Đồ Án Phát triển nông thôn

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Lời nói đầu

    I. Phát triển nông thôn thành tựu và thách thức

    II. Nguyên nhân và thực trạng yếu kém

    III. Giải pháp phát triển kinh tế nông thôn


    Lời nói đầu

    Việt Nam hiện nay vẫn còn là một nước sản xuất chủ yếu về nông nghiệp với trên 75% dân số cả nước sống tập trung ở các vùng nông thôn. Lao động nông nghiệp chiếm trên 80% lao động nông thôn và trên 70% lao động trong toàn xã hội.

    Trong nhiều năm qua, sản xuất nông nghiệp ở nông thôn chiếm từ 25 - 40% tổng sản phẩm trong nước và đạt trên 40% tổng giá trị giá trị xuất khẩu cho cả nước. Ở nông thôn có trên 50 dân tộc khác nhau sinh sống, phân bố trên nhiều địa bàn rộng lớn, có nhiều điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khác biệt

    Vì vậy phát triển nông nghiệp luôn là một yêu cầu cấp thiết của nước ta. Phát triển nông nghiệp trong thời kỳ hiện nay để hoà nhịp cùng đất nước phát triển trong thời kỳ hội nhập là yêu cầu cần thiết.

    I.Phát triển nông thôn thành tựu và thách thức.

    Thời gian qua, sự nghiệp phát triển nông thôn đạt được nhiều thắng lợi quan trọng, làm nền tảng vững chắc cho quá trình đổi mới và phát triển của đất nước:

    - Giải quyết căn bản an ninh lương thực, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng

    - Giảm tỷ lệ hộ nghèo, tăng thu nhập nông dân

    - Cải thiện rõ rệt điều kiện sinh họat nông thôn, cải thiện kết cấu hạ tầng

    - Phát huy dân chủ cơ sở.

    Những thắng lợi thời gian qua của sự nghiệp phát triển nông thôn bắt nguồn từ sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng, tạo việc làm ổn định và cải thiện rõ rệt thu nhập cho đa số cư dân nông thôn. Nhờ đó, chất lượng cuộc sống các mặt của nông dân và tình trạng nông thôn được cải thiện.

    Tuy nhiên, tăng trưởng sản xuất nông nghiệp trong thời gian qua (chủ yếu dựa trên tăng đầu tư lao động và tài nguyên tự nhiên) đã không còn tiếp tục thuận lợi. Diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, giá lao động và vật tư tăng làm giá thành sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng. Trong khi đó, những khó khăn vốn có trong nông thôn chậm được khắc phục, như cơ sở hạ tầng kém phát triển, dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống có chất lượng thấp, qui hoạch phát triển không đồng bộ, chính quyền ở cơ sở thiếu kinh phí và hạn chế năng lực, .càng làm cho việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn trở nên khó khăn, ngành nghề phi nông nghiệp tăng trưởng chậm, doanh nghiệp nông thôn ít. Tốc độ tăng trưởng nhanh của kinh tế đô thị và lĩnh vực công nghiệp chưa thực sự kết nối tốt với kinh tế, xã hội nông thôn một cách hài hòa. Trong khi nhiều việc làm mới tiếp tục thu hút số đông thanh niên nam giới ra khỏi nông thôn, đem lại nguồn thu nhập ngày càng tăng cho gia đình nông thôn thì cũng làm tăng mất cân đối về cân bằng cuộc sống gia đình, về chênh lệch nam nữ, tuổi tác trong xã hội nông thôn. Đất đai chuyển khỏi nông nghiệp với mức bồi hòan không thỏa đáng, tình trạng chất thải đô thị và công nghiệp đổ về nông thôn, . đang khiến cho khoảng cách giữa nông thôn và đô thị không chỉ là thu nhập mà còn là chất lượng sống, cơ hội hưởng lợi và thiệt thòi từ sự phát triển kinh tế

    Rõ ràng một chiến lược phát triển nông thôn dựa trên nền tảng của tăng trưởng sản xuất nông nghiệp đã không còn hợp lý trong hòan cảnh mới của quá trình phát triển đất nước.

