Tiến Sĩ Phát triển nông nghiệp tỉnh quảng nam giai đoạn 2011 - 2020

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 15/4/13.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu
    Từ khi đổi mới đến nay, nền nông nghiệp Việt Nam đã hình thành hai xu hướng phát triển khá rõ nét; trong đó, xu hướng phát triển nông nghiệp dựa vào cung đóng vai trò chủ đạo, điển hình của xu hướng này là cả nước tập trung gia tăng sản lượng nhằm đảm bảo an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo. Từ khi hội nhập, nhất là sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), khi vấn đề an ninh lương thực quốc gia đã được đảm bảo, và nhu cầu của người tiêu dùng đã thay đổi nhanh chóng cả về cơ cấu lương thực thực phẩm và những kỳ vọng lớn hơn từ nông nghiệp không chỉ về việc cung ứng đủ lương thực, thực phẩm; mà còn cả vấn đề bảo vệ môi trường và ổn định xã hội tại nông thôn. Từ đó, cách tiếp cận theo phía cầu của phát triển nông nghiệp hình thành và phát triển, điển hình của cách tiếp cận này là sản xuất ra những nông sản đa dạng về chủng loại, chất lượng, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường, liên kết các đối tác trên chuỗi nông sản nhằm có thể đưa nông sản từ nơi sản xuất đến thị trường với chi phí thấp nhất.
    Sau 25 năm đổi mới, nền nông nghiệp tỉnh Quảng Nam nói riêng và Việt Nam nói chung vẫn được xem là còn lạc hậu, sản xuất nhỏ. Nhưng những đóng góp của nó trong việc đảm bảo an ninh lương thực, ổn định chính trị xã hội, góp phần phát triển kinh tế, đem về ngoại tệ cho quốc gia là đáng kể và Việt Nam đang được biết đến như một quốc gia có hạng trên thế giới về xuất khẩu nông sản. Ngoài ra, đã xuất hiện các mô hình sản xuất nông sản hàng hóa qui mô lớn và hình thành các mối liên kết kinh tế từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ nông sản. Không chỉ ở Quảng Nam mà cả nước đã hình thành nhiều trang trại sản xuất hàng hóa có liên kết chặt chẽ với các đối tác để đưa nông sản Việt Nam xuất khẩu đến nhiều quốc gia trên thế giới. Những mối liên kết kinh tế này đã làm cho sản xuất của người nông dân ngày càng gắn với nhu cầu của thị trường và
    10
    nhờ đó làm tăng khả năng hội nhập của nông hộ nhỏ thông qua những mối liên kết kinh tế này.
    So với cả nước, nông nghiệp của tỉnh Quảng Nam có tốc độ tăng trưởng GDP chậm, chỉ đạt tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 1997-2010 là 2,45%, so với cả nước giai đoạn này là 3,80%. Ngành nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng cao, đến 21,2% so với nền kinh tế, và dân số nông thôn chiếm 81,2%. Bình quân đất nông nghiệp thấp, chỉ 0,41 ha/hộ (cả nước 0,63 ha/hộ), bị chia cắt bởi địa hình không bằng phẳng và chủ yếu là đất cát pha, độ phì nhiêu kém; thường xuyên bị bão, lũ, hạn hán và dịch bệnh; cơ sở hạ tầng lạc hậu, năng lực sản xuất của nông hộ về tài chính, kiến thức và các phương tiện sản xuất còn thấp kém; khoa học công nghệ ứng dụng vào sản xuất còn hạn chế. Ngoài thủy sản, hiện chưa có một ngành hàng nông sản nào phát triển và liên kết hiệu quả. Vì vậy, sản xuất nông nghiệp của Quảng Nam tăng trưởng thấp, phát triển thiếu bền vững và đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải trước sức ép của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, và mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Thu nhập, đời sống của đa số nông dân và dân cư nông thôn còn thấp.
    Trong khi đó nhu cầu về các loại nông sản phẩm phục vụ cho sản xuất và đời sống của mọi tầng lớp dân cư trên địa bàn không ngừng tăng, đặc biệt là giai đoạn 2011-2020 sắp tới. Và mục tiêu đến năm 2020, sẽ xây dựng Quảng Nam trở thành tỉnh công nghiệp. Trong đó, nông nghiệp chiếm tỷ trọng chỉ còn 10% và với 30% lao động làm nông nghiệp.
