, sử dụng trong y học và ứng dụng cải thiện chất lượng nước môi trường ao nuôi thủy sản.

    1.3. Nội dung đề tài

    ã Ảnh hưởng của mật độ tảo bố trí ban đầu lên sự phát triển của tảo Spirulina platensis.
    ã Ảnh hưởng của tỷ lệ thu sinh khối tảo lên sự phát triển của tảo Spirulina platensis
     
Đang tải...