Báo Cáo Phát triển nông thôn bằng phong trào nông thôn mới (saemaul undong) ở hàn quốc

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BẰNG PHONG TRÀO NÔNG THÔN MỚI (SAEMAUL UNDONG) Ở HÀN QUỐC
    ---------------------------------------------------------------------------
    Đặng Kim Sơn - Phan Sỹ Hiếu

    Phát triển nông thôn trong điều kiện khó phát triển nông nghiệp, thách thức của Hàn Quốc.

    Giống với nhiều nước ở khu vực Đông Á, ở Hàn Quốc đạo Khổng có ảnh hưởng rất sâu rộng trong lịch sử và truyền thống văn hoá. Bên cạnh nhiều ưu điểm, đạo Khổng có một số nhược điểm. Tôn trọng lễ nghĩa trong quan hệ đời sống gia đình, đề cao tôn ty trật tự trong xã hội, đạo Khổng không nhấn mạnh tinh thần đoàn kết cộng đồng trong các hoạt động sản xuất. Trong khi coi trọng học thuật và nhấn mạnh vai trò của lớp người đỗ đạt, Đạo Khổng ít đề cao vai trò của đại bộ phận nhân dân nghèo ở khu vực nông thôn đối với phát triển kinh tế - xã hội, nhất là coi nhẹ vị trí và vai trò người phụ nữ trong xã hội. Vì thế, nông dân thường tự ti với thân phận thấp kém của mình và không tin ở khả năng tự nâng cao đời sống. Họ chấp nhận cuộc sống thiếu thốn hiện tại, không tin tưởng vào tương lai và trông chờ vào sự bù đắp ở kiếp sau. Nếp nghĩ truyền thống của nông dân Hàn Quốc là không dám tìm tòi, chấp nhận thử thách, không dám thay đổi cuộc đời. Sự trì trệ trong suy nghĩ và tinh thần làm việc tạo thành lối mòn quen thuộc của một nền kinh tế lạc hậu qua nhiều thế kỷ và đã trở thành vật cản cho sự phát triển kinh tế Hàn Quốc trong giai đoạn công nghiệp hóa.
    Cũng như nhiều nước Châu Á khác (trừ Nhật Bản), triều đại phong kiến Triều Tiên tồn tại cho đến cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX hy vọng dùng chính sách đóng cửa tự cô lập để chống lại sự xâm nhập thô bạo của nền văn minh công nghiệp phương Tây. Nhưng sự yếu kém và bảo thủ của chế độ phong kiến đã biến Triều Tiên thành mảnh đất mầu mỡ cho các nước đế quốc đến xâm lược. Cuối năm 1910, Triều Tiên trở thành thuộc địa của Nhật Bản và bị đô hộ suốt 36 năm. Năm 1945, chiến tranh thế giới lần thứ II kết thúc, Triều Tiên khôi phục được độc lập nhưng lãnh thổ bị chia đôi thành hai miền với hai thể chế chính trị khác nhau. Chỉ 5 năm sau khi giành được độc lập, Triều Tiên lại lâm vào nội chiến. Cuộc chiến tranh ác liệt (1950 - 1953) đã phá huỷ những thành quả kinh tế của mấy năm xây dựng trước đó. Một triệu người bị thương vong, cơ sở hạ tầng bị phá hoại, ước tính trị giá gần 3 tỉ USD theo tỉ giá năm 1950. Di sản kinh tế gần như bị phá huỷ hoàn toàn, rừng bị chặt trắng.
    Chiến tranh chấm dứt, do tiết kiệm trong nước quá thấp, quỹ dành tái thiết chủ yếu của Hàn Quốc phải dựa vào trợ giúp của Mỹ. Trong thập kỷ 50, trung bình hàng năm Mỹ viện trợ nước này khoảng 200 triệu USD để nhập khẩu những nhu yếu phẩm như lúa mì, phân bón, bông, nhiên liệu và vật tư sản xuất hàng tiêu dùng.
    Chế độ thực dân và hậu quả chiến tranh góp phần làm nặng thêm tâm lý cam chịu của người dân. Nông dân quen sống trong cảnh nghèo nàn và an phận thủ thường. Họ cho rằng nghèo là số phận của mình, do kết quả lao động của ông cha họ để lại, do đất nước ít tài nguyên thiên nhiên, do thiên tai sâu bệnh, do hậu quả chiến tranh, do các nhà lãnh đạo đất nước thiếu năng lực . Nhìn chung, nông dân thiếu tinh thần tự chịu trách nhiệm về hoàn cảnh khó khăn của mình và thường ỷ lại và đổ tại cho những yếu tố bên ngoài.
    Hàn Quốc vào cuối thập kỷ 50 và đến tận những năm đầu thập kỷ 60, là một nước chậm phát triển. Từ năm 1953 đến 1962, mức tăng GDP bình quân hàng năm đạt khoảng 3,7%, tỉ lệ tăng dân số khoảng 3%. Thu nhập bình quân đầu người năm 1953 đạt khoảng 67 USD, đến năm 1962 tăng lên 87 USD. Nông nghiệp là hoạt động kinh tế chính của đất nước, với hơn hai phần ba dân số sống ở khu vực nông thôn nhưng điều kiện tự nhiên lại không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
    Hàn Quốc nghèo nàn về tài nguyên và kém thuận lợi về khí hậu cho sản xuất nông nghiệp. Phần lớn đất nước là đồi núi hiểm trở, chỉ có khoảng 22% tổng diện tích đất (khoảng hơn 2 triệu hécta) có thể canh tác, diện tích có tưới để trồng lúa chiếm 60% diện tích canh tác, còn lại trồng màu tưới nhờ mưa. Mùa đông lạnh kéo dài từ tháng 12 đến tháng 3. Hàng năm lượng nước trời rơi trung bình khoảng 1300 mm (kể cả tuyết) tập trung trong mùa mưa.
    Xét về tiềm năng công nghiệp thì tài nguyên tự nhiên về khoáng sản và năng lượng thua kém nhiều so với Bắc Triều tiên. Lợi thế thấp kém khiến ít nước ngoài muốn đầu tư trực tiếp vào Hàn Quốc. Trong tổng số vốn nước ngoài được đưa vào Hàn Quốc thập kỷ 60, đầu tư trực tiếp và liên doanh chỉ có 6,4%. Không có tích lũy trong nước, Hàn Quốc đã phải huy động từ nguồn vay nước ngoài. 94% vốn đầu tư là khoản vay của nhà nước và vay thương mại. Từ những năm 60 đến 70, Hàn Quốc đã tiếp nhận 2 tỷ USD tiền vốn vay nước ngoài một năm, trong đó chủ yếu 60% là vốn vay thương mại giành cho khu vực tư nhân, 28% là vốn vay nhà nước do Chính phủ vay để phát triển hạ tầng cơ sở.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...