Thạc Sĩ Phát triển nuôi cá ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Phát triển nuôi cá ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương

    MỤC LỤC
    Lời cam ñoan
    Lời cảm ơn
    Mục lục
    Danh mục các chữ viết tắt
    Danh mục bảng
    Danh mục ñồ thị
    1. MỞ ðẦU
    1.1 Tính cấp thiết của ñề tài
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu
    1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
    1.4 Câu hỏi nghiên cứu
    2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ðỀ TÀI
    2.1 Một số vấn ñề lý luận cơ bản về phát triển nuôicá
    2.2 Vị trí, vai trò, ñặc ñiểm phát triển nuôi cá
    2.3 Nội dung, hình thức và một số yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng
    ñến phát triển nuôi cá
    2.4 Cơ sở thực tiễn
    3. ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    3.1 ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu
    3.2 Phương pháp nghiên cứu
    4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
    4.1 Thực trạng phát triển nuôi cá của huyện
    4.1.1 Tình hình sử dụng diện tích nuôi cá
    4.1.2 Tình hình năng suất và sản lượng
    4.2 Hiệu quả nuôi cá
    4.2.1 Hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường của nuôi cá
    4.2.2 Hiệu quả nuôi cá tại hộ
    4.2.3 So sánh, ñánh giá hiệu quả các mô hình nuôi cá
    4.3 Phân tích các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới pháttriển nuôi cá ở
    huyện
    4.3.1 Tình hình tổ chức và quản lý sản xuất nuôi cá
    4.3.2 Nhu cầu về vốn
    4.3.3 Hiểu biết về kỹ thuật nuôi cá
    4.3.4 ðiều kiện thu hoạch và thị trường tiêu thụ
    4.3.5 Cơ sở hạ tầng và hậu cần dịch vụ cho nuôi cá
    4.3.6 Công tác khuyến ngư
    4.3.7 Các yếu tố môi trường
    4.3.8 Một số chính sách ảnh hưởng tới sự phát triểnnuôi cá
    4.3.9 Mức tích luỹ của hộ gia ñình nuôi cá
    4.4 Tiềm năng, thuận lợi và khó khăn phát triển nuôi cá của huyện
    4.4.1 ðánh giá về tiềm năng phát triển nuôi cá
    4.4.2 Những lợi thế cho sự phát triển nuôi cá của huyện
    4.4.3 Những khó khăn cho sự phát triển của huyện
    4.5 Giải pháp phát triển nuôi cá của huyện Tứ Kỳ ñến 2015
    4.5.1 Quan ñiểm và phương hướng phát triển nuôi cá của huyện Tứ
    Kỳ
    4.5.2 Giải pháp phát triển ngành nuôi cá của huyện Tứ Kỳ ñến 2020
    5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    5.1 Kết luận
    5.2 Kiến nghị
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục

    1. MỞ ðẦU
    1.1 Tính cấp thiết của ñề tài
    Trong nền kinh tế thế giới hiện nay xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế
    ngày càng diễn ra mạnh mẽ, sâu rộng, ñòi hỏi mỗi ngành, mỗi lĩnh vực, mỗi
    quốc gia không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt ñộng của mình, phát huy lợi
    thế so sánh ñể tăng sức cạnh tranh trên thị trường.Nước ta là một nước nông
    nghiệp với hơn 70% dân số sống bằng nghề nông, vì vậy cần phải xác ñịnh
    nông nghiệp là một thế mạnh cần phải khai thác trong ñiều kiện hiện nay.
    Trong nông nghiệp thì ngành nuôi trồng thuỷ sản ñãvà ñang mang lại
    lợi ích kinh tế lớn và là một mặt hàng xuất khẩu cógiá trị cao. Phát triển nghề
    nuôi trồng thuỷ sản tạo ra công ăn việc làm và thu nhập ổn ñịnh cho người
    dân, góp phần chuyển ñổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp
    hoá, hiện ñại hoá. Vì vậy, nuôi cá ñược xem là một trong những ngành kinh tế
    mũi nhọn của huyện.
    Nuôi cá có thể nuôi bằng nhiều hình thức khác nhaunhư nuôi quảng
    canh, nuôi bán thâm canh và nuôi thâm canh. Trong các hình thức nuôi này
    thì nuôi thâm canh và bán thâm canh ñang ñược ñịa phương tìm cách phát
    triển vì nó mang lại hiệu quả kinh tế cao.
