Tiến Sĩ Phát triển nông nghiệp tỉnh quảng nam giai đoạn 2011-2020

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2012
    Đề tài: PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2011-2020
    Định dạng file word

    MỤC LỤC
    CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
    24

    1.1. NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
    1.1.1. Nông nghiệp và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
    1.1.2. Vai trò, vị trí của nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
    1.1.3. Quan niệm về phát triển nông nghiệp
    1.2. NỘI DUNG CỦA PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
    1.2.1. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp theo hướng hợp lý và
    hiện đại
    1.2.2. Khai thác hợp lý các vùng sinh thái nông nghiệp
    1.2.3. Phát triển chuyên môn hóa và tập trung hóa sản xuất nông nghiệp
    1.2.4. Phát triển tổ chức sản xuất và liên kết kinh tế trong nông nghiệp
    1.2.5. Phát triển nền nông nghiệp có trình độ thâm canh cao
    1.2.6. Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp đồng bộ và hiện

    đại

    1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP58

    1.3.1. Những nhân tố tự nhiên
    1.3.2. Những nhân tố kinh tế
    1.3.3. Những nhân tố xã hội và thể chế

    1.4. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC, VÙNG LÃNH THỔ, ĐỊA

    PHƯƠNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
    1.4.1. Kinh nghiệm của quốc tế
    1.4.2. Kinh nghiệm trong nước
    1.4.3. Những bài học kinh nghiệm được rút ra
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH

    QUẢNG NAM
    85

    2.1. NHỮNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA TỈNH QUẢNG

    NAM CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
    2.1.1. Điều kiện về tự nhiên
    2.1.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội

    2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH QUẢNG NAM
    94

    2.2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp
    2.2.2. Tình hình qui hoạch và khai thác các vùng sinh thái nông nghiệp
    2.2.3. Thực trạng về chuyên môn hóa và tập trung hóa trong nông nghiệp


    2.2.4. Tổ chức sản xuất và liên kết kinh tế trong nông nghiệp thời gian qua 116

    2.2.5. Tình hình thâm canh trong sản xuất nông nghiệp
    2.2.6. Thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp

    2.2.7. Kết quả và hiệu quả kinh tế - xã hội của nông nghiệp tỉnh Quảng Nam

    thời gian qua

    2.3. NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ, YẾU KÉM TRONG PHÁT

    TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NAM THỜI GIAN QUA
    2.3.1. Những nguyên nhân do điều kiện tự nhiên
    2.3.2. Những nguyên nhân do trình độ phát triển và sử dụng các nguồn lực
    trong sản xuất nông nghiệp
    2.3.3. Những nguyên nhân do công tác quản lý trong nông nghiệp
    2.4. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
    CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
    TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2011-2020

    3.1. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG

    NGHIỆP TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2011-2020
    3.1.1. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với nông nghiệp

    3.1.2. Quan điểm phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Nam những năm đến 159
    3.1.3. Định hướng chiến lược và mục tiêu phát triển nông nghiệp của tỉnh

    Quảng Nam giai đoạn 2011-2020

    3.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH

    QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2011-2020
    3.2.1. Giải pháp về chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp
    3.2.2. Khai thác tổng hợp các vùng sinh thái nông nghiệp

    3.2.3. Phát triển công nghiệp chế biến làm động lực thúc đẩy chuyên môn hóa,

    tập trung hóa
    3.2.4. Hoàn thiện các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp
    3.2.5. Tăng cường thâm canh trong nông nghiệp
    3.2.6. Mở rộng thị trường và phát triển các ngành hàng nông sản

    3.2.7. Đầu tư kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đồng bộ và hiện đại 209