    II. Nguyên nhân và thực trạng yếu kém

    1. Thiếu vốn sản xuất:

    Đây là nguyên nhân số 1. Khoảng 91,53% số hộ nghèo là thiếu vốn. Nông dân nghèo vốn thấp, làm không đủ ăn, thường xuyên phải đi làm thuê hoặc đi vay tư nhân để đảm bảo cuộc sống tối thiểu hàng ngày nên không có vốn để sản xuất, không được vay ngân hàng vì không có tài sản thế chấp.

    2. Không có kinh nghiệm làm ăn:

    Kinh nghiệm làm ăn và kỹ thuật sản xuất rất hạn chế. Khoảng 45,77% hộ thiếu kinh nghiệm làm ăn. Nguyên nhân là do họ thiếu kiến thức, kỹ thuật canh tác, áp dụng kỹ thuật không phù hợp với đất đai, cây trồng, vật nuôi; không có cơ hội học hỏi thêm kinh nghiệm, không được hổ trợ cần thiết và một phần là do hậu quả của một thời gian dài họ sống trong cơ chế bao cấp.

    3. Thiếu việc làm

    Đây là nguyên nhân phổ biến ở các tỉnh, người nghèo ngoài trồng trọt, họ không có vốn để phát triển chăn nuôi, làm ngành nghề. Thu nhập chỉ có 6,1% từ chăn nuôi, 5,4% từ ngành nghề.

    Trồng trọt thì không thâm canh, lao động dư thừa, chỉ chờ vào làm thuê.

    Trong ngành nghề thì thiếu tay nghề và trình độ học vấn thấp, rất ít có cơ hội tìm việc làm phi nông nghiệp, số ngày làm không nhiều, thu nhập thấp, công việc mang tính thời vụ cao, cạnh tranh quyết liệt.

    4. Đất canh tác ít:

    Bình quân hộ nghèo chỉ có 2771m2 đất nông nghiệp. Khoảng 61% hộ nghèo thiếu đất, ở khu vực có hợp tác xã thì có nhiều hộ không có khả năng thanh toán nợ cho hợp tác xã nên địa phương rút bớt ruộng đất đã giao cho họ, càng thiếu ruộng. Ngược lại, một số gia đình không có đủ khả năng thâm canh nên không dám nhận đủ ruộng được giao.

    5. Đông nhân khẩu, ít người làm:

    Bình quân hộ nghèo có 5,8 nhân khẩu, chỉ có 2,4 lao động. Ít người làm, đông người ăn, dẫn đến thu nhập thấp và đời sống gặp nhiều khó khăn.

    6. Trình độ học vấn ít:

    Không có cơ hội học hỏi thêm kiến thức và khó tiếp cận thông tin, tỷ lệ đến trường thấp vì gặp kó khăn về tài chính và chi phí cơ hội con em đến trường cao, tỷ lệ nghèo đói của những người chưa hoàn thành chương trình tiểu học là 40%.

    7. Hạ tầng nông thôn còn hạn chế

    Người nghèo chịu thiệt thòi do sống ở những vùng xa xôi hẻo lánh, giao thông không thuận tiện, vận chuyển sản phẩm đến chợ chi phí cao, bán tại đồng thì bị tư thương ép giá, giá nhu yếu phẩm lại cao, điện, đường, trường, trạm thưa và thiếu, thủy lợi, tưới tiêu thấp kém.


    III. Giải pháp phát triển kinh tế nông thôn

    -Phát triển nông nghiệp hàng hoá

    -Để phát triển nông nghiệp hàng hóa có hiệu quả và năng suất lao động cao, giải pháp không phải là xóa bỏ kinh tế hộ nông dân, phát triển trang trại mà là tổ chức hợp tác xã kiểu mới có chế biến và buôn bán chung để mở rộng quy mô sản xuất, thực hiện thương nghiệp công bằng. Hiện nay, đang thiếu một hệ thống dịch vụ trợ giúp cho nông dân xây dựng các hợp tác xã kiểu mới, theo từng ngành hàng, từ việc xây dựng các tổ hợp tác như là một trường học để tiến lên hợp tác xã.

    -Đây là biện pháp cơ bản để tiếp tục phát triển kinh tế gia đình nông dân bắt đầu từ nghị quyết X, chuyển hộ nông dân lên thành nông trại gia đình như ở các nước tiên tiến.