    Tứ Kỳ là một huyện thuần nông có diện tích ñất nông nghiệp là
    11.226,94 ha, trong ñó ñất nuôi trồng thuỷ sản là 1.336,3 ha chiếm 11,9 %
    diện tích ñất nông nghiệp của huyện; ñất sông suối và mặt nước chuyên dùng
    là 1.314,13 ha, do vậy Tứ Kỳ ñã trở thành nơi có lợi thế về nuôi cá của tỉnh
    Hải Dương. Những năm gần ñây, huyện ñã triển khai nhiều chương trình ñề
    án về nuôi cá năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, góp phần to lớn trong
    việc giải quyết việc làm, cải thiện ñời sống của người dân. Tuy nhiên nuôi cá
    của huyện chỉ mới phát triển trong những năm gần ñây khi mà phong trào
    chuyển ñổi ruộng cấy 1 vụ kém hiệu quả sang hình thức nuôi trồng hiệu quả
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
    2
    kinh tế diễn ra mạnh, do ñó người nuôi trồng chưa có nhiều kinh nghiệm, vốn
    ñầu tư, qui mô các cơ sở nuôi cá nhỏ, việc áp dụng các công nghệ mới trong
    nuôi cá còn nhiều bất cập, là những thách thức trước yêu cầu ñòi hỏi càng cao
    về chất lượng, an toàn vệ sinh của cá ñối với ngườitiêu dùng.
    Nuôi cá của huyện Tứ Kỳ ñang chuyển mình theo hướngsản xuất hàng
    hoá, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng caoñời sống của nhân dân.
    Tuy nhiên, phát triển nuôi cá của huyện gặp nhiều khó khăn như hệ thống
    thuỷ lợi chưa ñồng bộ, môi trường, vùng nước ở một số vùng nuôi chưa ñược
    ñảm bảo, ý thức phòng trừ dịch bệnh của người dân chưa mang tính cộng
    ñồng, do chạy theo lợi nhuận nên diện tích nuôi cá ngày càng ñược mở rộng
    bằng nhiều hình thức mang tính tự phát, như chuyển ñổi ñất nông nghiệp; tận
    dụng mặt nước kênh mương, ao hồ. Sự phát triển tới mức các yếu tố kỹ thuật,
    con giống, cơ sở hạ tầng, vốn sản xuất, kiểm soát dịch bệnh, chưa ñáp ứng
    kịp nên ñã có nhiều vùng thua lỗ, hệ sinh thái bị ñảo lộn, môi trường ô
    nhiễm
    ðể ñánh giá tình hình phát triển sản xuất, phân tích các yếu tố ảnh
    hưởng từ ñó có ñịnh hướng và giải pháp cho sự phát triển nuôi cá của huyện
    trong những năm tới khai thác các tiềm năng của ñịaphương góp phần nâng
    cao ñời sống người dân, thúc ñẩy kinh tế phát triểnchúng tôi tiến hành nghiên
    cứu ñể tài “Phát triển nuôi cá ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương”.
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu
    1.2.1 Mục tiêu chung
    Trên cơ sở ñánh giá thực trạng phát triển nuôi cá của huyện Tứ Kỳ tỉnh
    Hải Dương thời gian qua ñề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển nuôi cá
    của ñịa phương những năm tới.
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
    3
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể
    - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễnvề phát triển nuôi cá
    ở nước ta;
    - Phân tích thực trạng phát triển nuôi cá của huyện Tứ Kỳ giai ñoạn
    2008-2010;
    - Phân tích nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng ñến sự phát triển
    nuôi cá của ñịa phương;
    - ðề xuất một số biện pháp chủ yếu nhằm phát triểnnuôi cá của huyện
    Tứ Kỳ ñến năm 2015.
    1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
    1.3.1 ðối tượng nghiên cứu
    - Những vấn ñề lý luận và thực tiễn về phát triển nuôi cá.
    - Các hộ gia ñình nuôi cá, các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cho
    nuôi cá ở ñịa phương.
    1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
    - Về nội dung
    + Nghiên cứu lý luận và thực trạng phát triển nuôicá của huyện thời
    gian qua.