    3.2.8. Đổi mới cơ chế, chính sách trong phát triển nông nghiệp
    KẾT LUẬN

    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN

    LUẬN ÁN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    CÁC PHỤ LỤC

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu
    Từ khi đổi mới đến nay, nền nông nghiệp Việt Nam đã hình thành hai xu
    hướng phát triển khá rõ nét; trong đó, xu hướng phát triển nông nghiệp dựa vào
    cung đóng vai trò chủ đạo, điển hình của xu hướng này là cả nước tập trung gia
    tăng sản lượng nhằm đảm bảo an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo. Từ khi
    hội nhập, nhất là sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), khi
    vấn đề an ninh lương thực quốc gia đã được đảm bảo, và nhu cầu của người tiêu
    dùng đã thay đổi nhanh chóng cả về cơ cấu lương thực thực phẩm và những kỳ
    vọng lớn hơn từ nông nghiệp không chỉ về việc cung ứng đủ lương thực, thực
    phẩm; mà còn cả vấn đề bảo vệ môi trường và ổn định xã hội tại nông thôn. Từ
    đó, cách tiếp cận theo phía cầu của phát triển nông nghiệp hình thành và phát
    triển, điển hình của cách tiếp cận này là sản xuất ra những nông sản đa dạng về
    chủng loại, chất lượng, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường, liên kết các đối
    tác trên chuỗi nông sản nhằm có thể đưa nông sản từ nơi sản xuất đến thị trường
    với chi phí thấp nhất.
    Sau 25 năm đổi mới, nền nông nghiệp tỉnh Quảng Nam nói riêng và Việt
    Nam nói chung vẫn được xem là còn lạc hậu, sản xuất nhỏ. Nhưng những đóng
    góp của nó trong việc đảm bảo an ninh lương thực, ổn định chính trị xã hội, góp
    phần phát triển kinh tế, đem về ngoại tệ cho quốc gia là đáng kể và Việt Nam
    đang được biết đến như một quốc gia có hạng trên thế giới về xuất khẩu nông
    sản. Ngoài ra, đã xuất hiện các mô hình sản xuất nông sản hàng hóa qui mô lớn
    và hình thành các mối liên kết kinh tế từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ nông
    sản. Không chỉ ở Quảng Nam mà cả nước đã hình thành nhiều trang trại sản xuất
    hàng hóa có liên kết chặt chẽ với các đối tác để đưa nông sản Việt Nam xuất
    khẩu đến nhiều quốc gia trên thế giới. Những mối liên kết kinh tế này đã làm
    cho sản xuất của người nông dân ngày càng gắn với nhu cầu của thị trường và
    nhờ đó làm tăng khả năng hội nhập của nông hộ nhỏ thông qua những mối liên
    kết kinh tế này.
    So với cả nước, nông nghiệp của tỉnh Quảng Nam có tốc độ tăng trưởng GDP
    chậm, chỉ đạt tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 1997-2010 là 2,45%, so với
    cả nước giai đoạn này là 3,80%. Ngành nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng cao,
    đến 21,2% so với nền kinh tế, và dân số nông thôn chiếm 81,2%. Bình quân đất
    nông nghiệp thấp, chỉ 0,41 ha/hộ (cả nước 0,63 ha/hộ), bị chia cắt bởi địa hình
    không bằng phẳng và chủ yếu là đất cát pha, độ phì nhiêu kém; thường xuyên bị
    bão, lũ, hạn hán và dịch bệnh; cơ sở hạ tầng lạc hậu, năng lực sản xuất của nông
    hộ về tài chính, kiến thức và các phương tiện sản xuất còn thấp kém; khoa học
    công nghệ ứng dụng vào sản xuất còn hạn chế. Ngoài thủy sản, hiện chưa có
    một ngành hàng nông sản nào phát triển và liên kết hiệu quả. Vì vậy, sản xuất
    nông nghiệp của Quảng Nam tăng trưởng thấp, phát triển thiếu bền vững và
    đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải trước sức ép của quá trình công
    nghiệp hóa, đô thị hóa, và mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Thu nhập, đời sống
    của đa số nông dân và dân cư nông thôn còn thấp.
    Trong khi đó nhu cầu về các loại nông sản phẩm phục vụ cho sản xuất và đời
    sống của mọi tầng lớp dân cư trên địa bàn không ngừng tăng, đặc biệt là giai
    đoạn 2011-2020 sắp tới. Và mục tiêu đến năm 2020, sẽ xây dựng Quảng Nam
    trở thành tỉnh công nghiệp. Trong đó, nông nghiệp chiếm tỷ trọng chỉ còn 10%
    và với 30% lao động làm nông nghiệp.
    Vì thế, việc nghiên cứu để tìm ra các giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả
    thi nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh là một đòi hỏi hết
    sức bức xúc. Xuất phát từ đó tác giả chọn vấn đề: “Phát triển nông nghiệp tỉnh
    Quảng Nam giai đoạn 2011-2020” làm đề tài nghiên cứu của luận án, với hy
    vọng rằng những nghiên cứu của luận án không chỉ đóng góp về mặt lý luận và
    thực tiễn của phát triển nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay mà còn góp phần
    xây dựng Quảng Nam trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020.
    2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
    Việt nam là đất nước nông nghiệp, nên phát triển nông nghiệp luôn là mối
    quan tâm của Đảng và Nhà nước, cũng là vấn đề được các nhà lý luận, các nhà
    kinh tế học, các nhà làm chính sách và các tổ chức tập trung nghiên cứu. Từ khi
    đổi mới đến khi Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu qua việc
    gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đã có nhiều nghị quyết của
    Đảng, Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn và nông dân; nhiều công trình
    nghiên cứu của các nhà khoa học ở trong và ngoài nước nghiên cứu về nông
    nghiệp.
    Nghị quyết quan trọng đầu tiên, đó là Nghị quyết của Bộ Chính trị số 10-
    NQ/TW về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, ngày 5/4/1988 [52] chính thức
    đổi mới nền nông nghiệp Việt Nam; thừa nhận hộ xã viên là đơn vị kinh tế tự
    chủ ở nông thôn, bỏ nghĩa vụ thu mua lương thực, thực phẩm theo giá thấp, thực
    hiện cơ chế một giá, lưu thông lượng thực tự do. Tiếp theo các Nghị quyết số
    05-NQ/TW của BCH TW Đảng khoá VII (1993) [54] về tiếp tục đổi mới và phát
    triển kinh tế - xã hội nông thôn, Nghị quyết số 06-NQ/TW (1998) [53] của Bộ
    Chính trị về phát triển nông nghiệp, nông thôn, và Nghị quyết số 03/NQ/CP
    (2000) [56] của Chính phủ về phát triển kinh tế trang trại. Trong giai đoạn này,
    để phù hợp với quá trình đổi mới nền kinh tế, Quốc hội đã ban hành Luật đất đai
    năm 1993, sửa đổi năm 1998, 2001, 2003 và luật đất đai năm 2005 [40] nhằm
    giao quyền sử dụng đất đến các tổ chức và các hộ dân. Để hỗ trợ phát triển nông
    nghiệp, nông thôn và nâng cao mức sống của nông dân, Quốc hội ban hành Nghị
    quyết số 15/2003/QH11 (2003) [57] về việc miễn giảm thuế sử dụng đất nông
    nghiệp và việc miễn giảm này tiếp tục cho đến năm 2020. Sau khi gia nhập
    WTO, hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương số 26-NQ/TW (2008) [55]
    ban hành nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhằm phát triển nông
    nghiệp theo hướng hiện đại, xây dựng nông thôn mới và xây dựng lực lượng
    nông dân có tri thức, kỹ năng đủ năng lực hội nhập kinh tế quốc tế.
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    A. TIẾNG VIỆT
    1. PGS. TS. Nguyễn Văn Bích, Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau 20 năm
    đổi mới: Quá khứ và hiện tại (2007), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    2. Báo cáo điều chỉnh qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất tỉnh Quảng Nam đến
    năm 2010 (2006), Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Nam, Tam Kỳ.
    3. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2009 và nhiệm vụ kế hoạch năm
    2010, UBND tỉnh Quảng Nam, tháng 11/2009.
    4. Báo cáo của Sở NN và PTNT về Một số vấn đề về nông nghiệp, nông thôn,
    nông dân với UBND tỉnh Quảng Nam ngày 12/04/2008.
    5. Báo cáo của Sở NN và PTNT Quảng Nam về vấn đề cơ khí hóa nông nghiệp
    tại Quảng Nam, năm 2009.
    6. Báo cáo hội thảo “Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại tỉnh
    Quảng Nam”, ngày 25/01/2008.
    7. Báo cáo Khung qui hoạch quản lý rủi ro thiên tai tổng hợp tỉnh Quảng Nam,
    Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Nam, 2009, Tam Kỳ.
    8. Báo cáo Tổng kết hoạt động khuyến nông, khuyến ngư năm 2008 và định
    hướng khuyến nông, khuyến ngư năm 2009 của Trung Tâm Khuyến nông –
    Khuyến ngư Quốc gia, Hà Nội, 18/12/2008.