    Vì thế, việc nghiên cứu để tìm ra các giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh là một đòi hỏi hết sức bức xúc. Xuất phát từ đó tác giả chọn vấn đề: “Phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2020” làm đề tài nghiên cứu của luận án, với hy vọng rằng những nghiên cứu của luận án không chỉ đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn của phát triển nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay mà còn góp phần xây dựng Quảng Nam trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020.

    MỤC LỤC
    CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 24
    1.1. NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG NGHIỆP 24
    1.1.1. Nông nghiệp và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp 24
    1.1.2. Vai trò, vị trí của nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội 29
    1.1.3. Quan niệm về phát triển nông nghiệp 31
    1.2. NỘI DUNG CỦA PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 43
    1.2.1. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp theo hướng hợp lý và hiện đại 43
    1.2.2. Khai thác hợp lý các vùng sinh thái nông nghiệp 45
    1.2.3. Phát triển chuyên môn hóa và tập trung hóa sản xuất nông nghiệp 47
    1.2.4. Phát triển tổ chức sản xuất và liên kết kinh tế trong nông nghiệp 49
    1.2.5. Phát triển nền nông nghiệp có trình độ thâm canh cao 53
    1.2.6. Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp đồng bộ và hiện đại 55
    1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNHHƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP58
    1.3.1. Những nhân tố tự nhiên 58
    1.3.2. Những nhân tố kinh tế 59
    1.3.3. Những nhân tố xã hội và thể chế 61
    1.4. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC, VÙNG LÃNH THỔ, ĐỊA PHƯƠNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 66
    1.4.1. Kinh nghiệm của quốc tế 66
    1.4.2. Kinh nghiệm trong nước 75
    1.4.3. Những bài học kinh nghiệm được rút ra 82
    2
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH
    QUẢNG NAM 85
    2.1. NHỮNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA TỈNH QUẢNG NAMCÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾNPHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 85
    2.1.1. Điều kiện về tự nhiên 85
    2.1.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội 90
    2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH QUẢNG NAM94
    2.2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp 94
    2.2.2. Tình hình qui hoạch và khai thác các vùng sinh thái nông nghiệp 105
    2.2.3. Thực trạng về chuyên môn hóa và tập trung hóa trong nông nghiệp 108
    2.2.4. Tổ chức sản xuất và liên kết kinh tế trong nông nghiệp thời gian qua 116
    2.2.5. Tình hình thâm canh trong sản xuất nông nghiệp 122
    2.2.6. Thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp 127
    2.2.7. Kết quả và hiệu quả kinh tế - xã hội của nông nghiệp tỉnh Quảng Nam thời gian qua 130
    2.3. NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ, YẾU KÉM TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NAMTHỜI GIAN QUA 138
    2.3.1. Những nguyên nhân do điều kiện tự nhiên 138
    2.3.2. Những nguyên nhân do trình độ phát triển và sử dụng các nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp 141
    2.3.3. Những nguyên nhân do công tác quản lý trong nông nghiệp 145
    2.4. KẾT QUẢ PHÂN TÍCHĐÁNHGIÁ THỰC TRẠNG 153
    CHƯƠNG 3:CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
    TỈNH QUẢNG NAMGIAI ĐOẠN 2011-2020 157
    3.1. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NAMGIAI ĐOẠN 2011-2020 157
    3
    3.1.1. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với nông nghiệp 157
    3.1.2. Quan điểm phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Nam những năm đến 159
    3.1.3. Định hướng chiến lược và mục tiêu phát triển nông nghiệp của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2020 163
    3.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NAMGIAI ĐOẠN 2011-2020 171
    3.2.1. Giải pháp về chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp 172
    3.2.2. Khai thác tổng hợp các vùng sinh thái nông nghiệp 179
    3.2.3. Phát triển công nghiệp chế biến làm động lực thúc đẩy chuyên môn hóa, tập trung hóa 184
    3.2.4. Hoàn thiện các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp 189
    3.2.5. Tăng cường thâm canh trong nông nghiệp 194
    3.2.6. Mở rộng thị trường và phát triển các ngành hàng nông sản 202
    3.2.7. Đầu tư kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đồng bộ và hiện đại 209
    3.2.8. Đổi mới cơ chế, chính sách trong phát triển nông nghiệp 212
    KẾT LUẬN 223
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬNÁN 226
    TÀI LIỆU THAMKHẢO 228
    CÁC PHỤ LỤC 229
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...