    + Nghiên cứu tiềm năng và các giải pháp ñể phát triển nuôi cá của
    huyện thời gian tới.
    - Về không gian: Tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.
    - Về thời gian:Tập trung nghiên cứu thực trạng trong 3 năm (2008-2010). Ngoài ra còn nghiên cứu ở một số thời ñiểm khác nhằm minh họa rõ
    hơn cho kết quả nghiên cứu.
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
    4
    1.4 Câu hỏi nghiên cứu
    Nghiên cứu này ñược tiến hành nhằm trả lời các câuhỏi sau ñây liên
    quan ñến nuôi cá ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương:
    1. Nuôi cá ở huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương thời gian qua phát triển như
    thế nào, gặp những khó khăn và trở ngại gì?
    2. Yếu tố nào ảnh hưởng lớn nhất ñến phát triển nuôi cá ở ñịa phương?
    3. Có những hình thức tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nào trong
    nuôi cá ở Tứ Kỳ? Ưu nhược ñiểm của các hình thức này trong thời gian qua?
    4. Những giải pháp nào cần ñề xuất nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ
    sản phẩm cá ở ñịa phương trong thời gian tới?
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
    5
    2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ðỀ TÀI
    2.1 Một số vấn ñề lý luận cơ bản về phát triển nuôicá
    2.1.1 Khái niệm tăng trưởng và phát triển kinh tế
    Tăng trưởng và phát triển là hai khái niệm ñược dùng trong kinh tế phát
    triển, ñôi khi ñược coi như nhau nhưng thực chất chúng có những nét khác
    nhau và có liên hệ chắt chẽ với nhau.
    2.1.1.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế
    Tăng trưởng ñược quan niệm là sự tăng thêm (hay gia tăng) về quy mô
    sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất ñịnh. ðó là kết quả của các
    hoạt ñộng sản xuất và dịch vụ của nền kinh tế tạo ra. Do vậy, ñể biểu thị sự
    tăng trưởng kinh tế, người ta dùng mức tăng thêm của tổng sản lượng nền
    kinh tế (tính toàn bộ hay tính bình quân theo ñầu người) của thời kỳ sau so
    với thời kỳ trước. ðó là mức tăng % hay tuyệt ñối hàng năm, hay bình quân
    trong một giai ñoạn. Sự tăng trưởng ñược so sánh theo các thời ñiểm liên tục
    trong một giai ñoan nhất ñịnh, sẽ cho ta khái niệm tốc ñộ tăng trưởng. ðó là
    sự tăng thêm sản lượng nhanh hay chậm so với thời ñiểm gốc ( Phan Thúc
    Huân, 2006 ).
    2.1.1.2 Khái niệm phát triển kinh tế
    Hiện nay, mọi quốc gia ñều phấn ñấu vì mục tiêu phát triển và trải qua
    thời gian, khái niệm về phát triển cũng ñã ñi ñến thống nhất. Phát triển
    kinh tế ñược hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặtcủa nền kinh tế trong
    một thời kỳ nhất ñịnh trong ñó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản
    lượng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội. ðó làsự tiến bộ thịnh vượng
    và cuộc sống tốt ñẹp hơn.
    Phát triển kinh tế là một khái niệm chung nhất về một sự chuyển
    biến của nền kinh tế, từ một trạng thái thấp nên một trạng thái cao hơn.
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
    6
    Do vậy không có tiêu chuẩn chung về sự phát triển. ðể nói nên trình ñộ
    phát triển cao, thấp khác nhau giữa các nền kinh tếtrong mỗi thời kỳ, các
    nhà kinh tế học phân quá trình ñó ra các nấc thang:kém phát triển, ñang
    phát triển và phát triển, .gắn với các nấc thang ñó là những giá trị nhất
    ñịnh, mà hiện tại chưa có cơ sở thống nhất hoàn toàn. Trong chiến lược
    phát triển kinh tế có thể nhấn mạnh vào tăng trưởngtức là tăng thu nhập,
    nhấn mạnh vào công bằng và bình ñẳng trong xã hội hoặc nhấn mạnh phát
    triển toàn diện, tức là vừa nhấn mạnh về số lượng vừa chú ý về chất lượng
    của sự phát triển. Tăng trưởng kinh tế phải gắn vớimục tiêu công bằng và
    sự tiến bộ xã hội. Trong thự tế phát triển kinh tế phải kết hợp hài hoà với
    phát triển kinh tế xã hội, tăng trưởng kinh tế phảihài hoà với công bằng
    và tiến bộ xã hội, ñời sống vật chất và ñời sống tinh thần của nhân dân.