    9.
    Báo cáo thường niên ngành nông nghiệp: Nông nghiệp Việt Nam năm

    2008, triển vọng 2009 (2009), Trung tâm thông tin phát triển nông nghiệp
    nông thôn.
    10. Bộ Nông nghiệp và PTNT, Dự thảo chiến lược an ninh lương thực quốc gia,
    2008, Hà Nội.
    11. Báo cáo thường niên ngành hàng lúa gạo Việt Nam 2009 và triển vọng
    2010, Trung tâm Thông tin NNPTNT (AgroInfo), Hà Nội.
    12. Đinh Phùng Bảo, Đặc điểm khí hậu, thủy văn tỉnh Quảng Nam (2001), Đề
    tài nghiên cứu của Trung Tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn tỉnh Quảng Nam,
    Tam Kỳ.
    13. Nguyễn Cảnh, Hoàn thiện qui trình chính sách công nhằm xây dựng nông
    thôn mới ở Quảng Nam (2010), Đề tài nghiên cứu khoa học của Sở Khoa học
    và Công nghệ tỉnh Quảng Nam, Tam Kỳ.
    14. PGS. TS. Nguyễn Sinh Cúc, Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi
    mới (2003), Nxb Thống kê, Hà Nội.
    15. Nguyễn Tấn Cư, Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn tại Quảng Nam
    (2004), Đề tài nghiên cứu khoa học của Chi cục Bảo vệ Thực vật Quảng
    Nam, Tam Kỳ.
    16. Cục Thống kê Quảng Nam (2010) , Niên giám thống kê năm 2010, Tam Kỳ.
    17. Cục Thống kê Quảng Nam (2010) Kinh tế - xã hội Quảng Nam 10 năm
    2001-2010¸ Tam Kỳ.
    18. TS Huỳnh Văn Chương, Ths. Phạm Hữu Tỵ, Điều chỉnh chính sách đất đai
    để xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững nông thôn (2008), Khoa Tài
    nguyên đất và Môi trường Nông nghiệp, ĐH Nông Lâm Huế, Tài liệu hội
    thảo: Trao đổi giữa các nhà hoạch định chính sách và cán bộ nghiên cứu và
    phát triển về Nông nghiệp –Nông thôn – Nông dân, TP Huế, 12-2008.
    19. PGS. TS. Đỗ Cảnh Dương, Điều tra đánh giá đất vùng gò đồi các huyện
    đồng bằng, trung du tỉnh Quảng Nam phục vụ qui hoạch phát triển nông
    nghiệp bền vững (2006), Đề tài nghiên cứu khoa học của Trường ĐH Mỏ -
    Địa chất, Tam Kỳ.
    20. Nguyễn Tiến Dũng, Đổi mới và hoàn thiện một số chính sách thúc đẩy
    chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam (2003), luận án tiến sĩ, Trường ĐH
    Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
    21. Bùi Huy Đáp, Nguyễn Điền, Nông nghiệp Việt Nam: Từ cội nguồn đến đổi
    mới (1996), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    22. Đề án bảo tồn làng nghề Quảng Nam giai đoạn 2008-2015 và định hướng
    đến 2020 (2008), Sở Công Thương Quảng Nam, Tam Kỳ.
    23. Đề án phát triển Quảng Nam thành tỉnh công nghiệp theo hướng tăng mạnh
    sản xuất công nghiệp và dịch vụ (2003), UBND tỉnh Quảng Nam, Tam Kỳ.
    24. PGS. TS Phạm Vân Đình, TS. Đỗ Kim Chung, Kinh tế nông nghiệp (1997),
    Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
    25. Ngô Văn Đồng, Xác định một số giống lúa cạn có năng suất cao và các mô
    hình canh tác lúa cạn có hiệu quả ở vùng núi Quảng Nam (2007), Đề tài