    -Trong quá trình này, ở nông thôn, nông dân sẽ trở thành doanh nhân nông nghiệp, các chủ nông trại gia đình, doanh nhân công nghiệp và dịch vụ nông thôn thúc đẩy việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, đảm bảo an ninh thực phẩm và hỗ trợ cho công nghiệp hóa.Việc chuyển nông dân ra thành thị và khu công nghiệp cần phải có một chương trình như chương trình kinh tế mới trước kia, có quy hoạch, có đào tạo trong một chương trình phát triển vốn con người, đừng để cho lớp người này trở thành vô sản lưu manh với việc phát triển tội phạm và ma túy.Quyền lợi của nông dân ít được bảo vệ vì thiếu sự hiện diện của nghiệp đoàn nông dân. Nông dân là bộ phận nhân dân yếu thế nhất, không có quyền mặc cả trên thị trường. Nông dân còn thiếu chủ quyền về đất đai, bị mất đất mà không có ai bênh vực.

    Việc nghe theo lời khuyên của các nước phát triển thị trường ruộng đất đã dẫn đến đầu cơ khiến giá bất động sản lên cao một cách giả tạo.

    Ngay ở các nước có sở hữu đất tư nhân, nhà nước vẫn kiểm soát việc sử dụng đất một cách chặt chẽ. Một chính sách ruộng đất đúng đắn cần thiết cho việc thúc đẩy việc chuyển lao động nông thôn ra thành thị, bảo vệ và phát triển đất nông nghiệp, hỗ trợ cho việc phát triển nông nghiệp và nông thôn.

    Nông dân ở nước ta thường là thụ động, chờ đợi sự hỗ trợ, thiếu tính năng động, trừ một số vùng đặc biệt có vốn xã hội cao. Có nhiều vùng nông dân rất năng động nhưng còn thiếu việc nghiên cứu các trường hợp năng động ấy để có thể chuyển giao tính năng động sang các vùng khác.

    ã Nông nghiệp mâu thuẫn với phát triển nông thôn

    Trong quá trình Đổi mới, khoảng cách giữa thành thị và nông thôn ngày càng xa nhau, do chưa có chiến lược Đổi mới có hiệu quả.

    Nông nghiệp mâu thuẫn với phát triển nông thôn. Các vùng phát triển nông nghiệp mạnh thì không chuyển đổi được cơ cấu kinh tế nông thôn, không tạo thêm được việc làm và không tăng được năng suất lao động, do đó không tăng nhanh đươc thu nhập của nông dân. Việc để nông dân đi tìm việc nơi khác, không có quy hoạch lao động đã dẫn đến nhiều vùng thiếu lao động và giá lao động tăng mạnh.Mức đóng góp của nông dân cao, họ ít được hưởng lợi về đầu tư cơ sở hạ tầng và cung cấp phúc lợi của Nhà nước.

    Từ các hộ nông dân đang xuất hiện nhiều doanh nghiệp nhỏ: Nông trại gia đình, doanh nghiệp nông nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ từ các làng nghề, nhưng các doanh nghiệp này không được các chương trình doanh nghiệp nhỏ và vừa hỗ trợ. Nông thôn còn thiếu các thể chế dựa vào cộng đồng như hợp tác xã và các tổ chức nghề nghiệp của nông dân để phụ trách việc cung cấp các dịch vụ công.

    Hiện nay còn thiếu một chiến lược chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, gắn liền với quá trình đô thị hóa. Muốn giảm khoảng cách giữa thành thị và nông thôn phải có một chiến lược đô thị hóa.

    ã Bảo hiểm nông nghiệp:

    Gần đây, quan niệm đô thị có ảnh hưởng lớn đến phát triển nông thôn. Chiến lược đô thị hóa tập trung dẫn đến việc thúc đẩy phát triển các siêu đô thị, hạn chế việc phát triển nông nghiệp và gây khó khăn cho việc nông thôn và nông nghiệp, đồng thời đầu tư cơ sở hạ tầng (chủ yếu về giao thông) quá tập trung vào đô thị. Do đó, muốn thúc đẩy phát triển nông thôn, phải xây dựng một hệ thống các đô thị vừa và nhỏ trên khắp đất nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...