    Tăng trưởng kinh tế là tiền ñề vật chất hỗ trợ cho việc thực hiện công
    bằng xã hội, ngược lại công bằng xã hội tạo ra ñộnglực vững chắc ñể
    thúc ñẩy kinh tế. Hiệu quả kinh tế phải gắn với hiệu quả xã hội thành hiệu
    quả kinh tế - xã hội. Nó là tiêu chuẩn quan trọng của sự phát triển nền
    kinh tế.
    Như vậy, phát triển kinh tế ñược xem như là quá trình biến ñổi cả về
    lượng và về chất, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của
    hai vấn ñề về kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia. Theo cách hiểu như vậy, phát
    triển là một quá trình lâu dài và do các nhân tố nội tại của nền kinh tế quyết
    ñịnh. Nội dung của phát triển kinh tế ñược khái quát theo ba tiêu thức:
    Một là, sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinhtế và mức gia tăng
    thu nhập bình quân trên một ñầu người. ðây là tiêu thức thể hiện quá trình
    biến ñổi về lượng của nền kinh tế, là ñiều kiện cầnñể nâng cao mức sống vật
    chất của một quốc gia và thực hiện những mục tiêu khác của phát triển.
    Hai là, sự biến ñổi theo ñúng xu thế của cơ cấu kinh tế. ðây là tiêu thức
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
    7
    phản ánh sự biến ñổi về chất của nền kinh tế một quốc gia. ðể phân biệt các
    giai ñoạn phát triển kinh tế hay so sánh trình ñộ phát triển kinh tế giữa các
    nước với nhau, người ta thường dựa vào dấu hiệu về dạng cơ cấu ngành kinh
    tế mà quốc gia ñạt ñược.
    Ba là, sự biến ñổi ngày càng tốt hơn trong các vấn ñề xã hội. Mục tiêu
    cuối cùng của sự phát triển kinh tế trong các quốc gia không phải là tăng
    trưởng hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà là việc xoá bỏ nghèo ñói, suy
    dinh dưỡng, sự tăng lên về tuổi thọ bình quân, khả năng tiếp cận các dịch
    vụ y tế, nước sạch, trình ñộ dân trí giáo dục của quảng ñại quần chúng
    nhân dân vv Hoàn thiện các tiêu chí trên là sự thay ñổi về chất xã hội
    của quá trình phát triển.
    2.1.2 Tăng trưởng và phát triển trong sản xuất nôngnghiệp
    Tăng trưởng nông nghiệp chỉ thể hiện rằng ở thời ñiểm nào ñó, nền
    nông nghiệp có nhiều ñầu ra so với giai ñoạn trước,chủ yếu phản ánh sự
    thay ñổi về kinh tế và tập trung nhiều về mặt lượng. Tăng trưởng nông
    nghiệp thường ñược ño bằng mức tăng thu nhập quốc dân trong nước của
    nông nghiệp, mức tăng về sản lượng và sản phẩm nôngnghiệp, số lượng
    diện tích, số ñầu con vật nuôi.
    Phát triển nông nghiệp thể hiện cả về lượng và về chất. Phát triển
    nông nghiệp không những bao hàm cả tăng trưởng mà còn phản ánh các
    thay ñổi cơ bản trong cơ cấu của nền nông nghiệp, sự thích ứng của nền
    nông nghiệp với hoàn cảnh mới, sự tham gia của người dân trong quản lý
    và sử dụng nguồn lực, sự phân bố của cải và tài nguyên giữa các nhóm
    dân cư trong nội bộ nông nghiệp và giữa nông nghiệpvới các ngành kinh
    tế. Phát triển nông nghiệp còn bao hàm cả kinh tế, xã hội, tổ chức thể chế
    và môi trường. Tăng trưởng là ñiều kiện cho sự pháttriển nông nghiệp.(
    ðỗ Kim Chung, 2009 ).