    ngiên cứu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam, Tam
    Kỳ.
    26. PGS. TS. Võ Văn Đức (chủ biên), Huy động và sử dụng các nguồn lực chủ
    yếu nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam (2009), Nxb Chính trị
    Quốc gia, Hà Nội.
    27. Phạm Nguyễn Thu Giang, Hoàn thiện các chính sách nhằm hỗ trợ chuyển
    đổi nghề nghiệp cho các hộ dân thuộc diện giải tỏa đền bù tại huyện Điện
    Bàn, Quảng Nam (2009), Đề tài nghiên cứu khoa học, Đà Nẵng.
    28. TS Thái Thanh Hà, Chuỗi giá trị song mây tỉnh Quảng Nam (2006), GTZ và
    SME Development, Hà Nội.
    29. GS. TS. Hoàng Ngọc Hòa, Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá
    trình đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta (2008), Nxb Chính
    trị Quốc gia, Ha Nội.
    30. TS Vũ Ngọc Hoàng, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Quảng Nam, Tạp chí
    Cộng sản số 54/2004.
    31. TS Vũ Ngọc Hoàng “Chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp Quảng Nam” (1995),
    Luận án tiến sĩ, Hà Nội.
    32. Học viện chính trị Quốc gia HCM, Giáo trình kinh tế phát triển, Nxb Lý
    luận chính trị, Hà Nội, 2004.
    33. Đào Bá Hoàn, Xây dựng các mô hình VAC phù hợp với từng vùng sinh thái
    ở tỉnh Quảng Nam (2004), đề tài nghiên cứu khoa học của Sở Khoa học và
    Công nghệ tỉnh Quảng Nam, Tam Kỳ.
    34. TS. Đinh phi Hổ, TS. Lê Ngọc Uyển, Kinh tế phát triển: Lý thuyết và thực
    tiến (2006), Nxb Thống kê, TP HCM.
    35. Lâm Quang Huyên, Kinh tế nông hộ và kinh tế hợp tác trong nông nghiệp,
    Nxb Khoa học Xã hội, TP HCM, 1995.
    36.PGS TS Vũ Trọng Khải, Tích tụ ruộng đất – Trang trại và nông dân, Tạp
    chí Nghiên cứu kinh tế số 365, tháng 10/2008.
    37. PGS. TS. Phan Văn Khôi, Giáo trình phân tích chính sách nông nghiệp,
    nông thôn (2007), Nxb ĐH kinh tế quốc dân, Hà Nội.
    38. TS Phạm Ngọc Linh, TS Nguyễn Thị Kim Dung, Giáo trình kinh tế phát
    triển (2008), Nxb ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
    39. Võ Lượng, Xây dựng mô hình kinh tế hộ gia đình trên cơ sở sử dụng có hiệu
    quả đất nông - lâm nghiệp tại huyện miền núi Tiên Phước tỉnh Quảng Nam
    (1999), đề tài nghiên cứu khoa học của Trung tâm Khuyến nông – Khuyến
    lâm Quảng Nam, Tam Kỳ.
    40. Luật đất đai năm 1993, sửa đổi năm 1998, 2001, 2003 và luật đất đai năm
    2005.
    41. Luật bảo vệ và phát triển rừng, Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 6, ngày
    03/12/2004.
    42. Luật Khoa học và Công nghệ, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
    Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 7, ngày 09 tháng 6 năm 2000.
    43. Luật hợp tác xã, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa
    XI, kỳ họp thứ 4, ngày 10 tháng 12 năm 2003.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...