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. PGS.TS. ðỗ ðức Bình (chủ biên), 2005, Giáo trình kinh tế quốc tế, Nhà xuất
    bản lao ñộng xã hội.
    2. PGS.TS. Phan Thúc Huân, 2006, Kinh tế phát triển, Nhà xuất bản thống kê.
    3. GS.TS. Vũ Thị Ngọc Phùng, 2005, Giáo trình kinh tế phát triển, Nhà xuất
    bản lao ñộng xã hội.
    4. Nguyễn Viết Thông (chủ biên), 2005, Việt Nam chủ ñộng hội nhập kinh tế
    quốc tế, Ban tư tưởng văn hoá trung ương.
    5. Vũ ðình Thắng - Nguyễn Viết Trung (2005), giáo trình kinh tế thuỷ sản,
    NXB Lao ñộng – xã hội, Hà Nội.
    6. Nguyễn Văn Song – Vũ Thị Phương Thuỵ (2006), Giáo trình kinh tế tài
    nguyên môi trường, NXB nông nghiệp, Hà Nội.
    7. TS. Nguyễn Hồng Vinh (chỉ ñạo biên soạn), 2007, Việt Nam – WTO những
    cam kết liên quan ñến nông dân, nông nghiệp, nông thôn và doanh nghiệp,
    Nhà xuất bản chính trị Quốc gia.
    8. Vi Thanh Hải (2001), Thực trạng và một số giải phápnhằm phát triển ngành
    NTTS ở huyện Thanh Trì - Hà Nội, Luận văn tốt nghiệp, ðại Học Nông
    Nghiệp – Hà Nội.
    9. Vũ Thị Bích Hằng (2005), Hiệu quả kinh tế các loại hình nuôi trồng thuỷ sản
    ở Huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An, Luận văn thạc sỹ kinh tế, trường ñại học
    Nông Nghiệp - Hà Nội.
    10. Nguyễn Thị Hoàn (2004), ðánh giá thực trạng và tác ñộng của nuôi trồng
    thuỷ sản ven biển lên sinh kế kiếm sống của người dân xã Quỳnh Bảng –
    Huyện Quỳnh Lưu –tỉnh Nghệ AN, Báo cáo tốt nghiệp, ðại học Nông
    Nghiệp - Hà Nội.
    11. Nguyễn Tài Phúc (2004), Nghiên cứu phát triển nuôi trồng thuỷ sản vùng
    ñầm phà ven biển Thừa Thiên Huế, Luận án tiến sỹ, ðại học Nông Nghiệp -
    Hà Nội.
    12. Nguyễn Hồng Việt (2007), ðánh giá hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản của các hộ
    gia ñình ở xã Mai Phụ – huyện Thạch Hà - tỉnh Hà Tĩnh, Báo cáo tốt nghiệp
    ðại học Nông Nghiệp - Hà Nội.
    13. ðề án phát triển nuôi trồng thuỷ sản huyện Tứ Kỳ giai ñoạn 2001 – 2005.
    14. ðề án phát triển nuôi trồng thuỷ sản huyện Tứ Kỳ giai ñoạn 2006 – 2010.
    15. UBND huyện Tứ Kỳ (1999), Bổ sung ñiều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển
    kinh tế xã hội huyện Quỳnh Lưu thời kỳ 2001-2010.
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
    120
    16. UBND huyện Tứ Kỳ (2010), Báo cáo kết quả năm 2010, kế hoạch năm 2011
    ngành Thuỷ sản.
    17. UBND xã An Thanh, huyện Tứ Kỳ, Báo cáo tổng kết nuôi trồng thuỷ sản,
    2010.
    18.
    19. UBND xã Minh ðức, huyện Tứ Kỳ, Báo cáo tổng kết nuổi trồng thuỷ sản,
    2010.
    20. UBND xã Tân Kỳ, huyện Tứ Kỳ, Báo cáo tổng kết nuổi trồng thuỷ sản,
    2010.
    21. UBND xã Nguyên Giáp, huyện Tứ Kỳ, Báo cáo tổng kết nuôi trồng thuỷ sản,
    2010.
    22. UBND huyện Tứ Kỳ, Báo cáo tổng kết ñánh giá kết quảnuôi trồng thuỷ sản,
    2008, 2009, 2010.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...